(Nguồn: www.blockchain.com)
Thời gian Số lượng ví Tốc độ tăng trưởng
03/2012 3.415 -/- 03/2013 163.619 4.691% 03/2014 1.443.948 783% 03/2015 3.177.707 120% 03/2016 6.648.664 109% 03/2017 12.800.919 93% 03/2018 23.946.365 87% 03/2019 34.538.449 44%
Người dùng có thể giao dịch Bitcoin trực tiếp từ người dùng khác, nhưng cách thức thuận tiện nhất là qua các sàn giao dịch online. Các sàn giao dịch này hoạt động trong thời gian thực và cho pháp trao đổi các loại tiền tệ truyền thống thành Bitcoin và ngược lại – kèm phí, hoặc trao đổi Bitcoin thành các đồng Cryptocurrency khác và ngược lại. Sau thị trường thương mại điện tử thanh tốn qua Bitcoin thì đây là kênh kết nối quan trọng nhất giữa hệ thống Bitcoin và nền kinh tế thực. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều sàn giao dịch Cryptocurrency nói chung và Bitcoin nói riêng. Tuy nhiên, các sàn giao dịch này không hoạt động trên quy định hợp pháp cụ thể nào và không thể đảm bảo được rủi ro cho những người tham gia chúng.
2.3.4. Các quan điểm đối với Bitcoin
Hiện nay có nhiều ý kiến trái ngược về triển vọng phát triển của Bitcoin. Những người lạc quan dự báo Bitcoin đang trở thành đồng tiền dự trữ cho một nền kinh tế tiền ảo rộng lớn hơn (tương tự như vai trò của đồng USD trong nền kinh tế thực). Sự phát triển của nền kinh tế trên góp phần đẩy giá Bitcoin lên cao hơn nữa và được chấp nhận rộng rãi hơn. Ngược lại, một số ý kiến cho rằng, do những đặc điểm như rủi ro và số lượng hạn chế, Bitcoin sẽ cịn tiếp tục bị nhiều nước cấm đốn và có thể tự biến mất trong vài thập kỷ nữa.
Quan điểm cho rằng Bitcoin khơng có giá trị thực: Nhiều người so sánh đồng tiền Bitcoin như “hội chứng hoa Tulip” do giá trị tài sản tách rời giá trị nội tại. Cụ
21
thể, vào thế kỷ 17 tại Hà Lan, thị trường phái sinh hình thành và phát triển, trong đó có một loại hàng hóa là các hợp đồng bn bán hoa Tulip. Loài hoa này được tầng lớp thượng lưu khi đó ưa chuộng và coi là mặt hàng xa xỉ. Từ năm 1636, giá loại hoa này lên rất cao do cầu vượt xa cung, với cơn sốt đỉnh điểm là năm 1637. Theo đó, một củ hoa Tulip có giá từ 3.000- 4.200 Florin (trong khi mức thu nhập của một thợ thủ công lành nghề chỉ là 300 Florin/năm). Vì vậy, hàng nghìn người thuộc nhiều tầng lớp trong xã hội đã tham gia đầu tư bởi vì ai cũng tin rằng giá loại “tài sản” này sẽ tiếp tục tăng lên. Tuy nhiên, từ tháng 2/1637, giá Tulip giảm chỉ cịn 1% so với trước đó vài ngày và tiếp tục giảm sau đó. Hậu quả là, lợi nhuận ảo trên các giấy tờ bị xóa sạch và nhiều người bị điêu đứng vì phá sản và nợ nần.
Quan điểm cho rằng Bitcoin có giá trị thực: Nhiều người lập luận rằng việc so sánh hoa Tulip và tiền Bitcoin là khập khiễng. Trong khi hoa Tulip là hàng xa xỉ thì tiền Bitcoin có thể giải quyết rất nhiều bất tiện trong hệ thống tài chính mà khơng có một đồng tiền thật nào có thể làm được. Người nắm giữ các đồng Bitcoin có thể tránh được: rủi ro về lạm phát (đối với các đồng tiền có tổng cung cố định); rào cản của giao dịch xuyên biên giới; thủ tục về thuế… Trong những nền kinh tế với chính sách tiền tệ nới lỏng thì tiền Bitcoin là công cụ rất hữu hiệu.
Khi nhìn nhận hai luồng quan điểm trên, hãng tin Bloomberg cho rằng Bitcoin có thể sụp đổ như Hội chứng hoa Tulip (do vấn đề giá trị nội tại, kỹ thuật cơng nghệ hay quyết định pháp lí…) nhưng các ưu điểm và di sản mà các đồng Bitcoin để lại sẽ không biến mất. Cho tới nay, nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Singapore, Anh, Nga, Ấn Độ, Thụy Điển, Nhật… cũng nghiên cứu công nghệ Blockchain để ứng dụng các tiện ích của cơng nghệ này và tạo ra đồng tiền Kỹ thuật số để sử dụng trong nước.
