3.2.1 Các nghiên cứu trong nước
Hiện nay, các nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài đề cập đến vấn đề: hiệu quả tín dụng cho vay hộ nghèo, tác động tài chính vi mơ đến giảm nghèo, các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận vốn tín dụng của hộ nghèo. Trong đó có những cơng trình tiêu biểu như sau:
39
Nguyễn Thị Hoa (2009) nghiên cứu đã hệ thống hóa lý luận về đói nghèo và các chính sách xóa đói giảm nghèo cần bao phủ các khía cạnh của đói nghèo. Chính phủ đóng vai trị quan trọng trong hồn thiện chính sách giải quyết nghèo đa chiều.
Nguyễn Kim Anh và công sự (2011). Thông qua việc kiểm định và so sánh hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam với cơng tác giảm nghèo, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra các đánh giá về hiểu quả của tài chính vi mơ đến kinh tế, đời sống khách hàng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức và mong muốn của khách hàng về các tổ chức. Trong đó, đề xuất các khuyến nghị có liên quan đến NHCSX như: nâng cao hiệu quả hoạt động, hướng tới bền vững về hoạt động và tài chính; với các giải pháp: cải tiến và đơn giản hóa sản phẩm tín dung, áp dụng chính sách định giá, hồn thiện cung cấp các sản phẩm khác.
Trần Thùy Linh (2015). Tác giả thực hiện phân tích so sánh thực tiễn triển khai nguồn vốn tại một số nước châu Á, liên hệ tình hình tại Việt Nam. Dưới ý nghĩa kinh tế, các chương trình tín dụng chính sách được xây dựng để giúp cho việc khắc vấn đề ngoại ứng hay thơng tin bất cân xứng. Chính vì những lí do này, làm cho khả năng phân bổ nguồn lực đến các đối tượng hay khu vực kinh tế chưa được tối ưu thông qua thị trường tự thân. Từ việc đánh giá thực tiễn hoạt động của hai ngân hàng VDB và VBSP, tác giả đi đến kết luận về cơ chế, chính sách và năng lực chương trình tín dụng chính sách vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, khiếm khuyết. Đặt ra yêu cầu trong thời gian tới cần có sự chuyển biến mạnh mẽ về quy mô lẫn năng lực, vì hiện tại quy mơ đầu tư của VDB và VBSP chưa tương xứng với nhu cầu khách quan.
Phạm Minh Anh (2018). Bài viết phân tích những kết quả, tồn tại của việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội, cụ thể: nâng cao chất lượng tín dụng chính sách, chú trọng chất lượng tín dụng, cơng tác ủy thác của các tổ chức chính trị - xã hội của các Tổ tiết kiệm và vay vốn, đa dạng hóa sản phẩm tín dụng…
Nguyễn Hữu Thu (2019). Bài viết đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng cho vay hộ nghèo của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, cụ thể:
40
vấn đề nợ quá hạn, chậm xử lý nợ, sử dụng vốn chưa hiệu quả, còn lệ thuộc bộ phận ủy thác. Đề xuất một số giải pháp để khác phục: nâng cao chất lượng cán bộ, công tác thẩm định, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn, cụm vay vốn, tăng cường quản lý nợ.
Bùi Văn Trịnh và Nguyễn Thị Thùy Phương (2014). Kết quả nghiên cứu mức độ tác động của các yếu tố như: lượng vốn vay, kỳ hạn, lãi suất, rủi ro, hướng dẫn khi vay, diện tích đất sản xuất, tỷ trọng vốn sử dụng cho sản xuất và lao động. Và kết quả có 5 yếu tố lượng vốn vay, hướng dẫn sau khi vay, diện tích đất, tỷ trọng vốn sử dụng cho sản xuất và số lao động tác động tích cực đến hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo.
Nguyễn Hoài Nam (2015). Tác giả nghiên cứu cho thấy hiệu quả kinh tế xã hội trong việc giảm nghèo đối với hộ nghèo thiểu số vùng Tây Bắc, NHCSXH tỉnh Hà Giang thể hiện vai trò “bà đỡ” cho người nghèo đặc biệt là người dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo làm giàu bằng chính nguồn vốn tín dụng chính sách thơng qua các chỉ tiêu tăng trưởng, quy mô cho vay, khả năng sử dụng người vay, cho vay đúng đối tượng, đúng mục đích cho kết quả khả năng thu hồi vốn đảm bảo. Tác động tích cực đến việc phát huy năng lực sản xuất kinh doanh người nghèo tạo được ý thức trách nhiệm trong quan hệ người nghèo với ngân hàng, số hộ được vay vốn, số hộ thoát nghèo, tác động vay vốn đến thu nhập hộ nghèo. Bên cạnh đó, tác giả cũng cho ta thấy những hạn chế và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo.
