Mức độ hài lòng của Doanh nghiệp tỉnh Đồng Tháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn cho đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 66)

TT Cảm nhận của nhà đầu tƣ Mức độ đánh giá Không đồng ý Đồng ý một phần Đồng ý đồng ý Khá đồng ý Rất 1 CCN đáp ứng đƣợc những kỳ vọng đầu tƣ 1/184, chiếm 0,5% 51/184, chiếm 27,7% 96/184, chiếm 52,2% 36/184, chiếm 19,6% 2 Tiếp tục đầu tƣ tại các CCN của địa

phƣơng 10/184, chiếm 5,4% 44/184, chiếm 23,9% 87/184, chiếm 47,3% 43/184, chiếm 23,4% 3 Giới thiệu nhà đầu tƣ cho địa phƣơng

4/184, chiếm 2,2% 53/184, chiếm 28,8% 83/184, chiếm 45,1% 44/184, chiếm 23,9%

Nguồn: Tác giả khảo sát(2019)

Song, Đồng Tháp cũng còn những hạn chế: cơ cấu ngành chuyển dịch cịn chậm, ngành cơng nghiệp hỗ trợ chậm phát triển; lao động có tay nghề thiếu và chất lƣợng chƣa cao; hạ tầng xã hội CCN phục vụ nơi ở công nhân chƣa đƣợc quan tâm phát triển,…Do đó, để thu hút nguồn lực đầu tƣ từ các thành phần kinh tế ngoài NSNN Đồng Tháp cần phải khắc phục tốt những hạn chế và phát huy hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh trong thời gian tới.

Tóm tắt chƣơng 2

Chƣơng hai, trình bày về đặc điểm điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển KT- XH tỉnh Đồng Tháp; tình hình hoạt động các CCN, phân tích thực trạng công cụ vốn và các nhân tố tác động thu hút vốn đầu tƣ HTKT CCN tại tỉnh Đồng Tháp.

CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT CỤM CÔNG NGHIỆP TẠI ĐỒNG THÁP

3.1. Mục tiêu, định hƣớng và quan điểm phát triển CCN tại tỉnh Đồng Tháp 3.1.1. Mục tiêu phát triển CCN 3.1.1. Mục tiêu phát triển CCN

- Quy-hoạch, phấn đấu xây-dựng hoàn thành hạ tầng CCN với tỷ lệ lấp đầy đạt 100%, hiệu quả sử dụng đất trên 80%“đối với các CCN đã quyết định thành lập và phát triển nhanh hơn sau năm 2020 đối với các CCN quy hoạch định hƣớng.

- Đầu tƣ HTKT CCN gắn với xây dựng hồn chỉnh hệ thống giao thơng thủy, bộ phục vụ nối kết các vùng kinh tế công nghiệp trọng điểm và phát triển công nghiệp tỉnh Đồng Tháp.”

- Phát triển CCN thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tỉnh theo hƣớng tăng tỷ trọng phi nông nghiệp và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.

- Tăng cƣờng công tác đảm bảo an tồn thực phẩm và bảo vệ mơi trƣờng trong CCN; DN, cơ sở sản xuất xây dựng mới có cơng nghệ sạch, sử dụng máy móc, thiết bị làm giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn.

3.1.2. Quan điểm phát triển CCN

- Phát triển CCN phải“phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp của vùng, của cả nƣớc và tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

- Phát huy những thế mạnh và n t đặc thù riêng với các thế mạnh về vùng nguyên liệu nông thủy sản, tập quán truyền thống sản xuất công nghiệp và khắc phục các hạn chế về vị trí, khả năng huy động nguồn lực của Tỉnh.

- Phát huy tốt nội lực đồng thời tích cực thu hút đầu tƣ ngoại lực để tăng trƣởng nhanh, tạo vốn, tiếp cận công nghệ mới và mở rộng thị trƣờng.

- Triển khai hợp lý thu hút đầu tƣ vào công nghiệp, phát triển công nghiệp theo định hƣớng tăng trƣởng xanh không làm thiệt hại và tổn thƣơng đến môi trƣờng, đồng thời từng bƣớc gia tăng hiệu quả sản xuất bền vững.”

3.1.3. Định hƣớng phát triển CCN

- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch các CCN tỉnh Đồng Tháp phù hợp chiều hƣớng phát triển vùng và yêu cầu hội nhập.

- Tích cực huy động các nguồn vốn đầu tƣ vào phát triển HTKT và hạ tầng xã hội CCN: “

+ Xây dựng cơ chế chính sách và cải thiện mơi trƣờng đầu tƣ nhằm thu hút đầu tƣ trong nƣớc và đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi vào các dự án lớn, có tính chất địn bẩy phát triển cơng nghiệp của Tỉnh.

