Một số khái niệm về niềm tin tổ chức của các nghiên cứu trước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa niềm tin tổ chức, kế toán mở và quản trị chi phí liên doanh nghiệp đến kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 33)

STT Tác giả Khái niệm về niềm tin tổ chức

1 Anderson and Weitz (1989)

Tin rằng bên người mua (nhà cung cấp)sẽ đáp ứng được nhu cầu của mình trong tương lai.

2

Anderson and Narus (1990)

Công ty tin tưởng rằng công ty khác sẽ mang lại kết quả tích cực cho cơng ty, cũng như khơng có hành động bất ngờ

3 Morgan and Hunt (1994)

Niềm tin tồn tại khi một bên có niềm tin vào

người mua (nhà cung cấp) trao đổi một cách đáng tin cậy và trọn vẹn

4 Geyskens et al. (1996)

Niềm tin tồn tại khi tin rằng người mua (nhà cung cấp) của mình là trung thực và đạo đức

5 Nielson (1998)

Niềm tin của nhà cung cấp tin rằng khách hàng sẽ thực hiện như đã hứa trong mối quan hệ với sự trung thực và liêm chính

6

Myhr and Spekman 2005

(P.180)

Niềm tin là mức độ mà người mua và nhà cung cấp cảm nhận lẫn nhau là đáng tin cậy và trung thực

7 Laaksonen et al. (2009) (P.83)

Có ba loại niềm tin: (1) là hợp đồng (tin tưởng vào thỏa thuận bằng miệng và bằng văn bản); (2) năng lực (tin tưởng vào khả năng thực hiện theo thỏa thuận) và (3) thiện chí (tin tưởng vào ý định của đối tác để hoạt động theo thỏa thuận)

8 Hoffmann et al. (2010)

Niềm tin là một trạng thái tâm lý dựa trên những kỳ vọng tích cực về ý định hoặc hành vi của người khác

rằng các người mua của mình sẽ hành động vì lợi ích tốt nhất, bất kể nhà cung cấp có giám sát hành vi của họ hay không

Nguồn: Cập nhật và điều chỉnh từ (Delbufalo, 2012) Nhìn chung, khái niệm về niềm tin trong tổ chức được đề cập ở nhiều góc độ khác nhau nhưng bản chất của niềm tin là sự tin tưởng, mong chờ người mua (nhà cung cấp) sẽ hành động một cách tốt nhất cho mình. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng khái niệm của Werner H Hoffmann et al, (2010) có thể hiểu niềm tin trong tổ chức là một trạng thái tâm lý dựa trên những kỳ vọng tích cực về ý định hoặc hành vi của người khác với hy vọng rằng bên kia sẽ thực hiện một hành động vì lợi ích tốt nhất. Và khái niệm này được nhiều nghiên cứu nhắc đến như (Delbufalo, 2012), (Warren 2012), (Caldwell et al. 2012), (Capaldo & Giannoccaro 2015); (Bruneel & Clarysse 2017).

2.1.3 Kế toán mở (OBA – Open book accounting)

OBA là một trong những công cụ đánh giá mức độ trao đổi và thảo luận thơng tin kế tốn quản trị nên khi khái niệm hóa các nghiên cứu chỉ ra các loại thông tin và dữ liệu khác nhau khi sử dụng thuật ngữ này. Sau đây là bảng hệ thống lại các khái niệm mà các nhà nghiên cứu trên thế giới đã định nghĩa.

Bảng 2.3: Một số định nghĩa về kế toán mở của các nghiên cứu trước

STT Tác giả Khái niệm về OBA

1 Lamming (1993)

là việc chia sẻ thơng tin chi phí giữa nhà cung cấp và người mua sẽ khơng được tiết lộ bởi cả hai muốn sử dụng nó để đàm phán

2 Mouritsen et al., 2001

OBA là việc chia sẻ thơng tin tài chính và phi tài chính trong mối quan hệ người mua và nhà cung cấp.

