KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố tác động đến việc tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện tại tỉnh tiền giang (Trang 69)

5.1 Kết luận.

Dựa vào các kết quả phân tích các nhân tố trong mơ hình TBP cải tiến, các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHYT TN gồm nhiều loại và mức độ khác nhau. Trong đó, quy chuẩn chủ quan, thái độ hành vi và nhu cầu chăm sóc sức khỏe ảnh hưởng dương đến ý định tham gia BHYT TN của người dân, nhân tố kiểm sốt hành vi khơng ảnh hưởng đến ý định tham gia của người dân.

Trong 4 biến quy chuẩn chủ quan, biến ảnh hưởng cao nhất đến ý định tham gia là “Đồng nghiệp tơi cho rằng tham gia BHYT TN là có lợi”. Trong 4 biến thái độ hành vi, biến “Mức phí tham gia BHYT TN là hợp lý” ảnh hưởng lớn nhất đến hành vi tham gia bảo hiểm của người dân. Điểm đặc biệt trong đề tài này là nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân được đưa vào nhân tố độc lập để khảo sát ảnh hưởng của chúng đến hành vi tham gia BHYT TN. Hai biến “Tôi thường đến cơ sơ KCB chỉ khi mắc các bệnh thơng thường, khơng có biến chứng nguy hiểm (cảm cúm, đau nhức, ...)” và “Tôi thường đến cơ sơ KCB chỉ khi mắc các bệnh có nguy cơ gây tử vong cao (tai biến, tim mạch,...)” đều có ảnh hưởng đến ý định hành vi tham gia BHYT TN. Điều này cho thấy nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao, việc ngại khám bệnh đã giảm xuống khi người dân đến cơ sở KCB khi có những bệnh thơng thường.

Kết quả kiểm định về những đặc điểm của người dân như giới tính, tình trạng kết hơn, thu nhập, nghề nghiệp, độ tuổi ảnh hưởng khơng có ý nghĩa thống kê đến ý định hành vi tham gia BHYT TN. Kết quả này khác với kết quả của Lê Cảnh Bích Thơ, 2017 khi cho thấy giới tính và trình độ học vấn có ảnh hưởng đến quyết định mua BHYT TN của người dân thành phố Cần Thơ.

5.2 Hàm ý chính sách nhằm phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện. nguyện.

Dựa vào cơ sở là những kết quả nghiên cứu từ đề tài này, một số giải pháp được đưa ra nhằm gia tăng ý định hành vi tham gia BHYT TN của người dân như sau.

5.2.1 Các đề xuất nhằm làm tăng mức tác động của nhân tố quy chuẩn chủ quan đến ý định tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện.

Theo như kết quả nghiên cứu thì nhân tố quy chuẩn chủ quan có tác động dương đến ý định tham gia BHYT TN và trong biến quy chuẩn chủ quan thì biến “ Đồng nghiệp tôi cho rằng tham gia BHYT TN là có lợi” có mức ảnh hưởng cao nhất. Vì thế chính sách cần thiết để tăng mức tác động của nhân tố chủ quan là nâng cao công tác tuyên truyền về lợi ích của BHYT TN và phải tuyên truyền đúng đối tượng, đúng thành phần có nhu cầu tham gia thực sự. Và chính sách và hình thức tun truyền nên hướng tới 2 nhóm đối tượng chính là nơng dân và học sinh, sinh viên, lao động tự do. Lý do vì 2 nhóm đối tượng này chiếm tỷ lệ cao trong xã hội bằng chứng là tỷ lệ trong mẫu khảo sát của 2 nhóm đối tượng này là cao nhất. Bên cạnh đó 2 nhóm đối tượng này là tầng lớp yếu thế nhất trong xã hội và cần được chăm lo nhất vì thu nhập của nhóm đối tượng này là không cao và không ổn định.