+ Tổ chức xúc tiến đầu tƣ vào các CCN, ƣu tiên cho các lĩnh vực chịu tác động từ hội nhập và các lĩnh vực khai thác hiệu quả các tiềm năng về nguyên liệu tại Tỉnh.

- Tập trung phát triển công nghiệp theo hƣớng từng bƣớc phát triển CCN liên ngành tạo chuỗi giá trị công nghiệp.

- Tạo điệu kiện phát triển, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ; Tạo điều kiện để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tiếp cận các nguồn vốn tín dụng để phát triển sản xuất, kinh doanh.

- Đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ DN, cơ sở ứng dụng công nghệ quản lý chất lƣợng nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm (ISO, SA, GMP, HACCP …) và thân thiện với môi trƣờng.

- Tăng cƣờng công tác đào tạo nguồn lao động nhằm nâng cao trình độ chun mơn kỹ thuật và quản lý trong phát triển sản xuất công nghiệp, từng bƣớc tạo điều kiện để doanh nghiệp tham gia vào chủ thể đào tạo lao động.”

3.2. Các giải pháp về Cụm công nghiệp tỉnh Đồng Tháp 3.2.1. Giải pháp tổ chức quản lý, phát triển CCN 3.2.1. Giải pháp tổ chức quản lý, phát triển CCN

- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch CCN hợp lý, xác định tính chất của các CCN (CCN hỗn hợp, chuyên ngành, các mức độ công nghệ,…) để thu hút đầu tƣ. “

- Nâng cao năng lực quản lý chuyên môn cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác quy hoạch CCN (Sở Công Thƣơng, Ban Quản lý Khu kinh tế, Kế hoạch và Đầu tƣ) và đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ xúc tiến thƣơng mại, kêu gọi đầu tƣ tại tỉnh Đồng Tháp.

- Duy trì và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh, tiếp tục tạo thông thoáng trong thủ tục đầu tƣ hƣớng đến môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi thu hút các

doanh nghiệp tham gia lĩnh vực kinh doanh hạ tầng CCN; trong đó chú trọng thu hút đầu tƣ các doanh nghiệp FDI đang tìm mơi trƣờng đầu tƣ thuận lợi.

- Nghiên cứu, xây dựng các chính sách hỗ trợ, ƣu đãi cho DN, HTX, đơn vị vào đầu tƣ hạ tầng kỹ thuật CCN và các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong CCN nhƣ: (1) Áp dụng các ƣu đãi về thuế theo quy định chung; (2) Giảm, miễn hoặc cho nợ tiền thuê đất theo quy định; (3) Hỗ trợ về thủ tục tiếp cận các hạn mức, định chế tín dụng; (4) Hỗ trợ kinh phí di dời cho tổ chức, cá nhân trong làng nghề vào CCN…Các mức ƣu đãi linh động, áp dụng phù hợp từng loại hình đầu tƣ vào CCN. Đồng thời đây cũng là cơ sở để nghiên cứu và kiến nghị lên cấp trên các cơ chế, chính sách cần thiết.

- Cần có giải pháp nhằm đảm bảo thu hút đầu tƣ nhà đầu tƣ hạ tầng khu, CCN và các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp theo đúng ý đồ quy hoạch, hạn chế việc đầu cơ vào thị trƣờng bất động sản. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tƣ hạ tầng CCN trong việc đầu tƣ kinh doanh các đô thị, khu dân cƣ vệ tinh dịch vụ công nghiệp tƣơng ứng với CCN đang đƣợc đầu tƣ.”

3.2.2. Giải pháp hồn thiện và nâng cao chất lƣợng cơng tác quy hoạch

Hạ tầng kỹ thuật CCN có ảnh hƣởng rất lớn đến việc thu hút đầu tƣ vào CCN. Hệ thống hạ tầng CCN càng hồn chỉnh thì khả năng thu hút đầu tƣ phát triển CCN càng cao. Chính vì vậy, để thúc đẩy phát triển CCN thì công tác quy hoạch phải đi trƣớc một bƣớc và chất lƣợng công tác quy hoạch giữ vai trị quan trọng trong hình thành và phát triển CCN cũng nhƣ ảnh hƣởng đến số lƣợng lẫn chất lƣợng của hệ thống hạ tầng kỹ thuật CCN từ đó thúc đẩy tác động đến trƣớc hết là quyết định đầu tƣ của nhà đầu tƣ, tiếp đến là đầu tƣ bao nhiêu vào CCN (kết quả thu hút) và mức độ hài lòng của nhà đầu tƣ khi thực hiện đầu tƣ vào các CCN. Do đó,“hồn thiện và nâng cao chất lƣợng của công tác quy hoạch liên quan đến đầu tƣ phát triển hạ tầng CCN là một giải pháp quan trọng góp phần nâng cao chất lƣợng hoạt động đầu tƣ phát triển CSHT CCN cũng nhƣ tăng cƣờng thu hút đầu tƣ vào các CCN”, đƣợc thể hiện nhƣ sau:

