Thuyết hành vi dự định TPB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố tác động đến việc tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện tại tỉnh tiền giang (Trang 28 - 32)

Nguồn: (Ajzen, I, the theory of Planned Behaviour, 1991, tr. 182)

Lý thuyết TPB được xem là mơ hình lý thuyết tối ưu hơn TRA trong việc dự đoán ý định hành vi cũng như giải thích hành vi của người tiêu dùng. Vì thơng qua việc bổ sung thêm biến hành vi kiểm sốt cảm nhận mơ hình TPB đã khắc phục được hạn chế của mơ hình TRA.

2.3 MỘT SỐ CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC TIẾN HÀNH

TRONG THỰC TẾ. 2.3.1 Trong nước.

Nghiên cứu “Xác định nhu cầu BHYT TN của nông dân huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên”. Tác giả Nguyễn Văn Song, Lê Trung Trực được đăng trên tạp chí Khoa học và Phát triển vào năm 2010.

Thông qua việc điều tra 300 phiếu khảo sát trên địa bàn 3 xã và một thị trấn, sử dụng phương pháp tạo dựng thị trường (CVM), nghiên cứu xác định BHYT của người nơng dân, đối tượng mà chính sách BHYT TN hướng tới từ đó “xác định đường cầu mô tả mức sẵn lịng chi trả” của người nơng dân khi tham gia BHYT TN cũng như đánh giá những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ sẵn lòng chi trả. Bằng việc sử dụng mơ hình hồi quy mức sẵn lịng chi trả BHYT TN của nơng dân, bài nghiên cứu đã chỉ ra

Thái độ

Chuẩn chủ quan

Ý thức kiểm soát hành vi

được các yếu tố cơ bản có tác động đến mức sẵn lòng chi trả để tham gia BHYT TN, mà mức sẵn lòng chi trả mà một trong những yếu tố quan trọng tác động đến quyết định tham gia BHYT TN hay không. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố có tác động đến mức độ sẵn lòng chi trả khi tham gia BHYT TN: độ tuổi, thu nhập, nhóm đặc trưng về nhân khẩu xã hội của từng cá nhân, nhóm yếu tố thuộc về chất lượng của cơ sở y tế thực hiện KCB và nhóm yếu tố thuộc về chính sách hỗ trợ phí tham gia BHYT TN của Nhà nước.

Nghiên cứu “Một số nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện của người buôn nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Nghệ An” do tác giả Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Xuân Thọ, Hồ Huy Tựu, được đăng trên tạp chí Khoa học của Đại học quốc gia Hà Nội vào năm 2014.

Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát các lý thuyết về hành vi người tiêu dùng như TRA và TPB. Kết quả nghiên cứu chỉ ra được 7 yếu tố tác động đến ý định tham gia BHYT TN của người dân lần lượt là : tuyên truyền về chính sách BHYT TN, ý thức sức khỏe, kiến thức về chính sách BHYT TN, thái độ, kỳ vọng gia đình, trách nhiệm đạo lý và kiểm soát hành vi. Bài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trong 7 yếu tố trên thì có 3 yếu tố tác động mạnh nhất đến ý định tham gia BHYT TN của người dân lần lượt là : tun truyền chính sách BHYT TN, sau đó là ý thức về sức khỏe của người dân và hiểu biết của người dân về chính sách BHYT TN. 4 nhân tố cịn lại có tác động yếu hơn. Trong 7 yếu tố trên thì có yếu tố ý thức sức khỏe và kiểm sốt hành vi có tác động ngược chiều đến ý định tham gia BHYT TN cịn các yếu tố cịn lại có tác động cùng chiều.

Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua BHYT tự nguyện của người dân thành phố Cần Thơ” của Lê Cảnh Bích Thơ, Võ Văn Tuấnvà Trương Thị Thanh Tâm vào năm 2016. Bài nghiên cứu thực khảo sát lấy ý kiến người dân, nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHYT TN của người dân ở thành phố Cần Thơ. Bài nghiên cứu đã chỉ ra được rằng các yếu tố tuyên truyền, số lần đi khám

bệnh, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng sức khỏe có ảnh hưởng đến ý định hành vi tham gia BHYT TN.