3 Tomkins (2001) là việc chia sẻ thông tin kinh doanh giữa các tổ chức bao gồm thông tin về giá cả, chất

lượng, điều khoản giao hàng, nghiên cứu và phát triển, cấu trúc chi phí và chi phí mục tiêu

4 Håkansson và Lind, 2004, P.56

OBA là việc công bố các thông tin chi tiết về các hoạt động cụ thể, như là chi phí, doanh thu, chất lượng, thời gian chu kỳ, độ tin cậy và thời gian giao hàng

5 Kajüter và Kulmala (2005)

Là việc công bố thơng tin chi phí và cơng bố thơng tin phi tài chính

6 Lamming et al. (2005) là một yếu tố có thể quản lý được trong mối quan hệ giữa người mua và nhà cung cấp.

7 Hoffjan và Kruse (2006)

Là việc chia sẻ thông tin chi phí có hệ thống giữa người mua – nhà cung cấp vượt ra ngoài biên giới doanh nghiệp

8 Cheshire, (2007, P. 82) Là một phần cần thiết của trao đổi thông tin hàng ngày giữa các cá nhân và tổ chức

9 Kajüter & Kulmala, (2010)

là việc chia sẻ và tiết lộ dữ liệu chi phí người mua – nhà cung cấp với nhau

10 Caglio và Ditillo (2012)

Là việc trao đổi hoặc thảo luận thơng tin kế tốn quản trị giữa các công ty hợp tác với nhau

11 Alenius, Lind & Strömsten 2015, P.195

OBA là hệ thống công bố thơng tin tài chính và phi tài chính

12 Dhaifallah (2019)

là một trong những công cụ đánh giá mức độ trao đổi và thảo luận thơng tin kế tốn quản trị giữa các đối tác với nhau và có thể được xem xét theo ba hướng: việc trao đổi thông tin; mức độ và chất lượng của công bố thông tin và các ranh giới đối với tính mở.

Mục đích của OBA là tạo thuận lợi cho sự hợp tác giữa nhà cung cấp và người mua về việc xác định các khoản có thể giảm chi phí chung (Axelsson et al. 2002). Ngồi ra, các nhà quản lý có thể sử dụng OBA làm cơ sở cho tính minh bạch để chia sẻ kiến thức và thơng tin nhạy cảm vì nó được coi là một yếu tố có thể quản lý được trong mối quan hệ giữa người mua và nhà cung cấp (Lamming et al. 2005). Từ đó có thể thấy rằng, thực hiện OBA là một vấn đề nhạy cảm mà từ lâu các nhà nghiên cứu quan tâm các loại thông tin được tiết lộ (Phụ lục 2). Tác giả sử dụng khái niệm của (Dhaifallah & Maelah, 2019) để đo lường OBA theo ba hướng:

Thứ nhất là hướng trao đổi thơng tin: Có thể là một chiều từ các nhà cung cấp

chia sẻ thông tin kế tốn quản trị cho người mua. Hoặc có thể là hai chiều, nhà cung cấp- người mua công khai chia sẻ và thảo luận về thơng tin chi phí (Hoffjan & Kruse 2006; McIvor 2001). Tuy nhiên, hướng trao đổi thông tin một chiều được chiếm ưu thế hơn trong thực tế (Lamming et al., 2005) và Hoffjan & Kruse (2006).

Thứ hai là mức độ và chất lượng của công bố thông tin: Mức độ chia sẻ thông tin

rất khác nhau phụ thuộc vào mục đích của mối quan hệ trao đổi (Windolph & Moeller, 2012). Nó bao gồm từ việc tiết lộ dữ liệu chi phí như thời gian, chi phí trong quy trình sản xuất, dự báo bán hàng, năng suất, giá cả, chất lượng, điều khoản giao hàng, nghiên cứu và phát triển (Axelsson et al. 2002 ).

