Tiêu chí đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội vĩnh long (Trang 39)

3.1 ơ sở lý thuyết của nghiên cứu

3.1.3 Tiêu chí đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo

3.1.3.1 Chỉ tiêu định tính

Hiện nay, có nhiều mơ hình đánh giá chất lượng dịch vụ, trong đó được sử dụng rộng rãi nhất là mơ hình mức độ kỳ vọng – mức độ cảm nhận.

Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, sự hài lịng của khách hàng có tính chất quyết định đến việc lựa chọn ngân hàng để tiếp cận và sử dụng các dịch vụ, trong đó có dịch vụ TCVM. Dựa trên kết quả các nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy, dù nghiên cứu tại quốc gia nào, tỉnh/thành nào và đối tượng khách hàng với nhiều đặc điểm khác nhau, nhưng nhìn chung, quyết định lựa chọn sản phẩm TDVM phụ thuộc vào các nhóm nhân tố, bao gồm: (1) Tin cậy: khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng hạn ngay lần đầu; (2) Khả năng đáp ứng: sự sẵn lòng của nhân viên phục vụ nhằm cung cấp dịch vụ kịp thời cho khách hàng; (3) Năng lực phục vụ: trình độ chun mơn và cung cách phục vụ lịch sự, niềm nở với khách hàng; (4) Chăm sóc khách hàng: sự quan tâm chăm sóc đến từng đối tượng khách hàng.

Như vậy, luận văn tiếp cận và hệ thống chỉ tiêu đánh giá mang tính định tính. Cụ thể: thủ tục, qui trình điều kiện cho vay vốn; thời gian giải ngân, phương thức quản lý vốn vay của NHCSXH, chất lượng đội ngũ tác nghiệp tại NHCSXH Vĩnh Long thể hiện qua thái độ, đạo đức, tính trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ và trình độ chun mơn của cán bộ.

Xét về mặt kinh tế:

Tín dụng hộ nghèo giúp người nghèo thốt khỏi đói nghèo sau một q trình xóa đói giảm nghèo,. Điều này có nghĩa: xét về mức thu nhập đã cao hơn chuẩn nghèo và có khả năng vươn lên hồ nhập với cộng đồng. Từ đó đi đến kết quả: Góp

29

phần giảm tỷ lệ đói nghèo, góp phần giải quyết cơng ăn việc làm, khai thác khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình sản xuất, thúc đẩy mối quan hệ tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế. (Khandkler, 2003)

Người nghèo hiểu rõ trách nhiệm của mình trong quan hệ vay mượn. Từ đó, người nghèo có động lực kinh doanh tạo thu nhập để trả nợ Ngân hàng, tránh sự hiểu nhầm tín dụng là miễn phí và khơng hồn trả. Chính vì vậy, sẽ giúp nguồn vốn đã cấp tín dụng được hồn trả và cho những hộ nghèo khác tiếp tục được vay vốn.

Hiệu quả xã hội:

Tạo ra nhiều việc làm cho người nghèo. Mở rộng cơ hội cho người nghèo tham gia các hoạt động, tạo thu nhập, cải thiện sinh kế. Góp phần ngăn chặn tín dụng đen ở nơng thơn; Thúc đẩy kinh tế, xã hội địa phương phát triển ( Khandker, 2003). Nyarondia, 2017)

Tín dụng cho hộ nghèo góp phần xây dựng làm thay đổi cuộc sống ở nông thôn, tác động tích cực thay đổi thu nhập, sản lượng. Tạo ra chuyển biến tích cực trong đời sống kinh tế xã hội. (Ellis, 2013).

Góp phần trực tiếp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn dựa trên áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Do đó, tạo ra thêm ngành nghề, dịch vụ mới trong lĩnh vực nông nghiệp. Kết quả: góp phần vào việc thực hiện tái cơ cấu lao động trong nông nghiệp và lao động xã hội. (Ellis, 2013).

Như vậy, có thể thấy, mục đích cuối cùng của tín dụng hộ nghèo là việc người người nghèo sử dụng vốn hiệu quả để thốt nghèo.Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả, luận văn tiếp cận theo số liệu về số hộ đã thoát nghèo.