Để nâng cao cơng tác tun truyền thì ngồi sử dụng các phương thức tun truyền thông qua các phương tiện truyền thông, các kênh tuyên truyền của Đảng, của các tổ chức chính quyền, chúng ta nên đẩy mạnh phương thức tuyên truyền miệng, cụ thể là thông qua những người đã tham gia BHYT tại địa phương làm những kênh thông tin tuyên truyền cho đồng nghiệp và cho láng giềng về lợi ích của BHYT và BHYT TN. Việc tuyên truyền nên sâu rộng vào từng hộ gia đình hoặc tại những trung tâm văn hóa các cấp, và chủ yếu là cấp xã ở các nơng thơn vì đây là nơi có số lượng nơng dân nhiều và ít được tiếp cận thông tin về các chính sách BHYT TN nhất. Ngồi việc tun truyền đến từng hộ gia đình thì chúng ta nên phát triển thêm kênh tuyên truyền thơng qua các tổ chức có quan hệ trực tiếp với nông dân, cụ thể là ngân hàng “ Phát triển nông nghiêp và nông thơn Việt Nam” . Đây là hình thức “Bancassurance” mà các cơng ty Bảo hiểm thương mai đang áp dụng và gặt hái được những thành cơng nhất định. Bancassurance có thể hiểu là một chiến lược phát triển sản phẩm của các

công ty hoạt động trong ngành bảo hiểm. Đây là hình thức hợp nhất dịch vụ với ngân hàng nhằm tăng khả năng tiếp cận, doanh thu từ các loại hình sản phẩm bảo hiểm. Ngân hàng có thể liên kế với công ty bảo hiểm để cung cấp một sản phẩm bao hiểm ví dụ : ngân hàng cung cấp một sản phẩm vay tài sản thế chấp như xe ơ tơ thì buộc xe ơ tơ đó phải có bảo hiểm nhằm đảm bảo khả năng trả nợ trong trường hợp phát sinh rủi ro. Nếu thực hiện được việc liên kết với ngân hàng ví dụ như : ngân hàng Nông nghiệp để tuyên truyền cũng như phân phối với hình thức đại lý thu BHYT TN thì việc mở rộng đối tượng nơng dân, tiểu thương sẽ rất phất triển. Vì thơng thường những đối tượng này thường cần nguồn vốn luân chuyển để đâu tư phát triển kinh doanh, chăn nuôi, trồng trọt. Đây là một trong những cách tiếp cận và phát triển đối tượng trong tương lai mà BHXH Việt Nam cần nghiên cứu và có những phương pháp phát triển từng bước cho phù hợp với tình hình phát triển.

Xét theo đối tượng tham gia BHYT TN gồm có lao động tự do, tiểu thương, nông dân, học sinh, sinh viên, trong đó đối tượng học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ khơng nhỏ. Trong mẫu khảo sát thì tỷ lệ học sinh, sinh viên, lao động tự do chiếm đến 58 % Nên việc sắp xếp, tổ chức và hình thức tuyên truyền cho đối tượng tham gia này phải phù hợp với tình trạng việc làm và lứa tuổi. Ngồi mơ hình tun truyền chính sách BHYT TN thơng qua hình thức truyền thống thì BHXH Việt Nam nên có những hình thức tuyên truyền mới và lấy đối tượng học sinh, sinh viên là đối tượng cần hướng tới. Vì hiệu quả chính sách tun truyền của đối tượng học sinh, sinh viên không chỉ là trước mắt mà cịn hiệu quả trong tương lai vì lực lương động chính sau này là từ nhưng lớp học sinh, sinh viên này. Nếu như bản thân những học sinh, sinh viên ngay từ đầu đã tiếp cận, hiểu biết chính xác về lợi ích của BHYT TN thì sau này khi trở thành những thành phần lao động của xã hội sẽ ý thức được việc bảo vệ bản thân cũng như là đóng góp cho cộng đồng thơng qua BHYT và BHYT TN. Để nâng cao hiệu quả tuyên truyền cho đối tượng là học sinh , sinh viên thì nên tăng cường thơng qua hình thức trên truyền mạng xã hội, internet, tổ chức các hội thi tìm hiểu về BHXH, BHYT tại các trường Đại học, trung học phổ thông cho học sinh, sinh viên. Những phương thức tuyên truyền qua mạng xã hội hoặc internet và tổ chức các cuộc thi tìm

hiểu ở các trường từ tiểu học đến đại học thì sẽ giúp tăng đối tượng chủ yếu là học sinh, sinh viên.

5.2.2 Các đề xuất nhằm làm tăng mức tác động của nhân tố thái độ hành vi đến ý định tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện.

Thái độ hành vi là nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHYT TN. Trong các biến thái độ hành vi thì “mức phí BHYT là hợp lý” cũng là một nhân tố quan ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định tham gia BHYT TN của người dân. Vì thế để tăng sự hấp dẫn của việc tham gia BHYT TN thì cần xây dựng một cơ cấu phí tham gia BHYT TN hợp lý. Để có một cơ cấu phí hợp lý thì việc xây dựng một cơ cấu phí linh động khơng cào bằng cho mọi đối tượng là điều cần thiết.

