Khảo sát thực trạng về hệ thống KSNB trong các DNNVV tại TP.HCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ ảnh hưởng của các thành tố đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố hồ chí minh (Trang 56 - 57)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Khảo sát thực trạng về hệ thống KSNB trong các DNNVV tại TP.HCM

Đối tượng khảo sát là: Tổng Giám đốc, Giám đốc, Kế toán trưởng, nhân viên phụ trách kế toán và nhân viên tại các DNNVV tại TP. HCM. Chủ yếu đối tượng có trình độ và hiểu biết về hệ thống KSNB.

Tổng số phiếu câu hỏi phát ra là 180 phiếu, thu hồi là 180 phiếu, trong đó có 13 phiếu không đạt yêu cầu. Tổng số phiếu dùng trong nghiên cứu là 167 phiếu (Phụ lục 3.6).

Trong quá trình thực hiện bài nghiên cứu, tiếp cận được những thơng tin thơng qua thảo luận nhóm cũng như tổng hợp thực tế, thực trạng hệ thống KSNB của các DNNVV tại TP. HCM có những đặc điểm như sau:

- Mặc dù KSNB đã xuất hiện khá lâu trên thế giới tuy nhiên đó vẫn cịn nhiều bỡ ngỡ ở tại Việt Nam. Nhiều DN vẫn chưa nhận thức đúng được khái niệm cũng như vai trò và tầm quan trọng của hệ thống KSNB trong DN;

- Hệ thống pháp luật và quy định chưa rõ ràng cũng là một điểm yếu của hệ thống KSNB tại TP. HCM nói riêng và cả Việt Nam nói chung. Báo cáo COSO được dùng để áp dụng cho các DN ở Hoa Kỳ nên có một số tiêu chí về KSNB được đề cập đến đơi lúc không phù hợp với đặc điểm của các DNNVV tại Việt Nam; - Nhiều nhà quản lý cũng chưa được đào tạo chuyên sâu về KSNB. Phần lớn các

nhà quản lý của những DNNVV thường quản lý theo kinh nghiệm, không được đào tạo về KSNB và cũng ít quan tâm đến khoa học quản lý nên việc tổ chức hệ thống KSNB vẫn cịn mang tính tự phát, dựa vào kinh nghiệm và chưa được tổ chức một cách hệ thống nên họ cũng chưa nhận thức được đúng đắn vai trò và tầm quan trọng của của việc xây dựng một hệ thống KSNB hữu hiệu cho DN mình;

- Còn thiếu sự xem xét, đánh giá định kỳ hệ thống KSNB trong nhiều DN để có thể có những điều chỉnh, bổ sung cần thiết nhằm khắc phục những yếu kém của hệ

thống KSNB để hệ thống KSNB phù hợp hơn với tình hình phát triển của từng giai đoạn;

- Mục tiêu của các DNNVV thường là quan tâm các khoản lợi nhuận ngắn hạn, mà một khía cạnh ln đáng cân nhắc trong việc xây dựng hệ thống KSNB là lợi nhuận thu được có bù đắp đủ cho chi phí bỏ ra hay khơng. Đơi khi, chi phí và nguồn lực tiêu hao quá nhiều làm các nhà quản lý lược bỏ một số cơng đoạn hoặc quy trình, dẫn đến hệ thống KSNB vẫn còn nhiều yếu kém nhất định như vi phạm sự bất kiêm nhiệm;

- Ngoài ra, một đặc điểm cũng xuất phát từ hạn chế của hệ thống KSNB đó là vấn đề con người, yếu tố không chắc chắn của rủi ro, điều kiện hoạt động thay đổi,… do đó, khiến bộ máy KSNB chưa thật sự hồn chỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ ảnh hưởng của các thành tố đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố hồ chí minh (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)