3.1.3.2 Chỉ tiêu định lượng

Để đánh giá hiệu quả tín dụng, có nhiều tiêu chí được xem xét. Tuy nhiên, nhiều tổ chức TCVM thực hiện đánh giá hiệu quả tín dụng thơng qua một số chỉ tiêu. Luận văn tiếp cận các chỉ tiêu đánh giá của UNCDF, 2006:

30

Chỉ tiêu này phản ánh số hộ nghèo đã được sử dụng vốn tín dụng ưu đãi trên tổng số hộ hộ nghèo của tồn quốc. Cách tính: tính luỹ kế từ hộ vay đầu tiên đến hết kỳ cần báo cáo kết quả.

hỉ tiêu 2: ổng số hộ nghèo được vay vốn

Tổng số hộ nghèo được vay vốn = X +Y

X: lũy kế số hộ được vay vốn đến cuối kỳ trước. Y: lũy kế số hộ được vay vốn trong kỳ báo cáo.

hỉ tiêu 3: ỷ lệ hộ nghèo được vay vốn

Đây là chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng đối với cơng tác tín dụng; bằng tổng số hộ nghèo được vay vốn trên tổng số hộ nghèo đói theo chuẩn mực được cơng bố.

hỉ tiêu 4: Số tiền vay bình quân một hộ

Chỉ tiêu này phản ánh việc cho vay có đáp ứng được nhu cầu thực tế của các hộ nghèo hay không, thông qua chỉ số tăng lên hay giảm xuống của mức đầu tư cho một hộ.

hỉ tiêu 5: ợ quá hạn

Là tổng số nợ đã đến hạn tuy nhiên không được thực hiện các hành động tiếp theo, cụ thể: cho vay lưu vụ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hay gia hạn nợ.

Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng của một tổ chức tín dụng, vì khi tỷ lệ nợ q hạn cao sẽ ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng.

31

Chỉ số này được tính tốn thơng qua tỷ lệ tổng số nợ q hạn trên tổng dư nợ. Các chỉ số này được xem xét đồng nhất về thời điểm hoặc kỳ báo cáo:

hỉ tiêu 6: Số hộ đã thốt khỏi ngưỡng nghèo đói

Đây có thể nói là chỉ tiêu quan trọng nhất . Bởi vì, suy cho cùng, nguồn vốn tín dụng được cho là có hiệu quả hay khơng, được thể hiện qua việc hộ nghèo đã sử dụng vốn tín dụng này như thế nào để đạt được mục tiêu cao nhất: thoát nghèo. Và kết quả này chỉ được xem xét, căn cứ vào tiêu chuẩn nghèo của kỳ được xét.

Tổng số HN đã thoát khỏi ngưỡng nghèo = X –Y + Z Trong đó:

X: số HN trong danh sách đầu kỳ báo cáo Y: Số HN trong danh sách cuối kỳ báo cáo. Z: Số HN mới vào trong kỳ báo cáo

Chỉ tiêu 7 : Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay (%)

Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng tín dụng qua các năm, qua đó đánh khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng.

Chỉ tiêu 8: Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%)

Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm của NH, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng đầu tư vào tín dụng, mở rộng thị phần của ngân hàng ngày càng lớn. Mức tăng trưởng qua các năm đều đặn và ổn định chứng tỏ quy mơ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng là rất tốt.

32

3.1.4 Mơ hình tài chính vi mơ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

3.1.4.1 Mơ hình tài chính vi mơ tại các nước

Ghana

Năm 2011, Ghana cho một nước thu nhập trung bình thấp. Tăng trưởng kinh tế đã giúp xóa đói giảm nghèo, với những người dưới chuẩn nghèo quốc gia giảm từ 52% năm 1991 xuống còn 28% năm 2005. Nghèo đói ở nơng thơn được ước tính chiếm khoảng 90% nghèo quốc gia.

Grameen Ghana cũng cung cấp một dịch vụ tài chính vi mơ ở Ghana, đã bao gồm khách hàng là phụ nữ. Nó dựa trên kinh nghiệm của Grameen Bangladesh và liên kết sau này. Vào tháng 6 năm 2003, Grameen Ghana đã cho các khoản vay đầu tiên của mình cho các nhóm phụ nữ ở quận Zabzugu / Tatale của khu vực phía Bắc Ghana dưới sự tài trợ của UNICEF.

Grameen Ghana vào năm 2012 đã có mặt năm quận khác bao gồm Tamale,Các quận Nanumba North, Nanumba South, Central Gonja và Karaga đều thuộc khu vực phía Bắc, khu vực thu nhập thấp nhất của đất nước. Theo báo cáo có 11 806 khách hàng hoạt động trong đó 441 khách hàng đang hoạt động tham gia trực tiếp vào sản xuất nông nghiệp, với danh mục đầu tư khoảng 500 000 đơ la, trong đó khoảng một phần ba cho vay nông nghiệp (Grameen Ghana 2013).