Thứ ba là các ranh giới đối với tính mở: OBA được thực hiện để trao đổi và thảo

luận về thơng tin kế tốn quản trị trong hệ thống chủ yếu cho người mua trực tiếp hoặc trong mối quan hệ giữa nhà cung cấp – người mua (Windolph & Moeller, 2012)

2.1.4 Quản trị chi phí liên doanh nghiệp (IOCM – Interorganization cost management) management)

Nguồn gốc của IOCM có thể bắt nguồn từ cơng trình nghiên cứu của (Porter and Millar, 1985) cho rằng mối liên kết giữa nhà cung cấp và người mua dẫn có thể làm giảm chi phí thơng qua hai cơ chế: phối hợp và tối ưu hóa. Sau đó, Shank (1989) cho rằng để quản lý chi một cách hiệu quả đ i hỏi một sự tập trung rộng lớn bên ngoài ranh giới của công ty. Dựa trên các nghiên cứu này, IOCM đã xuất hiện và

được định nghĩa là một cách tiếp cận có cấu trúc để giúp các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng để tổng chi phí trong mạng lưới được giảm (Cooper và Slagmulder, 1999). Bảng 2.4 sau thể hiện các khái niềm về IOCM mà tác giả tổng hợp được

Bảng 2.4. Các khái niềm về IOCM của các nghiên cứu trước Số thứ Số thứ

tự

Tác giả Khái niềm về IOCM

1 Porter (1985)

IOCM là một phương tiện để quản lý tốt hơn các mối liên kết giữa nhà cung cấp và người mua trong chuỗi giá trị nhằm giảm chi phí và tăng cường sự khác biệt

2 Shank (1989, p. 48)

IOCM là là thước đo để đánh giá hiệu quả các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng nhằm giảm chi phí.

3 Cooper and Slagmulder, 1999, p. 145–146

là một cách tiếp cận có cấu trúc để quản lý chi phí nhằm giảm tổng chi phí của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng

4 Souza và Rocha (2009, P.25)

IOCM là một quy trình hợp tác quản lý chi phí giữa người mua và nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng

5 Agndal và Nilsson, 2009).

IOCM là người mua và nhà cung cấp cùng hợp tác với nhau để giảm chi phí chung

6 Fayard và cộng sự. (2012, p.168)

Là việc quản lý chi phí nội bộ giữa người mua và nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng

7 Dhaifallah (2019)

IOCM là thước đo để đánh giá hiệu quả của việc phối hợp và cơng bố thơng tin kế tốn giữa người mua và nhà cung cấp Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Các nghiên cứu trước cho rằng OBA là trọng tâm của khái niệm IOCM (Coad & Cullen 2006; Cooper & Slagmulder 2004; Fayard et al. 2012; Kulmala et al. 2002; Lamming et al. 2005). Vì chia sẻ thơng tin được coi là một yếu tố quan trọng cho sự phối hợp thành công của mối quan hệ giữa người mua và nhà cung cấp (Cooper & Yoshikawa 1994). Tuy nhiên, ngược với ý kiến trên, nghiên cứu (Cooper & Slagmulder 1999) chỉ ra rằng không phải lúc nào thực hiện IOCM phải sử dụng OBA. Ví dụ như, để thực hiện quản trị chi phí mục tiêu và cân bằng chức năng giá - chất lượng có thể được thực hiện mà khơng cần tiết lộ dữ liệu chi phí. Với IOCM, các nhóm thiết kế của nhà cung cấp và người mua bắt buộc phải thực hiện quản trị chi phí chung. Nhà cung cấp và người mua chia trách nhiệm cho việc thiết lập các thông số kỹ thuật hoặc thiết kế (Cooper & Slagmulder 2004). Với OBA, nhà cung cấp được yêu cầu tiết lộ thông tin kế tốn quản trị cho người mua mà khơng có sự tham gia của các nhóm thiết kế trong quản trị chi phí chung (Caglio & Ditillo 2012; Kajüter & Kulmala 2005). Do đó, việc kết hợp IOCM và OBA làm một nhân tố là không thể. Nghiên cứu (Dhaifallah & Maelah, 2019) ủng hộ quan điểm, IOCM và OBA khác nhau về mặt khái niệm và sẽ dự đốn khả năng giảm chi phí liên tổ chức một cách rõ rệt. Có thể cho rằng, OBA được sử dụng để hỗ trợ người mua trong việc xác định mức độ phù hợp của việc phân bổ chi phí (Mưller et al. 2011; Windolph & Mưller 2012) nhưng việc triển khai OBA khơng nhất thiết mang lại kết quả trong các hoạt động của IOCM (Windolph & Möller 2012).

