CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.3. CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN:
- Nghiên cứu của Makoka và cộng sự (2007) nhằm mục tiêu xác định những nhân tố quyết định đến nhu cầu BHYT tư nhân trong số nhân viên làm việc trong khu vực nhà nước ở Malawi bằng phương pháp hồi quy đa thức (multinomial logit regression). Nghiên cứu sử dụng dữ liệu chính được tổng hợp từ 221 cá nhân (n=148 cá nhân đã có bảo hiểm, n=73 cá nhân khơng có bảo hiểm) ở hai thành phố lớn Blantyre và Zomba năm vào năm 2003. Nhóm tác giả sử dụng phương pháp
chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng và 41,6% mẫu là nữ, biến phản ứng là quyết định tham gia chương trình BHYT của hiệp hội hỗ trợ y tế Malawi (MASM) có bốn loại: đặc biệt, cao cấp, tiết kiệm và không tham gia. Các biến giải thích được xác định: giới tính, độ tuổi, số trẻ em, số năm đi học, tình trạng sức khoẻ và thu nhập. Kiểm định Wald được tác giả sử dụng xác định tầm quan trọng của từng biến trong mô hình kinh tế lượng, dù cho tất cả các biến ảnh hưởng đến việc lựa chọn tham gia một trong ba chương trình BHYT, so với việc chọn không tham gia BHYT. Kết quả của nghiên cứu hầu như các biến số có tác động chung đáng kể đến xác suất chọn tham gia BHYT với các mức ý nghĩa khác nhau, đặc biệt thu nhập hàng tháng của cá nhân có ảnh hưởng tích cực đến quyết định lựa chọn tham gia một trong ba chương trình BHYT, nhưng hệ số tác động tham gia các chương trình BHYT: đặc biệt, cao cấp và tiết kiệm thì khơng giống nhau.
Chương trình BHYT đặc biệt thì các biến giải thích: độ tuổi, bình phương độ tuổi, thu nhập ảnh hưởng tích cực đến việc tham gia BHYT với mức ý nghĩa 5% hay 1%, ngược lại số năm đi học tác động tiêu cực ảnh hưởng xác suất tham gia BHYT trái với mong đợi của tác giả. Độ tuổi là biến có tác động dương đến xác suất tham gia chương trình đặc biệt, nhưng trên 55 tuổi lại tác động tiêu cực vì giới hạn độ tuổi, trong khi đó thu nhập tác động dương mặc dù đây là chương trình BHYT với giá cao nhất. Số năm đi học trong nghiên cứu được xem là kiến thức về lợi ích của sức khoẻ, nhưng có thể ở Malawi đối với chương trình BHYT đặc biệt thì biến này có thể xem như loại cơng việc, thu nhập và quyền lợi bảo hiểm theo lao động, trong đó có 38% số người khảo sát có trình độ giáo dục trên trung học.
Với chương trình BHYT cao cấp chỉ có thu nhập là biến ảnh hưởng có tác động dương với quyết định tham gia BHYT với mức ý nghĩa cao 1%, trong khi đó biến số trẻ em và tình trạng sức khoẻ thì lại tác động âm với mức ý nghĩa lần lượt 10% và 5%, các biến cịn lại thì tác động khơng có ý nghĩa. Điều này cho thấy những người được khảo sát có nhu cầu tham gia chương trình BHYT cao cấp có xu hướng bị ảnh hưởng tích cực bởi mức thu nhập của họ, và quy mơ gia đình và tình
trạng sức khoẻ tốt hay bình thường của họ hạn chế khả năng tham gia chương trình BHYT này. Trong khi đó nhu cầu về chương trình BHYT tiết kiệm có các đặc điểm giống với chương trình BHYT cao cấp ngoại trừ biến độ tuổi, bình phương độ tuổi có ý nghĩa ở mức 10%. Dưới giới hạn độ tuổi tham gia các chương trình BHYT thì tuổi tác là yếu tố thúc đẩy tham gia chương trình BHYT tiết kiệm này.
Makoka và cộng sự (2007) sử dụng phương pháp kiểm định nhị phân cho kết quả thống kê mơ tả có đến 98% số mẫu đến khám chữa bệnh tại cơ sở y tế tư nhân có thu phí và chỉ có 2% đến các cơ sở y tế công, cho thấy các nhân viên nhà nước thích được điều trị tại các cơ sở y tế tư nhân có chấp nhận sử dụng BHYT. Thử nghiệm tương tự đối với 73 cá nhân khơng có bảo hiểm để xác định lý do chính cho việc khơng tham gia chương trình BHYT của MASM, kết quả thu được với mức ý nghĩa 1% cho thấy 68% người khơng có bảo hiểm khơng tham gia BHYT do thiếu thông tin, 32% cịn lại là do thu nhập, vì vậy nhóm tác giả kết luận rằng việc thiếu kiến thức (68%) là lý do chính tại sao hầu hết nhân viên nhà nước không tham gia các chương trình BHYT.