2.3.2 Ngoài nước.

Nghiên cứu “Factoring Affecting the Demand for Health Insurance in a Micro Insurance Scheme” của tác giả Ramesh Bhat Nishant Jain vào năm 2006. Mục tiêu của bài báo này là phân tích các yếu tố xác định nhu cầu BHYT tư nhân. Kết quả cho thấy thu nhập của cá nhân và chi tiêu cho viêc chăm sóc sức khỏe là yếu tố quyết định đáng kể của việc mua BHYT. Tuổi tác, bảo hiểm của bệnh tật và kiến thức về bảo hiểm cũng được tìm thấy là ảnh hưởng đến quyết định mua BHYT một cách tích cực. Đối với quyết định liên quan đến số tiền mua BHYT, thu nhập được tìm thấy có mối quan hệ đáng kể nhưng khơng tuyến tính. Ngồi ra, số lượng con cái trong gia đình, tuổi tác và nhận thức về chi phí y tế trong tương lai cũng được tìm thấy là đáng kể. Nghiên cứu sử dụng mơ hình hai giai đoạn để kiểm tra các tác động của những yếu tố kể trên. Đầu tiên, nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm và ở cấp độ thứ hai, tác giả tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lượng mua bảo hiểm bằng cách sử dụng quy trình ước tính hai giai đoạn của Heckman. Dữ liệu của nghiên cứu này dựa trên khảo sát và thu thập dữ liệu sơ cấp từ huyện Anand Gujarat, nơi Charotar Arogya Mandal đang cung cấp một chương trình BHYT.

Nghiên cứu “Adverse selection in voluntary micro health insurance in Nigeria” của tác giả Judith Lammers & Susan Warmerdam năm 2010. Bài nghiên cứu này tập trung khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHYT cho người nghèo trong đề án ở Nigeria. Sau khi giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHYT theo một mơ hình lý thuyết, tác giả tiếp tục phân tích thực nghiệm dựa trên dữ liệu khảo sát hộ gia đình. Kết quả cho thấy rằng các thành viên hộ gia đình có nhận thức rõ về lợi ích của BHYT hơn thì có nhiều khả năng tham gia hơn. Dân tộc và tơn giáo có vẻ quan trọng các yếu tố quyết định trong quyết định tham gia. Hơn nữa, nguy cơ về rủi ro sức khỏe xảy ra và tự đánh giá về sức khỏe bản thân làm tăng

xu hướng tham gia BHYT. Dữ liệu này được thu thập trong một nhóm đại diện của các thành viên trong gia đình từ các hộ kinh doanh nhỏ ở Lagos, thủ đơ tài chính của Nigeria.

Nhìn chung các đề tài nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHYT TN đã được thực hiện khá nhiều và các nghiên cứu cũng đã khám phá ra các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hành vi quyết định tham gia BHYT TN như: nhóm các nhân tố về xã hội (giới tính, độ tuổi, thu nhập,….) , nhóm các nhân tố về chính sách BHYT TN (mức phí tham gia, chính sách hộ trợ của Nhà nước, tuyền truyền..), nhóm các nhân tố ngoại tác như (chi phí dịch vụ y tế tăng, nguy cơ rủi ro đối với sức khỏe). Mỗi đề tài đều có một cách tiếp cận vấn đề một cách khác nhau và nhằm vào từng đối tượng khảo sat khác nhau. Về cơ bản các đề tài đã chỉ ra được những yếu tố có tác động đến quyết định tham gia BHYT TN giống nhau, nhưng bên cạnh đó cũng có những yếu tố khác nhau đó là những yếu tố mới làm đa dạng thêm các yếu tố làm ảnh hưởng đến quyết định tham BHYT TN.

2.4 MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT.

Nhìn chung đề tài nghiên cứu này khơng quá mới mẻ. Tuy nhiên đề tài của tôi sẽ sử dụng mơ hình (TPB) để tiến hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHYT TN. Khác với những mơ hình nghiên cứu các nhân tố phổ biến khác, mơ hình này của Ajzen & Fishbein nghiên cứu hành vi dựa trên thái độ và các chuẩn chủ quan đối với dịch vụ ít được sử dụng hơn. Nhưng chính điều này sẽ hứa hẹn tạo nên sự khác biệt cho đề tài nghiên cứu này.

Từ lý thuyết về hành vi dự định (TPB) là phát triển mở rộng của thuyết (TRA) vào năm 1991 cộng với cơ sở các cơng trình nghiên cứu trước và sự tham khảo từ các chuyên gia công tác lâu trong ngành BHXH tại tỉnh Tiền Giang, bài nghiên cứu quyết định sử dụng ngun bản gốc của mơ hình (TPB) của Ajzen cộng thêm một biến bổ sung mới đó là biến “Nhu cầu chăm sóc sức khỏe”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố tác động đến việc tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện tại tỉnh tiền giang (Trang 28 - 32)