Tác giả đồng ý với quan điểm của (Dhaifallah & Maelah, 2019) rằng IOCM và OBA là hai nhân tố riêng biệt và khác nhau về mặt khái niệm. Nên, tác giả sử dụng khái niệm của (Dhaifallah & Maelah, 2019) để làm thang đo cho nhân tố IOCM thông qua bốn kỹ thuật: chi phí mục tiêu (target cost); cân bằng chức năng giá - chất lượng (Quality- function-price trade-offs); chi phí nghiên cứu liên tổ chức (Interorganizational cost investigation); quản lý chi phí hiện hành (Concurrent cost management). Cụ thể:

Trong kế tốn, chi phí mục tiêu được biết như một hệ thống kế toán quản trị chiến lược để quản lý chi phí sản phẩm (Ewert and Ernst, 1999). Theo định nghĩa

của nghiên cứu (Dekker & Smidt, 2003 p.295) chi phí mục tiêu là một kỹ thuật tính chi phí cho phép đạt được trong q trình phát triển sản phẩm.

Cân bằng chức năng-giá-chất lượng (Quality – function- price trade-offs) đã được nhiều nghiên cứu (Cooper, 1995; Cooper và Slagmulder, 1997, 1999, 2004; Cooper và Yoshikawa, 1994a, 1994b) sử dụng. Nó là một cơng cụ để người bán cố gắng đàm phán với người mua về chất lượng, giá mục tiêu và chức năng (Cooper và Yoshikawa, 1994a).

Chi phí nghiên cứu liên tổ chức (Interorganizational cost investigation) diễn ra ở bất cứ lúc nào khi một công ty trong chuỗi cung ứng không thể sản xuất một yếu tố nào đó với chi phí mục tiêu của mình và cân bằng chức năng – giá - chất lượng cũng khơng đủ mức giảm chi phí để giải quyết vấn đề (Slagmulder, 2002)

Quản lý chi phí hiện hành (Concurrent cost management) được thiết kế để giảm chi phí theo hai cách. Thứ nhất nó làm tăng thời gian mà các các kỹ sư của nhà cung cấp dành cho việc phát triển các giải pháp sáng tạo cho các yêu cầu của khách hàng. Thứ hai, nó tập trung tìm nguồn cung ứng của tồn bộ chức năng chính với một nhà cung cấp duy nhất. (Cooper & Slagmulder, 2004)

2.2 Lý thuyết nền tảng có liên quan đến các nhân tố ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh.

2.2.1 Lý thuyết bất định (Contingency theory)

Lý thuyết bất định có nguồn gốc từ việc giải thích cấu trúc của các tổ chức theo các trường hợp cụ thể (Lawrence và Lorsch, 1967). Các nhà nghiên cứu kế toán quản trị đã áp dụng lý thuyết này và đã phát triển nó để giải thích kết cấu của các hệ thống kế toán quản trị trong các tổ chức (Waterhouse và Tiessen, 1978; Otley, 2016; Fisher, 1998; Chenhall, 2003).

Hình 2.1: Khung lý thuyết bất định cơ bản (Anderson và Lanen, 1999, trang 380) Khung lý thuyết bất định cơ bản được trình bày trong hình 2.5 phản ánh mơ hình kết quả kinh doanh theo cấu trúc chiến lược truyền thống và sự khác biệt giữa các yếu tố mơi trường trong và ngồi doanh nghiệp. Cả hai loại công cụ liên kết đều ảnh hưởng đến các hoạt động kế tốn quản trị của cơng ty như quản lý chi phí; lập kế hoạch và kiểm soát; đo lường và đánh giá kết quả kinh doanh.

