KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ ảnh hưởng của các thành tố đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố hồ chí minh (Trang 87)

5.1 Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu đề tài “Mức độ ảnh hưởng của các thành tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các DNNVV tại TP. HCM”, luận văn rút ra những kết luận sau:

Qua những câu hỏi được thiết lập theo thang đo Likert 5 mức độ với dãy giá trị từ 1 đến 5 ( 1- hoàn tồn khơng đồng ý; 2 – khơng đồng ý; 3 – bình thường; 4 – đồng ý; 5 – hồn toàn đồng ý), tác giả ghi nhận những ý kiến khách quan của đối thượng khảo sát về các thành tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các DNNVV tại TP. HCM, làm cơ sở để phân tích định lượng.

Kết quả hệ số Cronbach’s Alpha cho biết độ tin cậy của thang đo dùng để đo lường các thành phần của năm nhóm thành tố đều lớn hơn 0,6, nghĩa là thang đo phù hợp với kiểm định mơ hình lý thuyết của đề tài. Kết quả phân tích thành tố EFA trích thành năm thành tố hội tụ. Các giá trị Eigenvalues đều lớn hơn 1 và giải thích được 67,062%.

Kết quả kiểm định mơ hình lý thuyết: tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các DNVVN tại TP. HCM có năm thành tố tác động là: Mơi trường kiểm soát tác động mạnh mẽ nhất đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB ở các DNNVV tại TP. HCM (β = 0,390), tiếp đến là thành tố Hoạt động kiểm soát (β = 0,288), thành tố Đánh giá rủi ro (β = 0,182), thành tố Giám sát (β = 0,125) và cuối cùng là thành tố Thông tin và truyền thông (β = 0,119). Và các giả thuyết H1, H2 H3, H4 và H5 đều được chấp nhận.

5.2 Hàm ý chính sách nhằm tăng cường tính hữu hiệu của hệ thống KSNB của các DNNVV tại TP. HCM DNNVV tại TP. HCM

Như đã tổng hợp trong chương 1 và chương 2 về các nghiên cứu trước đây và lý thuyết, các kiến nghị được trình bày nhằm tăng cường tính hữu hiệu của hệ thống KSNB của các DNNVV tại TP. HCM các NQL trước khi áp dụng cần phải được cân nhắc đến vấn đề chi phí.

Nguyên tắc chung đó là tổn thất chi phí bao nhiêu thì lợi ích để vận hành hệ thống KSNB mang lại phải nhiều hơn chi phí đó. Chi phí này bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp thực tế phát sinh để xây dựng hệ thống KSNB. Một số tổ chức cũng tính thêm chi phí cơ hội liên quan đến việc sử dụng các nguồn lực vào chi phí này.

5.2.1 Giải pháp hồn thiện về Mơi trường kiểm sốt

Mơi trường kiểm sốt là thành tố tác động mạnh mẽ nhất đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, đồng thời cũng là thành tố nền tảng cấu thành nên hệ thống KSNB, do đó Mơi trường kiểm sốt tốt sẽ tạo tiền đề cho KSNB hoạt động hữu hiệu. Đây là yếu tố tạo nên sắc thái chung cho toàn đơn vị chi phối ý thức của các thành viên tham gia. Trên cơ sở lý luận đã nghiên cứu và thực tế khảo sát, để môi trường quản lý phát huy tốt vai trị nền tảng của mình, tác giả đề xuất một số giải pháp để giúp DN hồn thiện Mơi trường kiểm soát:

Đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực:

- Kế hoạch và quy trình tuyển dụng cần rõ ràng và minh bạch. Công khai các tiêu chuẩn về kiến thức, kỹ năng và văn hoá của DN để tránh tạo tâm lý mập mờ bất mãn cho ứng viên;

- Cần chú trọng tuyển dụng các nhân viên có đầy đủ năng lực và trình độ phù hợp với u cầu cơng việc và vị trí tuyển dụng để khơng lãng phí nguồn lực của đơn vị cũng như có thể giúp cơng ty phát huy tối đa năng lực của nhân viên;

- Cần xây dựng chính sách nguồn nhân lực hợp lý, đồng thời phải thiết lập và hoàn thiện quy chế khen thưởng nhân viên rõ ràng nhằm đảm bảo chế độ lương thưởng của nhân viên, đồng thời khuyến khích nhân viên biểu hiện tốt hơn, tăng tính cạnh tranh để tạo ra hiệu suất cơng việc cao và gắn bó lâu dài với DN;

- Phát huy và tích cực trong việc đào tạo nâng cao kiến thức, tay nghề của nhân viên.