3.2.2.1. Quy hoạch phát triển CCN đồng bộ, hiện đại và bảo vệ môi trƣờng

- Cần thực hiện“công tác quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch các CCN trên cơ sở đánh giá tiềm năng, lợi thế của Tỉnh và của vùng, gắn kết với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch khu đô thị, quy hoạch khu dân cƣ, quy hoạch nhà ở, đồng bộ giữa đầu tƣ HTKT bên trong và bên ngoài CCN, giữa kết cấu hạ tầng kỹ thuật và kết cấu hạ tầng xã hội CCN.

- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể các CCN, xem xét sự cần thiết các CCN một số địa phƣơng, tránh đầu tƣ vốn dàn trải, tốn k m, gây lãng phí đất đai… mà nên tập trung đầu tƣ và hoàn thiện hạ tầng các CCN hiện hành theo hƣớng đồng bộ, hiện đại và bảo vệ môi trƣờng. Đồng thời tập trung thu hút đầu tƣ vào các CCN đã tƣơng đối hoàn thiện về hạ tầng kỹ thuật, hiệu quả sử dụng đất chƣa cao hoặc mở rộng diện tích quy hoạch đối với các CCN phát triển hiệu quả.”

- Triển khai thực hiện di dời các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trƣờng vào CCN… phối hợp chặt chẽ giữa ngành và địa phƣơng trong quản lý và xây dựng kế hoạch khai thác hợp lý.

- Đối với các CCN tập trung, nghiên cứu ứng dụng các công nghệ xử lý nƣớc thải tiên tiến, xây dựng giải pháp xử lý nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt để hạn chế nhiễm bẩn nguồn nƣớc mặt; tổ chức quản lý việc xả nƣớc thải vào nguồn nƣớc; chính sách thu phí bảo vệ mơi trƣờng đối với nƣớc thải.

- Đối với các CCN đang hoạt động hiện chỉ có hệ thống xử lý nƣớc thải cho từng doanh nghiệp, xây dựng phƣơng thức và lộ trình tiến đến hệ thống xử lý chung; trong thời gian chƣa hoàn chỉnh hệ thống này cần giám sát chặt chẽ môi trƣờng nƣớc thải. Khuyến khích và tạo điều kiện đổi mới công nghệ hạn chế gây ô nhiễm môi trƣờng trong quá trình sản xuất, nhất là đối với các cơ sở sản xuất trên các tuyến công nghiệp, các cơ sở sản xuất cận đô thị.

- Đối với các dự án đầu tƣ mới, đặc biệt là sản xuất sản phẩm mới, bảo vệ môi trƣờng là một yếu tố bắt buộc đƣợc thể hiện trong nội dung dự án khi thẩm định dự án.

3.2.2.2. Quy hoạch phát triển HTKT CCN phù hợp với quy hoạch ngành nghề đầu tƣ vào CCN nghề đầu tƣ vào CCN

Xem xét nâng cao tính chun mơn hóa, tập trung hóa các ngành nghề thu hút vào CCN. Từ đó, đầu tƣ HTKT CCN phù hợp với định hƣớng quy hoạch ngành nghề của CCN theo mục tiêu đề ra. Tùy vào ngành nghề thu hút, mỗi CCN thực hiện đầu tƣ phát triển HTKT phục vụ tốt nhất cho hoạt động đầu tƣ kinh doanh trong lĩnh vực đó. Bên cạnh, cũng sử dụng hiệu quả vốn đầu tƣ.

3.3. Giải pháp về thu hút vốn đầu tƣ vào xây dựng HTKT CCN tại tỉnh Đồng Tháp Đồng Tháp

Tại Đồng Tháp, việc phát triển CCN vẫn đang gặp khó khăn trong thu hút vốn đầu tƣ HTKT CCN. Một số CCN sau một thời gian nhà đầu tƣ triển khai thực hiện đầu tƣ bƣớc đầu đã ngƣng hoặc hoạt động cầm chừng. Điều này đã gây những trở ngại lớn cho sự phát triển CCN và thu hút đầu tƣ vào CCN của tỉnh. Từ thực tiễn đó, tác giả kiến nghị các giải pháp nhằm tạo dòng vốn cho đầu tƣ phát triển hạ tầng kỹ thuật CCN:

Vốn ngân sách nhà nước “

- Cân đối ngân sách địa phƣơng bố trí vốn đầu tƣ phát triển, điều chỉnh mức phân bổ vốn đầu tƣ cấp huyện đáp ứng nhu cầu vốn đầu tƣ HTKT CCN nhƣng đảm bảo phù hợp luật Đầu tƣ công, Luật ngân sách nhà nƣớc; sử dụng hiệu quả số thu sử dụng đất và số thu xổ số kiến thiết của tỉnh bố trí vốn đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng CCN, hỗ trợ ƣu đãi cho DN vay vốn đầu tƣ dự án.

