Bàn luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ ảnh hưởng của các thành tố đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố hồ chí minh (Trang 84 - 87)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3 Bàn luận kết quả nghiên cứu

Qua q trình phân tích các dữ liệu thu thập được, kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống KSNB tại các DNNVV chưa được thực sự chú trọng, chỉ đạt ở mức khá. Trong đó, qua mơ hình hồi quy, năm thành tố tạo thành hệ thống KSNB có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các DNNVV tại TP. HCM, kết quả này trùng

với kết quả nghiên cứu của Karagiorgos, T., Giovanis, N., & Drogalas, G. (2011), Ho T.V.(2016).

Theo kết quả nghiên cứu, mức độ tác động của các thành tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB được đánh giá như sau:

- Thành tố mơi trường kiểm sốt: đây là thành tố có tác động mạnh nhất. Điều

này có thể được lý giải là do đối tượng nghiên cứu ở đây là tại các DNNVV, mà đặc điểm của DNNVV là thường chủ sở hữu cũng là người quản lý, do đó họ sẽ bảo vệ tài sản của mình một cách tốt nhất, bằng thái độ quan tâm đặc biệt đến tài sản và các quy định ràng buộc để có thể tạo nên một mơi trường trung thực, chính trực để bảo toàn tài sản. Tuy nhiên, các DN này vẫn chưa chú trọng đến mơi trường kiểm sốt (giá trị trung bình quan sát 3,24 – Phụ lục 4.4), vẫn cịn xảy ra tình huống tuyển dụng nhân viên có trình độ chưa phù hợp với đơn vị hoặc chưa xây dựng quy chế khen thưởng, kỷ luật nhân viên rõ ràng;

- Thành tố hoạt động kiểm sốt là thành tố có mức độ tác động mạnh thứ hai đến

tính hữu hiệu của hệ thống KSNB của các DNNVV tại TP. HCM. Nguyên nhân có thể nêu ra đó là bên cạnh việc xây dựng một mơi trường kiểm sốt ban đầu, thì các DN cũng khá chú tâm đến việc xây dựng các hoạt động kiểm sốt (giá trị trung bình quan sát là 3,75 – Phụ lục 4.4) nhằm đảm bảo những chỉ dẫn của nhà quản lý trong việc giảm thiểu rủi ro để đạt được các mục tiêu. Tuy nhiên, các DNNVV chưa thật sự quan tâm đến việc dự phịng, đối phó với lỗi phần mềm, phần cứng và an ninh mạng cũng như vẫn chưa đề xuất biện pháp thay thế hoặc chấn chỉnh kịp thời khi các hoạt động kiểm sốt kém hiệu quả;

- Thành tố có mức tác động mạnh thứ ba đó là thành tố Đánh giá rủi ro (giá trị trung bình quan sát là 3,45 – Phụ lục 4.4). Hiện nay tại các DNNVV được khảo sát đã và đang thường xuyên nhận dạng và đánh giá rủi ro, ngoài ra các DN này cũng có thành lập các bộ phận dự báo, nhận dạng và đối phó với rủi ro, tuy nhiên

rủi ro vẫn luôn tồn tại do các bộ phận nghiệp vụ tại đơn vị chưa hoàn toàn tách biệt với bộ phận kế toán, và chưa kịp thời đưa ra các biện pháp giảm thiểu rủi ro; - Tiếp đến là thành tố Giám sát. Đây là cơng việc theo dõi và qua đó phát hiện những sai sót nếu trong q trình hoạt động của DN, từ đó có thể báo cáo lên cấp trên cũng như đề xuất các phương án xử lý thích hợp. Tuy nhiên, hoạt động Giám sát này (giá trị trung bình quan sát là 3,41) hiện tại chỉ phát huy tốt bởi các nhà quản lý. Mặc dù, các DNNVV cũng đã tạo điều kiện cho các nhân viên và các phòng ban giám sát lẫn nhau, nhưng việc giám sát này chưa hồn tồn triệt để vì đơi khi có sự thơng đồng và vì lợi ích cá nhân trong hoạt động giám sát lẫn nhau ảnh hưởng đến sự chính trực của hoạt động.;

- Cuối cùng. có mức ảnh hưởng nhẹ nhất là thành tố Hệ thống thông tin và truyền

thông. Trong bối cảnh hiện nay, có thể thấy rằng vấn đề thơng tin và truyền thông

ở các DNNVV tại TP. HCM chưa được chú trọng nhiều (giá trị trung bình quan sát là 3,04 – Phụ lục 4.4). Một phần là vì đặc điểm trụ sở kinh doanh tập trung cùng một chỗ, cũng như sự hạn hẹp về kinh phí nên hoạt động này chưa được đầu tư nhiều, dẫn đến vẫn cịn tình huống mặc dù NQL được đơn vị cung cấp đầy đủ thơng tin cần thiết khi có u cầu, tuy nhiên các thông tin được xử lý và phản hồi chưa kịp thời, dẫn đến tình huống luồng thơng tin truyền đạt chậm.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Chương này đã trình bày về kết quả khảo sát và xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS về các thành tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB ở các DNNVV tại TP. HCM. Sau kết quá đánh giá độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích thành tố EFA cũng như là kết quả thu được từ việc phân tích tương quan và đúc kết ra cơng thức mơ hình hồi quy để chỉ ra mức độ tác động mạnh hoặc yếu của các thành tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các DN được khảo sát. Từ đây làm cơ sở để thực hiện chương tiếp theo, bàn luận và kiến nghị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ ảnh hưởng của các thành tố đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố hồ chí minh (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)