Ấn ộ

Ấn Độ chiếm 1/3 số người nghèo trên thế giới. Ở Ấn Độ, 76% dân số sống dưới mức nghèo khổ là 2.50$/ngày, khoảng 87% người nông dân nghèo ở nông thôn vẫn khơng được tiếp cận với tín dụng chính thức. Mặc dù các tổ chức TCVM Ấn Độ tiếp cận với một số lượng người đi vay ấn tượng 15 triệu người, tuy nhiên đó

33

vẫn chỉ là số nhỏ trong tổng nhu cầu ước tính là hơn 90 triệu người nghèo. Nhu cầu về TCVM trong các cộng đồng nghèo vượt xa nguồn cung của nó. Hơn 65 triệu hộ gia đình nghèo khơng tiếp cận với TCVM, mà phần lớn là do sự phân phối không hiệu quả của dịch vụ tài chính cho họ. Các tổ chức TCVM đang cố gắng thu hẹp khoảng cách giữa cung và cầu nhưng họ đã khơng có đủ nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu này.

Nắm bắt được nhu cầu vốn tín dụng của người nghèo tại Ấn Độ, năm 2000 Grameen Foundation đã tiến vào hoạt động ở Ấn Độ và có một sự hiểu biết sâu sắc về tình hình nghèo đói Ấn Độ. Grameen Foundation đã cung cấp tài chính và hỗ trợ kỹ thuật cho một số tổ chức hàng đầu và phát triển nhanh nhất ở nước này. Tháng 3/2009, các tổ chức TCVM ở Ấn Độ là đối tác của Grameen Foundation đạt được trên 6.700.000 khách hàng. Ngoài hỗ trợ đối tác, Grameen Foundation đã cung cấp chương trình đào tạo và dịch vụ quan trọng cho các ngành công nghiệp TCVM Ấn Độ như sau:

 Giúp TCTCVM Ấn Độ tận dụng nhiều hơn 78.000.000 USD từ ngân hàng địa phương thông qua bảo lãnh vay vốn và các chương trình tài trợ.

 Thành lập Grameen Capital India một liên doanh với IFMR Trust và Citigroup, nhằm giúp các TCTCVM tiếp cận nguồn vốn vốn đáng kể với chi phí thấp.

 Tạo điều kiện cho các TCTCVM tiếp xúc với các thông lệ quốc tế và học hỏi kinh nghiệm nhằm tăng cường hoạt động quản lý tại tổ chức của mình.

Grameen Foundation đã giúp TCVM tiếp cận nhiều hơn với những người nghèo và nghèo nhất ở Ấn Độ bằng cách: tạo điều kiện cho họ tiếp cận thuận lợi với TCVM và công nghệ ở khu vực chưa được hoặc không được các tổ chức này phục vụ; thay đổi cách suy nghĩ về vai trị của TCVM và cơng nghệ; tập trung hơn vào hoạt động xã hội; và cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các tổ chức đang hoạt động tại các huyện nghèo nhất của Ấn Độ thông qua các sản phẩm như bảo lãnh,

34

Mỹ

Năm 2008, Chính phủ Mỹ vcơng bố bản báo cáo cho thấy, tỷ lệ nghèo đói tại Mỹ cao nhất trong 15 năm qua, do đợt suy thoái kinh tế tồi tệ khiến hàng triệu người dân Mỹ mất việc làm.

Năm 2008, theo Cục điều tra dân số Mỹ, , tỷ lệ nghèo đói tăng hơn 13%, cao nhất kể từ năm 1997. Gần 40 triệu người dân Mỹ sống trong nghèo đói, cao hơn so với con số 37.3 triệu của năm 2007. Và trong đó, có hơn 14.1 triệu trẻ em dưới 18 tuổi sống trong điều kiện sinh hoạt khó khăn, tăng gần 1 triệu so với năm 2007. Thu nhập trung bình thực tếcủa người dân Mỹ giảm 3.6% cao nhất kể từ năm 1991. Nắm bắt tình hình này, Grameen đang triển khai mơ hình vi tín dụng ở Mỹ cũng để giúp những phụ nữ nghèo của quốc gia giàu nhất thế giới này thoát khỏi cảnh sống khó khăn. Muhammad Yunus tin rằng sẽ có đất để - tỉnh Ngân hàng Grameen ở Mỹ phát triển vì nhu cầu vi tín dụng ở đây rất lớn với 9 triệu hộ chưa từng vay vốn ở các ngân hàng và 21 triệu gia đình thường chỉ sử dụng hình thức vay trả góp từng ngày hay cầm đồ. Từ năm 2008, hoạt động vi tín dụng được Grameen triển khai cho 1.700 người ở New York, - tỉnh đầu tiên tại Mỹ của Ngân hàng Grameen đã cho gần 600 phụ nữ có kế hoạch kinh doanh nhỏ ở khu Queens của thành phố New York vay khoảng 1,5 triệu USD. Tháng 6/2009, - tỉnh thứ hai được mở tại thành phố Omaha, bang Nebraska. Grameen cũng đã mở dịch vụ gửi tiền tiết kiệm với chi phí dịch vụ quản lý tài khoản rất thấp và cho phép khách hàng gửi vào các khoản tiết kiệm rất nhỏ.