- Sử dụng hiệu quả nguồn vốn NSTW hỗ trợ vốn NSĐP trong đầu tƣ phát triển HTKT CCN; đồng thời, sử dụng các nguồn vốn chƣơng trình mục tiêu khác để xây dựng hồn thiện cơ sở hạ tầng điện, giao thơng,… phục vụ tốt cho phát triển công nghiệp.

- Đảm bảo sử dụng vốn NSNN đầu tƣ phải tập trung, khắc phục tình trạng phân tán, dàn trải, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ, bố trí vốn cho các dự án đảm bảo thủ tục đầu tƣ đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của Luật Đầu tƣ công và các văn bản pháp luật có liên quan.”

Tín dụng ngân hàng

- Triển khai các công tác chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kết nối ngân hàng – DN, chủ động tiếp cận DN nhằm tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng ngân hàng, ƣu tiên dành nguồn vốn tín dụng đối với các DN sản xuất, DN thuộc các lĩnh vực ƣu tiên, DN ứng dụng công nghệ cao và DN khởi nghiệp.

- Xây dựng chính sách hỗ trợ, ƣu đãi tạo mọi điều kiện để DN tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất ƣu đãi, đảm bảo cung ứng vốn kịp thời cho các DN khi có nhu cầu.

Vốn đầu tư của Doanh nghiệp “

- Xây dựng các chính sách hỗ trợ, ƣu đãi đầu tƣ để hỗ trợ nhà đầu tƣ phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong và ngồi CCN; có chính sách khuyến khích nhà đầu tƣ và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tƣ xây dựng hạ tầng CCN.

- Huy động nguồn vốn doanh nghiệp đầu tƣ hạ tầng CCN theo hình thức đối tác cơng tƣ (PPP). Sử dụng nguồn vốn ngân sách, vốn vay ƣu đãi để làm đối ứng cho các dự án PPP để thu hút các nhà đầu tƣ.”

Vốn trên thị trường “

- Vận dụng phù hợp các cơng cụ tài chính trên thị trƣờng vốn (cố phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán nhà nƣớc,…) để huy động vốn trung hạn và dài hạn cho đầu tƣ phát triển KT-XH nói chung, HTKT CCN nói riêng.

- NHNN tỉnh Đồng Tháp quan tâm, chỉ đạo các NHTM thực hiện các giải pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ, tiện ích ngân hàng, tăng cƣờng mạng lƣới hoạt động rộng khắp địa bàn và đa dạng sản phẩm huy động vốn nhằm thu hút tối đa nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cƣ, nhất là tiền gửi dài hạn để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tƣ phát triển KT-XH của cộng đồng doanh nghiệp tại tỉnh.”

Vốn nước ngoài

- Tăng cƣờng các hoạt động xúc tiến đầu tƣ, quảng bá hình ảnh, giới thiệu tiềm năng và cơ hội đầu tƣ để thu hút nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đến với Đồng Tháp, giao thƣơng ký kết hợp tác đầu tƣ hoặc đƣợc hỗ trợ nguồn vốn vay ƣu đãi từ các tổ chức nƣớc ngoài.

- Tăng cƣờng thu hút nguồn vốn ODA cho dự án đầu tƣ HTKT CCN và cam kết, đƣa các cơng trình vào khai thác, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH tỉnh. Thu hút

các dự án FDI, vừa đáp ứng nhu cầu vốn đầu tƣ, vừa hiện đại hóa đƣợc nền sản xuất trong nƣớc. Khuyến khích kiều bào ở nƣớc ngồi đầu tƣ về nƣớc bằng những chính sách ƣu đãi hợp lý.

- Xem xét các biện pháp phối hợp với các nhà tài trợ vốn, có những cơ chế hỗ trợ khi nhà đầu tƣ hạ tầng gặp các khó khăn về vốn hay tiếp cận vốn vay. Có thể áp dụng lãi suất vay ƣu đãi và k o dài thời gian vay vốn đối với các dự án đầu tƣ hạ tầng CCN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn cho đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)