Mơ hình đề xuất của tác giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa niềm tin tổ chức, kế toán mở và quản trị chi phí liên doanh nghiệp đến kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 49)

2.3.2 Thiết lập các giả thuyết nghiên cứu

Kế toán mở là một trường hợp đặc biệt về sự tiết lộ thông tin nhạy cảm, niềm tin nhiều lần được đề cập như một điều kiện tiên quyết để thực hiện OBA do rủi ro về

Kế toán mở (OBA) Niềm tin tổ chức (IT) Kết quả kinh doanh (PERF) Quản lý chi phí liên tổ chức (IOCM) H1 H2 H3 H4

hành vi cơ hội của đối tác khi trao đổi (Cooper và Slagmulder, 1999; Ellram, 1996; Handfield et al., 2000; Munday, 1992). Người ta đã giả định rằng thông tin nhạy cảm chỉ được tiết lộ nếu mối quan hệ trao đổi được đặc trưng bởi một lượng tin cậy nhất định (Cooper & Yoshikawa, 1994, Spekman et al., 1999). Mặt khác, Seal et al., (1999) cho rằng việc triển khai OBA thành cơng có tác động tích cực đến niềm tin. Trao đổi thông tin nhạy cảm, chẳng hạn như tín hiệu dữ liệu chi phí cam kết cho mối quan hệ, làm tăng l ng tin (Das và Teng, 1998; Dwyer et al., 1987; Gundlach et al., 1995). Tuy nhiên, cần lưu ý rằng OBA chủ yếu được áp dụng một chiều, chỉ có nhà cung cấp tiết lộ dữ liệu chi phí. Mặc dù việc tiết lộ thực sự có thể làm tăng sự cam kết và tin tưởng của người mua, nhưng có vẻ như việc tiết lộ dữ liệu chi phí của nhà cung cấp có thể ảnh hưởng đến niềm tin của chính nhà cung cấp. Sự tin tưởng của nhà cung cấp liên quan đến sự toàn vẹn của người mua, chủ yếu bị ảnh hưởng bởi cam kết của người mua, chứ không phải bởi cam kết của chính nhà cung cấp.

Như (Kajüter & Kulmala, 2005) nhấn mạnh „phải có ít nhất là một số khối lượng ban đầu, „ngưỡng tin tưởng trước khi có bất kỳ sự cởi mở nào có thể xảy ra liên quan đến thơng tin chi phí (trang 200). Hơn nữa, trong bối cảnh của một nghiên cứu trường hợp, (Kulmala, 2004) nhận thấy rằng sự thiếu tin tưởng có thể là một lý do cho sự thất bại của việc thực hiện OBA và IOCM. Do đó, niềm tin dường như đóng vai trị chính trong việc tiết lộ dữ liệu chi phí và quản trị chi phí liên doanh nghiệp (Dekker & Smidt, 2003).

Dựa vào lý thuyết bất định (contingency theory) và lý thuyết chi phí giao dịch (TCE), nghiên cứu phát triển giả thuyết H1 và H2. Giả thuyết H1, H2 được ủng hộ dựa vào nghiên cứu (Seal et al., 1999), (Kulmala, 2004), (Dekker & Smidt, 2003), (K. Möller et al, 2011), (Mättö, 2012), (Fehr & Rocha, 2018). Đặc biệt, nghiên cứu của (K. Möller et al, 2011) đã chứng minh rằng niềm tin của nhà cung cấp không tác động đến OBA và IOCM và chỉ xem xét ở quan điểm nhà cung cấp. Trong nghiên cứu này, tác giả xem xét niềm tin tổ chức trong mối quan hệ giữa nhà cung cấp và người mua.

Từ những lập luận trên, giả thuyết sau đây được tác giả đề xuất:

Giả thuyết H1: Có mối tương quan dương giữa niềm tin tổ chức và kế toán mở trong mối quan hệ giữa nhà cung cấp - người mua

Giả thuyết H2: Có mối tương quan dương giữa niềm tin tổ chức và kế tốn quản trị chi phí liên doanh nghiệp trong mối quan hệ giữa nhà cung cấp - người mua

Trong các phương pháp quản lý chi phí (Phụ lục 2), chi phí mục tiêu và chi phí nghiên cứu liên tổ chức được lý thuyết bất định áp dụng để phân tích (Luft và Shields 2003). Mặc dù hiệu quả của việc đo lường và đánh giá kết quả kinh doanh bị ảnh hưởng bởi chính thực tiễn kế tốn quản trị, nhưng các yếu tố bên trong doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến quá trình đo lường và đánh giá kết quả kinh doanh. Theo Helms et al. (2005) và Wagner (2008), bao gồm quản lý chi phí nội bộ được cải thiện, giám sát chi phí, trách nhiệm chi phí và cung cấp các sản phẩm có giá trị cao nhất với mức giá thấp nhất có thể cho khách hàng, tất cả sẽ giúp các công ty nắm giữ vị thế vững chắc và duy trì thị phần của họ. Hơn nữa, Dekker và Smidt (2003) đã tìm thấy trong nghiên cứu của họ về việc áp dụng quản lý chi phí hiện hành, cân bằng chức năng giá - chất lượng và chi phí mục tiêu ở các cơng ty Hà Lan cho rằng những lợi ích chính bao gồm giảm chi phí, giới thiệu sản phẩm kịp thời, sự hài lòng của khách hàng cao hơn và kiểm sốt chất lượng. Do đó, có thể cho rằng tất cả những lợi thế này cuối cùng sẽ dẫn đến khả năng cạnh tranh và kết quả kinh doanh công ty trong mối quan hệ nhà cung cấp - người mua được cải thiện.