Trương Quang Thông và Vũ Đức Cần (2018). Nghiên cứu đực thực hiện việc sử dụng dữ liệu thứ cấp trong giai đoạn 2013-2016 từ Danh bạ Tài chính vi mơ Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy: mặc dù chi phí trung bình cho 1 đồng vốn cho vay của các tổ chức tài chính vi mơ chính thức lại thấp hơn các tổ chức phi chính thức, tuy nhiên chi phí của các tổ chức tài chính vi mơ chính thức lại cao hơn khá nhiều so với các tổ chức tài chính vi mơ bán chính thức xét về chi phí cho các khoản cho vay. Chính vì vậy, các chỉ tiêu về lợi nhuận và bền vững của các tổ chức tài chính vi mơ chính thức ln có xu hướng thấp hơn các tổ chức tài chính vi mơ
41
bán chính thức. Từ kế quả này, hàm ý chính sách đánh giá thấu đáo hơn cho hoạt động của tổ chức TCVM chính thức và cần điều chỉnh cho phù hợp.
3.2.2 Các nghiên cứu nước ngoài
Takyi, Emmanuel Ankrah (2011). Nghiên cứu này nhằm đánh giá những món vay nhỏ theo chuẩn quy định của Ngân hàng Ghana. Mục đích đánh giá những tiêu chí nhằm xác định khách hàng vay vốn, kiểm tra hiệu quả quy trình giải ngân, giám sát và trả nợ, tìm hiểu mức độ khách hàng được ngân hàng hướng dẫn và quản lý phương án sử dụng vốn của khách hàng. Từ kế quả phân tích tác giả đánh giá sự phù hợp của các chính sách tín dụng so với mục tiêu của Ngân hàng. Và mục tiêu cuối cùng: xác định chắc chắn khi thu hồi các khoản vay ngân hàng phải đối mặt những vấn đề gì.
Rai (2012). Kết quả đã chỉ các nhân tố ảnh hưởng đến tính bền vững của các tổ chức tài chính vi mơ tại Ấn Độ và Bangladesh là: Vốn/ tài sản và Chi phí hoạt động / Danh mục cho vay.
Agba,A.M.ogaboh, Stephen Ocheni và Festus Nkpoyen (2014). Nhóm nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng rằng chương trình tín dụng vi mơ có vai trò quan trọng trong giảm nghèo, phát triển doanh nghiệp, giúp người vay vốn biết tiết kiệm, cải thiện vị thế người nghèo. Từ đó, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới. Và kết quả nghiên cứu đi đến kết luận rằng chương trình tín dụng vi mơ đã tạo sự chuyển biến từ hộ gia đình có thu nhập thấp từ độ sâu thiếu thốn, tuyệt vọng lên thành hi vọng, tự trọng và ý thức về phẩm giá.
Nghiên cứu “Poor households’ credit accessibility: the case of rural
Vietnam” của nhóm tác giả Ha Thi Thieu Dao, Nguyen Thien Kim and Nguyen Thi
Mai (2015). Nghiên cứu thực hiện sử dụng kỹ thuật hồi quy logit để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng của hộ nghèo tại khu vực nơng thơn Việt Nam, khuyến nghị nhóm giải pháp có liên quan: cung cấp tín dụng kết hợp tạo việc làm; mở rộng cấp tín dụng với hạn mức, lãi suất, thời gian đáo hạn cho khu vực đặc thù làng nghề truyền thống kết hợp du lịch; tăng cường tuyên truyền giáo dục về sử dụng vốn…
42
3.2.3 Khoảng trống các cơng trình nghiên cứu trước
Các cơng trình nghiên cứu trên đây góp phần hệ thống hóa các khái niệm đói nghèo, chuẩn đói nghèo; giảm nghèo bền vững; nghiên cứu tập trung các biện pháp giảm nghèo bền vững, thực hiện tín dụng chính sách, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng khả năng tiếp cận vốn tín dụng của hộ nghèo, hiệu quả tín dụng đối với công tác giảm nghèo.
Qua các cơng trình nghiên cứu đã tham khảo, tác giả tiếp thu và phát triển theo hướng đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH Vĩnh Long, thực hiện so sánh đối chiếu các khuyến nghị ở các nghiên cứu trước, phân tích kết quả hoạt động thực tiễn tại NHCSXH Vĩnh Long để khuyến nghị giải pháp phù hợp thực tiễn hoạt động tại Vĩnh Long.