Điều đặc biệt là trong khi phỏng vấn người dân ở đề tài này, một số cán bộ về hưu có lãnh lương hưu cho rằng mức phí cịn thấp vì khi trên 60 tuổi sẽ bị nhiều bệnh hơn, việc KCB tốn kém nhiều so với mức phí đã đóng. Do đó, một giải pháp đặt ra là khơng nên cào bằng mức phí cho tất cả đối tượng mà cần chia ra nhiều mức phí hơn, căn cứ vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe ban đầu, số năm đóng bảo hiểm (tích lũy theo thời gian). Cụ thể chúng ta nên áp dụng mức phí thấp cho những người tham gia cịn trẻ và tăng dần khi tham gia lúc tuổi càng lớn vì nó gắn liền với rủi ro bệnh tật ngày càng cao. Như vậy tất cả người dân có thể lựa chọn thời điểm tham gia BHYT TN với mức phí phù hợp với họ. Bên cạnh đó cần tạo ra cơ cấu phí tham gia theo hướng khuyến khích người dân tham gia khi cịn trẻ, thời gian tham gia dài vì sẽ hạn chế phần nào tâm lý lạm dụng quỹ BHYT.

Bên cạnh đó cần có cơ cấu phí phù hợp theo thu nhập, có nghĩa là nếu tham gia mức phí cao thì sẽ được hưởng những dịch vụ y tế, KCB chất lượng cao. Còn nếu tham gia mức thấp thì được hưởng những dịch vụ y tế tương ứng. Để xây dựng được cơ cấu phí như vậy cần có những cuộc nghiên cứu từ những đối tượng có thu nhập cao nhưng khơng tham gia vào BHYT TN nhằm tìm ra được cơ cấu giá tối ưu cho từng mức thu nhập khác nhau. Vì những người có thu nhập cao thì người dân thường có

Chỉ có nghiên cứu lập ra được mức phí BHYT TN phù hợp thì mới có thể tăng thêm sự hấp dẫn của BHYT TN, cũng như nâng cao dịch vụ KCB tại cơ sở KCB.

5.2.3 Các đề xuất nhằm làm tăng mức tác động của nhu cầu chăm sóc sức khỏe đến ý định tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhu cầu chăm sóc sức khỏe có tác động tích cực đến ý định tham gia BHYT TN. Trong các biến của “ Nhu câu chăm sóc sức khỏe’ thì hai biến có ảnh hưởng tích cực nhất đến ý định tham gia BHYT TN là “Tôi thường đến cơ sơ KCB chỉ khi mắc các bệnh thơng thường, khơng có biến chứng nguy hiểm (cảm cúm, đau nhức, ...)” và “Tôi thường đến cơ sơ KCB chỉ khi mắc các bệnh có nguy cơ gây tử vong cao (tai biến, tim mạch,...)” . Vì thế để tăng được sự hấp dẫn của loại hình BHYT TN đối với người dân thì việc nâng cao dịch vụ y tế cũng như chất lượng của các cơ sở KCB là một việc tất yếu, và nên tập trung cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tại cơ sở y tế cấp xã.

Cần tăng cường, cải thiện hệ thống y tế cơ sở cấp xã, phường vì người mắc bệnh thông thường như cảm cúm thường đến khám và điều trị tại trạm y tế phường, xã. Do đó, cần hồn thiện các cơ sở y tế phường xã nhằm đảm bảo đủ điều kiện về cơ sở vật chất và trình độ chun mơn phục vụ công tác KCB bằng thẻ BHYT. Mặt khác, nếu đảm bảo tốt công tác KCB tại các cơ sở tuyến dưới sẽ góp phần làm giảm những chi phí y tế gián tiếp nhưng tốn kém như chi phí đi lại, chi phí ăn ở, và kể cả giảm các chi phí cơ hội khi chữa bệnh tại tuyến trên.

Nâng cáo chất lượng, quy mô hệ thống bệnh viện công từ trung ướng đến địa phương. Thực hiện phát triển các cơ sở KCB theo hướng thay đổi cơ chế quản lý, chuyển dần mơ hình bệnh viện cơng lập được bao cấp tài chính từ ngân sách sang mơ hình bệnh viện cơng cung cấp dịch vụ KCB theo hợp đồng BHYT. Nhằm tách biệt mảng tài chính y tế ra khỏi mảng cung ứng dịch vụ, tránh tình trạng đồng tiền đặt giữa bệnh nhân và bác sĩ.