35

3.1.4.2 Mơ hình tài chính vi mơ tại Việt Nam

Hình 3.4: Hoạt động tín dụng vi mơ tại Việt Nam

Nguồn: Nguyễn Kim Anh và ctg (2011); ADB (2010); Hạ Thị Thiều Dao và ctg (2017)

Vấn đề vốn cho người nghèo đã được nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước nghèo nghiên cứu để góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân nước họ; Chính phủ Việt Nam cũng đã có các chính sách tín dụng cho người nghèo, các

Đại lý Marketing Nhà cung cấp đầu vào Nhà giao Cửa hàng cầm đồ Các tổ chức TCVM được cấp phép hoạt động NHHTX

Người cho vay Các tổ chức xã hội NHCSXH Bạn bè, người Hụi/họ NHTM Các tổ chức phi chính phủ trong nước và ngồi nước Khu vực phi chính thức Khu vực bán chính thức Khu vực chính thức

36

tỉnh trong nước cũng đã xây dựng các mơ hình tín dụng để người nghèo thoát nghèo và đã đạt được những thành tựu lớn.

Theo số liệu của NHNN, tính đến 31/12/2014, Việt Nam có 03 tổ chức tài chính vi mơ được cấp phép hoạt động: Tổ chức tài chính vi mơ TNHH M7, Tổ chức tài chính vi mơ TNHH MTV Tình thương, Tổ chức tài chính vi mơ TNHH Thanh Hóa.

Tính đến 28/10/2016, có thêm 01 tổ chức tài chính vi mơ được cấp phép hoạt động, Tổ chức tài chính vi mơ TNHH MTV cho người lao động nghèo tự tạo việc làm .

3.1.4.3 Bài học kinh nghiệm từ Ngân hàng Grameen

Ngân hàng Grameen được xem một ngân hàng riêng cho người nghèo được thành lập vào năm 1983 tại Bangladesh. Cách thức hoạt động: cung cấp các món vay khơng cần thế chấp. Cách thức tạo vốn của Ngân hàng Grameent từ sự đóng góp của các cổ đơng là thành viên. Bên cạnh đó, khi thực hiện vay vốn, các thành viên sẽ thực hiện đồng thời việc gửi tiết kiệm tự nguyện theo định kỳ, nhằm mục đích bổ sung nguồn vốn cho ngân hàng. Con số này chiếm khoảng 66% nguồn vốn ngân hàng.

Ngân hàng Grameen được xem tổ chức tài chính vi mơ đầu tiên tại Banglades. Xuất phát từ ý tưởng của Muhammad Yunus. Mục đích ban đầu cho vay vốn nhỏ (được gọi tín dụng vi mô) cho người nghèo mà không cần điều kiện bảo đảm. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng thực hiện một số hoạt động khác: nhận ký quỹ, cung cấp các dịch vụ khác và kinh doanh trên các lĩnh vực, hướng phát triển bao gồm các công ty sản xuất, điện thoại và năng lượng.

Có thể nói ngân hàng thành cơng nhờ chính mục tiêu của mình: phát triển dịch vụ ngân hàng đến với người nghèo, chinh nhờ vậy mà loại bỏ hình thức cho vay nặng lãi và mở ra cơ hội tự tạo việc làm cho những người chưa có việc làm ở nơng thơn Bangladesh. Dựa trên mơ hình này, đã giúp kết hợp những phụ nữ nghèo vào những mơ hình tổ chức phụ thuộc lẫn nhau. Chính vì những đặc điểm chung về

37

hồn cảnh đã giúp họ có thể hiểu và quản lý chính họ. Tái tạo chu kỳ mới, tiến bộ hơn “thu nhập thấp, bơm tín dụng, đầu tư, thu nhập cao hơn, tiết kiệm nhiều hơn, đầu tư nhiều hơn, thu nhập nhiều hơn”.

Bảng 3.1: So sánh Ngân hàng Grameen và Ngân hàng Chính sách xã hội Việt

Nam Ngân hàng

Nội dung

Ngân hàng Grameen Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam

Năm thành lập – Quốc gia

1983 – Bangladesh 2002- Việt Nam

Loại hình tổ chức

Ngân hàng thương mại Ngân hàng chuyên doanh

Mục tiêu hoạt động

Phi lợi nhuận Khơng vì lợi nhuận

Lĩnh vực hoạt động

Cho vay vốn nhỏ cho người nghèo (không cần điều kiện bảo đảm).

Nhận ký quỹ, cung cấp các dịch vụ khác.

Kinh doanh trên các lĩnh vực hướng phát triển bao gồm các công ty sản xuất, điện thoại và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội vĩnh long (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)