Kế tốn mở khơng những là cơng cụ quản lý mức độ trao đổi thơng tin mà cịn là một tư duy quản lý chiến lược trong mối quan hệ giữa người mua - người bán và làm thay đổi chế độ quản trị tài chính truyền thống trước đây (Deng Jine, 2010). Theo nghiên cứu Anderson & Lanen (1999) cho rằng việc cơng bố thơng tin chi phí, số lượng, chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Thêm vào đó, nếu sử dụng hợp lý kế tốn mở có thể nâng cao sự tin tưởng giữa các tổ chức, nâng cao giá trị chia sẻ thơng tin chi phí và có thể giảm chi phí chung, thúc đẩy hợp tác tổ chức đạt được sự cải thiện hiệu suất kinh doanh đáng kể.

Cuối cùng, có rất ít nghiên cứu về lý thuyết bất định đang được áp dụng để thực hiện các hệ thống kiểm soát quản lý, đặc biệt là trong khu vực cơng. (Chenhall 2003). Ngồi ra Kajuter và Kulmala (2010) cho rằng lý thuyết bất định có thể đưa ra một khuôn khổ tốt để xác định các trường hợp là OBA, IOCM có thể được sử dụng thành công.

Dựa vào lý thuyết bất định (contingency theory), tác giả nghiên cứu phát triển giả thuyết H3 và H4. Giả thuyết H3, H4 được ủng hộ dựa vào nghiên cứu Kajuter và Kulmala (2010), (Luft và Shields 2003), (Liu, Shang, Lirn, Lai, & Lun, 2018).

Từ những lập luận trên, giả thuyết sau đây được tác giả đề xuất:

Giả thuyết H3: Có mối tương quan dương giữa kế tốn mở và kết quả kinh doanh Giả thuyết H4: Có mối tương quan dương giữa quản trị chi phí liên doanh nghiệp và kết quả kinh doanh

Căn cứ vào mơ hình nghiên cứu, các giả thuyết được đề xuất, tác giả tổng hợp ở bảng 2.5 sau:

Bảng 2.5. Tổng hợp các lý thuyết nền cho nghiên cứu

Mối quan hệ Lý thuyết ủng hộ

Niềm tin tổ chức --> kế tốn mở

- Lý thuyết chi phí giao dịch (TCE) - Lý thuyết bất định (contingency theory) Niềm tin tổ chức --> Quản trị

chi phí liên doanh nghiệp

- Lý thuyết chi phí giao dịch (TCE) - Lý thuyết bất định (contingency theory) Kế toán mở --> Kết quả kinh

doanh

- Lý thuyết bất định (contingency theory)

Quản trị chi phí liên doanh nghiệp --> Kết quả kinh doanh

- Lý thuyết bất định (contingency theory)

K T LUẬN C ƢƠNG 2

Nội dung trong chương này, tác giả đã phân tích hai lý thuyết nền tảng quan trọng liên quan đến luận văn bao gồm lý thuyết chi phí giao dịch và lý thuyết bất định.

Trên cơ sở phân tích các lý thuyết nền tảng, kết hợp với các nghiên cứu trước có liên quan, tham khảo ý kiến chuyên gia, tác giả đã xây dựng mơ hình nghiên cứu đề xuất bao gồm một biến phụ thuộc và ba biến độc lập.

Dựa vào mơ hình nghiên cứu, tác giả đề xuất bốn giả thuyết nhằm thực hiện mục tiêu chính của luận văn là kiểm định các nhân tố quản trị chi phí liên doanh nghiệp, kế tốn mở, niềm tin tổ chức ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh tại các công ty trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

C ƢƠNG 3. P ƢƠNG P ÁP NG ÊN CỨU

Để đạt được mục tiêu của một nghiên cứu thì vấn đề phương pháp nghiên cứu là một nội dung khá quan trọng, nó góp phần rất lớn đối với hiệu quả nghiên cứu của luận này. Vì vậy, tác giả đã rất chú trọng đến phương pháp nghiên cứu, nội dung chương này bao gồm các nội dung sau: Khung nghiên cứu và quy trình nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu; Thang đo các khái niệm nghiên cứu.

3.1. Khung nghiên cứu và quy trình nghiên cứu

3.1.1 Khung nghiên cứu

Nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra, nghiên cứu này thực hiện theo khung nghiên cứu như trong hình 3.1.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa niềm tin tổ chức, kế toán mở và quản trị chi phí liên doanh nghiệp đến kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)