- Ying và cộng sự (2007) thiết kế nghiên cứu đánh giá nhu cầu về BHYT tư nhân ở khu vực thành thị Trung Quốc sử dụng phương pháp hồi quy Logistic để ước tính mức sẵn lịng chi trả cho các chương trình BHYT tư nhân và đánh giá ảnh hưởng của các biến giải thích. Nghiên cứu dựa trên thu thập về hộ gia đình được thực hiện tại bốn thành phố nhỏ ở hai tỉnh Tứ Xuyên ở Tây Nam và Sơn Đông ở Đông Bắc của Trung Quốc, mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng với 9.478 cá nhân từ 2.671 hộ gia đình được khảo sát. Các cá nhân được hỏi về mức sẵn lòng chi trả (WTP) của họ đối với ba chương trình bảo hiểm: bảo hiểm dành cho bệnh hiểm nghèo (MCDI), bảo hiểm điều trị nội trú (IEI) và bảo hiểm điều trị ngoại trú (OEI). Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia vào ba chương trình BHYT tư nhân được xác định: tình trạng việc làm, độ tuổi, giáo dục và thu nhập.
Bảng câu hỏi khảo sát để xác định WTP cho ba chương trình BHYT được nhóm tác giả thiết kế dựa trên phí bảo hiểm và lợi ích của các chương trình BHYT
được cung cấp bởi các doanh nghiệp BHYT tư nhân. Với bảo hiểm MCDI sẽ hồn trả 80% chi phí y tế cho người được bảo hiểm nếu họ mắc phải bệnh hiểm nghèo. Bảo hiểm IEI chi trả 100% chi phí y tế cho các dịch vụ y tế nội trú ,và bảo hiểm OEI sẽ chi trả 60% chi phí y tế cho các dịch vụ y tế ngoại trú của người mua BHYT. Những lợi ích được cung cấp bởi mỗi chương trình bảo hiểm trước tiên được giải thích cho người trả lời, sau đó các câu hỏi về WTP sẽ được hỏi để gợi ra số tiền cao nhất mà người được phỏng vấn sẵn lòng mua BHYT. Các yếu tố cá nhân cũng được thu thập trong bảng câu hỏi, trong số 2.630 người được phỏng vấn có 75% là nam giới, 40% đối tượng có BHYT nhà nước. Tỷ lệ người trả lời ở độ tuổi dưới 40, từ 41 đến 59 và 60 trở lên lần lượt là 52%, 40% và 8%. Biến số tình trạng việc làm thì nhân viên làm trong các doanh nghiệp nhà nước và chính phủ chiếm 17%, những người làm doanh nghiệp tư nhân hoặc tự làm chủ là 56% và thất nghiệp chiếm 27% số người được hỏi. Thu nhập bình quân hàng tháng được chia làm bốn nhóm: thấp nhất là 134 RMB, trung bình 261 RMB, cao là 403 RMB và cao nhất là 883 RMB. Hầu hết các đối tượng khơng học đại học hoặc cao hơn, khoảng 69% có trình độ học vấn trung học cao hơn nhiều so với người có trình độ đại học trở lên (6%) và người có trình độ học vấn tiểu học trở xuống chiếm 25%.
Kết quả thu được cho thấy ba đặc điểm nổi bật, thứ nhất nhu cầu về BHYT tư nhân ở khu vực thành thị Trung Quốc có tiềm năng rất lớn. Hơn 40% số người được hỏi cho biết họ sẵn lịng mua MCDI và IEI, và trung bình của mức sẵn lịng chi trả đối với các chương trình BHYT là hơn 100RMB. Với quy mô dân số hơn 100 triệu người ở các thành phố nhỏ sẽ sẵn sàng mua BHYT tư nhân thì mức phí hàng năm hơn 20 tỷ RMB. Thứ hai là nhiều người muốn mua MCDI và IEI hơn OEI dù các cá nhân phải trả phí bảo hiểm cao hơn. Việc có BHYT nhà nước khơng ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu mua MCDI và OEI, nhưng lại tác động đến nhu cầu mua IEI với hệ số giải thích 0,0776 mức ý nghĩa 1% điều này cho thấy dù BHYT nhà nước bao gồm các dịch vụ y tế nội ngoại trú và bệnh hiểm nghèo nhưng nó khơng đáp ứng nhu cầu của người dân. Điểm nổi bật thứ ba là một số yếu tố quyết định nhu cầu BHYT tư nhân là tương tự nhau trong ba chương trình BHYT tư nhân.