Cần có biện pháp giải quyết hiệu quả vấn đề y đức, cải thiện tốt hơn tinh thần, thái độ và cung cách phục vụ của những nhân viên y tế đối với người sử dụng thẻ BHYT tại cơ sở y tế từ trung ương đến địa phương. Và tập trung vào cơ sở y tế cấp xã. Hiện tại địa bàn các huyện rất rộng, nếu chỉ tập trung khám BHYT ở các Trung tâm y tế quận huyện thì người dân đi KCB rất khó khăn. Cần tổ chức nhiều cơ sở khám bệnh BHYT, có thể sử dụng các bác sĩ gia đình hoặc các cơ sở y tế tư có đủ điều kiện, để người bệnh dễ dàng sử dụng BHYT và giảm sự quá tải ở các bệnh viện.

Chủ động liên kết với các cơ sở KCB nhỏ lẻ thành mơ hình cơ sở vệ tinh nhằm giảm quá tải trong bệnh viện, đồng thời giảm chi phí xây dựng cơ sở vật chất mới nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu về chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Cần có biện pháp quản lý cơng tác KCB cho người có thẻ BHYT một cách khoa học hơn, có phần mềm thống nhất quản lý tồn bộ bệnh nhân tại các cơ sở khám bệnh BHYT để quản lý tình hình bệnh tật và chi phí sử dụng của từng bệnh nhân. Tránh được những thủ tục hành chính rườm rà phức tạp và đồng thời quản lý chặt chẽ số tiền chi KCB cho những người sử dụng BHYT. Thực hiện chuyên nghiệp hóa hoạt động BHYT bằng cách nâng cao năng lực quản lý hệ thống BHYT, tách biệt hoạt động của quỹ BHYT ra khỏi hoạt động của quỹ hưu trí, thất nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng Đức. tập 2, trang 31.

2. Lê Cảnh Bích Thơ, Võ Văn Tuấnvà Trương Thị Thanh Tâm, (2016), Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua BHYT tự nguyện của người dân thành phố Cần Thơ, Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 48 (D): 20-25.

3. Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Xuân Thọ, Hồ Huy Tựu, (2014), Một số nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện của người buôn nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, 30 (1): 36-45.

4. Nguyễn Văn Song và Lê Trung Thực, (2010), Xác định nhu cầu BHYT tự nguyện của nông dân huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Tạp chí Khoa học và Phát triển, Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội 8, (6): 1037- 1045.

5. Nguyễn Đình Thọ, (2012), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.

6. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, (2007), Nghiên cứu khoa học marketing - Ứng dụng mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM, NXB ĐH Quốc gia TpHCM.

7. Nguyễn Ngọc Đan Thương, (2015), Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHYT của các đối tượng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Đại học Trà Vinh.

Tài liệu tiếng Anh

8. Ajzen I. (1991). The Theory of Planned Behavior. Organizational behavior and human decision processes, 50, 179-21.

9. Bhat, R. and Jain, N. (2006) Factors Affecting the Demand for Health Insurance in a Micro Insurance Scheme. India Institute of Management, Ahmadabad.

10. Blair H. Sheppard, Jon Hartwick, Paul R. Warshaw, (1988), The Journal of Consumer Research, 15,(3): 325-343.

11. Chuttur M.Y. (2009). "Overview of the Technology Acceptance Model: Origins, Developments and Future Directions ," Indiana University, USA. Sprouts: Working Papers on Information Systems, 9 (37).

12. Eagly, A.H. and Chaiken, S. (1993), The Psychology of Attitudes. Harcourt Brace Jovanovich, Fort Worth, TX.

13. Hair, J.F. Jr., Anderson, R.E., Tatham, R.L., & Black, W.C. (1998). Multivariate Data Analysis, (5th Edition). Upper Saddle River, NJ: Prentice.

14. Judith L. & Susan W. (2010). Adverse selection in voluntary micro health insurance in Nigeria, AIID Research Series 10-06.

15. Olson, J.M. and Zanna, M.P. (1993), Attitudes and Attitude Change. Annual Review of Psychology, 44, 117-154.

PHỤ LỤC Bảng câu hỏi

Ý ĐỊNH THAM GIA BHYT TỰ NGUYỆN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố tác động đến việc tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện tại tỉnh tiền giang (Trang 69)