Kế toán quản trị theo phương pháp bất định dựa trên ý tưởng cho rằng khơng có hệ thống quản lý chung nào có thể áp dụng cho các tổ chức hoạt động trong các ngữ cảnh khác nhau. Thay vào đó, lý thuyết bất định cho thấy các tính năng cụ thể của một hệ thống kế toán phụ thuộc vào ngữ cảnh của các tổ chức, cụ thể là các yếu tố bên trong và bên ngoài tổ chức, thơng qua hệ thống kế tốn quản trị, các nhà quản lý có thể sử dụng phương pháp bất định để đạt được kết quả kinh doanh hoặc mục tiêu của tổ chức. Nếu bất kỳ hệ thống hoặc cơng cụ kế tốn quản trị cụ thể nào được tìm thấy là phù hợp, thì có khả năng nó cung cấp thơng tin tốt hơn cho người dùng, và sau đó có thể đưa ra quyết định tốt hơn để đạt được mục tiêu của tổ chức. (Haldma và Lääts, 2002).

Dựa vào lý thuyết bất định, nếu hệ thống tổ chức nào có các biện pháp quản lý chi phí phù hợp ví dụ như chi phí mục tiêu, cân bằng chức năng giá - chất lượng, chi phí nghiên cứu liên tổ chức và quản lý chi phí hiện hành thì hệ thống tổ chức đó có thể kiểm sốt chi phí một cách tốt nhất để đạt được kết quả kinh doanh như mong đợi. Bên cạnh đó, nó cũng cung cấp thơng tin chi phí theo u cầu cho người

dùng và kể cả cho đối tác trong kinh doanh để hai bên cùng kết hợp cùng giảm chi phí. Do dó, dựa theo nội dung của lý thuyết này tác giả kỳ vọng rằng các công ty thực hiện quản lý chi phí càng chặt chẽ và cung cấp thông tin kế tốn đầy đủ thì càng tiết kiệm được chi phí quản lý chung nhằm đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh.

Ngồi ra, để tiết lộ thơng tin nhạy cảm như thơng tin chi phí cho đối tác, thì bắt buộc hai bên (nhà cung cấp - người mua) phải có sự tin cậy nhất định với một quan hệ cam kết lâu dài (Cooper và Slagmulder, 1999). Nghiên cứu (Neven, 2017) cho biết mối quan hệ giữa người mua và nhà cung cấp được đặc trưng bởi niềm tin có tác động tích cực đến việc sử dụng các biện pháp quản trị chi phí. Như vậy, có thể căn cứ vào lý thuyết bất định này, có thể giả định rằng niềm tin sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện quản trị chi phí và tiết lộ thông tin kế toán mở trong mối quan hệ giữa người mua và nhà cung cấp.

2.2.2 Lý thuyết chi phí giao dịch

Chi phí giao dịch (TCE – Transaction cost economics) được xây dựng đầu tiên bởi Ronald Harry Coase (1937), ban đầu thiết lập chi phí giao dịch này để giải thích bản chất của doanh nghiệp và khi nghiên cứu doanh nghiệp cần phải đặt trong mối tương quan so sánh giữa chi phí giao dịch nội bộ và giá trị tạo ra bên ngoài. Williamson (1975) tiếp tục phát triển và xây dựng học thuyết chi phí giao dịch (transaction cost economics or theory) giải thích sự tồn tại của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

Nội dung chính của lý thuyết chi phí giao dịch (TCE)

TCE tập trung chủ yếu vào những kỹ năng quản trị hoặc vai trò của hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa niềm tin tổ chức, kế toán mở và quản trị chi phí liên doanh nghiệp đến kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)