Các cá nhân làm việc trong khu vực công, doanh nghiệp tư nhân hoặc tự làm chủ, dưới 40 tuổi, có trình độ đại học và thu nhập cao hơn là những ảnh hưởng đến quyết định mua BHYT tư nhân. Trong đó thu nhập là yếu tố quan trọng có mối tương quan dương với cả ba chương trình BHYT tư nhân phù hợp với mong đợi của nhóm tác giả.
- Nghiên cứu của Propper (1989) thảo luận về nhu cầu BHYT tư nhân trong thị trường chăm sóc sức khoẻ ở Anh và xứ Wales nơi mà BHYT nhà nước là bắt buộc và được đóng góp thơng qua một bộ phận của thuế, người dân được hưởng quyền lợi của mình trong dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơng. Bộ dữ liệu được tác giả sử dụng để phân tích là bộ dữ liệu khảo sát hộ gia đình (GHS) năm 1982, đây là khảo sát cắt ngang hàng năm với khoảng 12.000 hộ gia đình ở Anh và xứ Wales có đủ thơng tin về độ tuổi, giới tính, việc làm, thu nhập, chăm sóc y tế và BHYT của tất cả các thành viên trong gia đình. Mơ hình kinh tế lượng của Propper (1989) sử dụng phương pháp hồi quy Probit hoặc Logit, biến phụ thuộc trong mơ hình là quyết định mua BHYT tư nhân và các biến giải thích xác định là đặc điểm cá nhân, thu nhập hộ gia đình và hữu dụng dự kiến của cá nhân trong trường hợp có bảo hiểm và khơng có bảo hiểm. Dựa vào mục đích của nghiên cứu và kinh nghiệm từ những nghiên cứu trước đó tác giả rút ra tổng số mẫu quan sát là 1.026 hộ gia đình với tỷ lệ chênh lệch khơng q lớn giữa hai nhóm hộ gia đình: có bảo hiểm (464 hộ) và khơng có bảo hiểm (562 hộ). Kết quả của nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của thu nhập và tình trạng việc làm trong việc quyết định mua BHYT tư nhân, những biến còn lại với hệ số biến thiên ít có nghĩa hơn trong xác suất mua bảo hiểm. Tuy nhiên kết quả thu được cũng cho thấy một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyết định mua khơng có trong bộ dữ liệu GHS, các tham số ước tính có dấu hiệu như dự kiến nhưng những tham số khác lại xác định kém vì thế tác giả đề xuất hai phần mở rộng thêm trong nghiên cứu. Phần mở rộng đầu tiên sẽ tính đến các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua trước đây so với quyết định mua hiện tại. Thứ hai là xác định thêm những yếu tố khả năng ảnh hưởng đến quyết định của cá nhân do hạn chế của bộ dữ liệu.
- Mặc dù hệ thống chăm sóc sức khoẻ cơng của Ireland cung cấp nhiều hỗ trợ cho người dân nhưng vẫn có 50% dân số lựa chọn tham gia BHYT tư nhân. Thị trường BHYT tư nhân được thành lập vào cuối những năm 1950 để cung cấp bảo hiểm cho 15% dân số có thu nhập cao nhất (những người được loại trừ những hỗ trợ từ chính phủ) dù vậy tỷ lệ dân số chọn BHYT tư nhân tiếp tục tăng, đồng thời chính sách y tế của Ireland tích cực hỗ trợ ngành y tế tư nhân, những khoản trợ cấp cả trực tiếp lẫn gián tiếp từ tài chính cơng. Từ đánh giá ban đầu, Finn và Harmon (2006) nghiên cứu về vai trò của đặc điểm kinh tế xã hội và hộ gia đình thúc đẩy nhu cầu của người dân với BHYT tư nhân như thế nào, và chính sách chính phủ đóng vai trị gì? Tác giả sử dụng dữ liệu khảo sát về đời sống ở Ireland giai đoạn 1994 - 2001 để kiểm định phân tích dữ liệu bảng và so sánh giữa 3 mơ hình: mơ hình tĩnh, mơ hình của Chamberlain-Mundlak và mơ hình động. Vì đây là dữ liệu bao quát hộ gia đình nên các cá nhân trong cùng một hộ gia đình khơng thể được coi là độc lập, do đó Finn và Harmon (2006) sử dụng một tập hợp con của mẫu tập trung vào cá nhân tham chiếu của hộ gia đình, như là kiểm tra quyết định tham gia bảo hiểm.