Theo Florian và cộng sự(2014), các nhà chức trách như Sở Thuế Vụ Hoa kỳ (IRS) và Mạng thực thi tội phạm tài chính (FINCEN) thừa nhận Bitcoin là tiền ảo bởi vì chức năng của nó nhưng phân biệt nó với tiền tệ “thực” do thiếu trạng thái hợp pháp ở bất kỳ quốc gia nào. Đồng thời, Cơ quan Ngân hàng Châu Âu (EBA) và Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) cũng áp dụng thuật ngữ tiền ảo đối với Bitcoin.
22
Kristoufek (2014) lập luận rằng Bitcoin đại diện cho một tài sản duy nhất, sở hữu tài sản của cả một tài sản tài chính tiêu chuẩn và một tài sản đầu cơ. Mặt khác, Popper (2015) coi Bitcoin là vàng kỹ thuật số và Bouri và cộng sự (2017) nêu bật một số đặc điểm có giá trị của Bitcoin như một khoản đầu tư. Yermack (2013) lập luận rằng Bitcoin khơng có giá trị nội tại nhưng hoạt động giống như đầu tư đầu cơ hơn một loại tiền tệ vì vốn hóa thị trường của nó cao so với các giao dịch kinh tế mà nó tạo ra. Glaser và cộng sự (2014) thấy rằng hầu hết sự quan tâm đến Bitcoin là do khía cạnh 'tài sản' của nó chứ khơng phải khía cạnh tiền tệ của nó. Hanley (2013) cũng chỉ ra rằng Bitcoin khơng có giá trị cơ bản để hỗ trợ định giá thị trường thuần túy đối với các loại tiền tệ thông thường. Garcia và cộng sự (2014) và Hayes (2016) cho thấy chi phí sản xuất Bitcoin thông qua hoạt động đào Bitcoin bổ sung một số giá trị cơ bản cho Bitcoin.
2.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới giá Bitcoin
Trong khi mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi – khối lượng đã được nghiên cứu rộng rãi tới các tài sản thuộc các thị trường như cổ phiếu (Karpoff, 1987), trái phiếu (Balduzzi và cộng sự, 2001), hàng hóa (Chiarella và cộng sự, 2016), lãi suất, tiền tệ (Puri and Philippatos, 2008), và bất động sản (Tsai, 2014) thì việc nghiên cứu mối quan hệ này đối với Bitcoin vẫn còn chưa được quan tâm. Tuy nhiên với ứng dụng từ công nghệ phía sau, Bitcoin đã thu hút sự chú ý của không chỉ các nhà đầu tư và cả của giới truyền thông và các nhà nghiên cứu.
Kristoufek (2013) báo cáo một quan hệ nhân quả hai chiều giữa giá Bitcoin và các truy vấn tìm kiếm Bitcoin trên Google Trends và Wikipedia. Bouoiyour và Selmi (2015) minh họa vai trị quan trọng của việc tìm kiếm Google cho từ khóa 'Bitcoin' trong việc giải thích giá Bitcoin, trong khi tốc độ tăng trưởng của Bitcoin, được đo bằng dữ liệu khối lượng giao dịch, khơng giải thích được giá Bitcoin. Các kết quả tương tự liên quan đến vai trò của hai biến trên (khối lượng tìm kiếm hàng ngày cho Bitcoin trên Internet và số lượng giao dịch Bitcoin) trong việc giải thích giá Bitcoin được báo cáo bởi Polasik và cộng sự (2015).
23
Ngoài ra, nghiên cứu của Jamal Bouoiyour và Refk Selmi (2015) chỉ ra rằng: Giai đoạn từ 12/2010 đến 12/2014, giá Bitcoin quá biến động; Giai đoạn 01/2015 – 07/2016, sự biến động giá Bitcoin trở nên ít bền vững và trong thời gian nghiên cứu thì động thái giá Bitcoin chịu ảnh hưởng nhiều bởi các tin tức xấu hơn là những tin tức tốt.
Theo Pavel Ciaian và cộng sự (2016), các yếu tố của thị trường như số lượng Bitcoin, lượng giao dịch, số lượng ví,… và sức hấp dẫn của Bitcoin đối với các nhà đầu tư và người dùng có tác động đáng kể đến giá Bitcoin nhưng có sự thay đổi theo thời gian; ngồi ra các yếu tố về tài chính vĩ mơ bao gồm chỉ số Dow Jones, tỷ giá và giá dầu chỉ có tác động trong ngắn hạn mà không tác động tới giá Bitcoin trong dài hạn.
Kết quả thực nghiêm từ nghiên cứu của Zhu và cộng sự (2016) cho thấy các yếu tố kinh tế như CPI (Chỉ số giá tiêu dùng), DJIA (Chỉ số trung bình ngành DowJones), FFR (Lãi suất liên bang) và USDI (Chỉ số USD) có ảnh hưởng tiêu cực dài hạn đến giá Bitcoin.
Benjamin M. Blau (2017) cho thấy kết quả nghiên cứu rằng hoạt động đầu cơ khơng có ảnh hưởng tới độ biến động giá Bitcoin trong giai đoạn 2010-2016, trong khi tốc độ tăng trưởng về khối lượng giao dịch và tỷ suất lợi nhuận có tác động dương.
Thông qua các nghiên cứu thực nghiệm nêu trên, có thể tóm tắt khái quát các yếu tố ảnh hưởng tới giá Bitcoin theo bảng 2.7.