Thơng qua ba mơ hình phân tích kết quả chỉ ra rằng những người tham gia BHYT tư nhân có học vấn cao, giàu có và khoẻ mạnh hơn những người khơng tham gia bảo hiểm. Điều này cũng không đặc biệt trong bối cảnh của Ireland mà đặc biệt là chính sách của những nhà hoạch định đối với BHYT tư nhân. Những chính sách nhằm thúc đẩy cầu BHYT tư nhân như cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ chất lượng hơn, giá cả phù hợp, hỗ trợ người mắc bệnh mãn tính trong việc mua bảo hiểm. Tuy nhiên nó chỉ thành cơng trong việc khuyến khích những người có học vấn tốt, thu nhập cao và có sức khoẻ tốt hơn tham gia BHYT tư nhân.
Trong mơ hình động, sự kiên trì là yếu tố quyết định rất lớn đến nhu cầu BHYT tư nhân và nó cũng làm giảm quy mơ của các hệ số trên các biến hồi quy. Trong khi giáo dục, thu nhập và tình trạng sức khoẻ có ảnh hưởng lớn đến xác suất tham gia BHYT thì tác động này lại được đánh giá quá cao khi khơng có sự kiểm sốt đồng nhất và khơng phụ thuộc vào chính phủ. Nhà cung cấp bảo hiểm có thể sử
dụng một số chính sách được chính phủ hỗ trợ tác động đến quyết định mua BHYT của người dân như hồ sơ tuổi tác của nhóm bảo hiểm làm thay đổi quy định cung cấp BHYT với người tham gia BHYT trên 30 tuổi sẽ bị tính thêm 2% tiền thuế mỗi năm. Kết quả cho thấy rằng nếu có thể thu hút người khơng có BHYT mua BHYT thì xác suất giữ lại nó trong tương lai là rất lớn, một khuyến khích để lơi kéo người dưới 30 tuổi tham gia BHYT tư nhân có thể khá hiệu quả. Một số trợ cấp khác của chính phủ đối với thị trường BHYT tư nhân chẳng hạn như giảm thuế cho bảo hiểm với lý do hỗ trợ người có bệnh mãn tính được mua bảo hiểm, sử dụng tiền thuế để giảm giá bảo hiểm tạo điều kiện cho người dân được tham gia BHYT tư nhân. Những việc này trên thực tế phù hợp với mục tiêu gia tăng nhu cầu BHYT tư nhân của chính phủ, đồng thời nó cũng mang lại lợi ích cho những cơng ty cung cấp bảo hiểm.
Kết quả của nghiên cứu này nhấn mạnh giáo dục, thu nhập và tình trạng sức khoẻ là những yếu tố tác động mạnh mẽ tích cực đối với nhu cầu BHYT tư nhân ở Ireland, đan xen vào đó là những chính sách hỗ trợ của chính phủ đối với thị trường bảo hiểm tư nhân. Tuy nhiên với trình độ giáo dục và thu nhập thấp hơn thì tình trạng sức khoẻ có ảnh hưởng rất lớn đến xác suất mua bảo hiểm, những chính sách này góp phần vào sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận chăm sóc y tế.
- Mục tiêu của nghiên cứu của Hopkins và P. Kidd (1996) tìm hiểu các vấn đề quan trọng có ảnh hưởng đến nhu cầu BHYT tư nhân tại Úc, vì kể từ khi chương trình Medicare được thành lập vào năm 1984 thì tỷ lệ dân số Úc có BHYT tư nhân đã giảm đáng kể. Các biến số kinh tế xã hội, đặc điểm cá nhân và vị trí địa lý được thu thập và kiểm định bằng mơ hình Logit nhị phân, qua đó làm nổi bật ảnh hưởng và tầm quan trọng của chúng đối với nhu cầu BHYT tư nhân của người dân Úc. Bộ dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu là khảo sát y tế quốc gia năm 1989 – 1990 cung cấp thông tin chi tiết về các đặc điểm cá nhân bao gồm độ tuổi, trình độ học vấn, nơi cư trú, thu nhập, tình trạng sức khoẻ, chi tiêu cho dịch vụ y tế và tình trạng sở hữu BHYT tư nhân của người dân Úc. Dữ liệu ban đầu có 54.241 cá nhân với
37,7% có BHYT tư nhân và 35,2% khơng có, phần cịn lại của mẫu là các cá nhân