Phân định quyền hạn và trách nhiệm cho từng bộ phận

- Cần phân định quyền hạn trách nhiệm rõ ràng cho từng bộ phận, quy định cụ thể tại các bảng mô tả cơng việc cho từng vị trí, từng bộ phận. Như vậy, có thể giúp từng cá nhân, từng bộ phận hiểu rõ cơng việc và trách nhiệm của mình, đạt được hiệu quả công việc tốt hơn đồng thời giúp các bộ phận cũng sẽ có trách nhiệm hơn với cơng việc mà mình được giao, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các bộ phận.

Đảm bảo sự chính trực và giá trị đạo đức của DN

- Cần ban hành bộ quy tắc ứng xử chung liên quan đến đạo đức nhân viên để ngăn chặn không để cho các nhân viên có hành vi thiếu đạo đức hoặc phạm pháp; - Nhà quản lý định kỳ tuyên truyền về thái độ và văn hố của cơng ty đối với sự

chính trực, ngay thẳng và nhấn mạnh những xử lý về gian lận, vi phạm đạo đức; - Các quy định về nội quy lao động, kỷ luật nhân viên cần được phổ biến thường

xuyên để mọi nhân viên đều biết và tuân thủ.

5.2.2 Giải pháp hoàn thiện về Hoạt động kiểm soát

Hoạt động kiểm sốt có ảnh hưởng mạnh thứ hai đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các DNNVV tại TP. HCM, việc thiết lập và thực hiện hoạt động kiểm soát sẽ giúp NQL giảm thiểu rủi ro trong quá trình quản lý và hoạt động kinh doanh. Trên cơ sở lý luận và thực tế, tác giả đề xuất một số giải pháp giúp các đơn vị này nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm soát như sau:

Kiểm sốt với cơng nghệ

- Cần chú trọng đến việc sao lưu dự phịng, có thể tận dụng cách lưu trữ dữ liệu đám mây, lưu trữ trên internet, đồng thời lưu trữ tại các thiết bị cứng dùng để lưu trữ dữ liệu như ổ cứng di động, để đảm bảo dữ liệu của doanh nghiệp không bị mất khi bị các sự cố như lỗi phần mềm, thiết bị vi tính bị hư hỏng hoặc bị xâm nhập bởi đối tượng khơng có thẩm quyền;

- Nâng cao ý thức và kiến thức về an ninh nhằm bảo quản và đảm bảo các thông tin được lưu trữ được bảo mật, thiết bị lưu trữ không bị trộm cắp, hư hỏng.

Đảm bảo các cá nhân và bộ phận hoạt động đúng quyền hạn, trách nhiệm

- Bất kiêm nhiệm tại các DNNVV là hiện tượng thường xuyên xuất hiện, do đó, để hạn chế rủi ro từ vấn đề này, khi phân cơng cơng việc khơng nên chỉ có một cá nhân hay một bộ phận nào được thực hiện tồn bộ quy trình nghiệp vụ mà phải phân chia cho nhiều bộ phận tham gia;

- Các công việc cần được phê chuẩn đúng đắn và có đầy đủ chứng từ.

5.2.3 Giải pháp hoàn thiện về Đánh giá rủi ro

Đánh giá rủi ro là khâu quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống KSNB của đơn vị. Nguồn lực của mỗi DN khảo sát là có hạn nên việc nhận dạng, đánh giá đúng rủi ro để có thể đưa ra các hoạt động kiểm soát phù hợp, đồng thời phân bổ nguồn lực cho hợp lý để duy trì hoạt động và tốc độ tăng trưởng của đơn vị, qua kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất những giải pháp để hoàn thiện Đánh giá rủi ro như sau:

Phân tích và đánh giá rủi ro, từ đó đưa ra các giải pháp giảm thiểu rủi ro

- Cần xem xét và đánh giá việc kiêm nhiệm cơng tác ghi chép giữa bộ phận kế tốn với các bộ phận khác, đảm bảo được sự tách bạch và kiểm sốt được, nhằm đảm bảo khơng có sự thông đồng;

- Định kỳ thực hiện các cuộc họp nhằm phân tích đánh giá các rủi ro phát sinh trong doanh nghiệp, đồng thời báo cáo những nguy cơ có thể xảy ra trong q trình hoặt động kinh doanh, từ đó thảo luận đưa ra nhận định liên quan. Điều này, giúp đảm bảo được đơn vị ln kịp thời chuẩn bị các ứng phó với rủi ro.

Hạn chế rủi ro và gian lận

- Thường xuyên đối chiếu sổ sách và tài sản để đảm bảo sự phù hợp giữa ghi nhận và tài sản thực tế để có thể kịp thời phát hiện ra các rủi ro và gian lận đang tồn tại, từ đó có những biệp pháp cải thiện;

- Nâng cao nhận thức các cấp quản lý tại các DNNVV tại TP. HCM thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn đặc biệt dành riêng cho họ, tổ chức các buổi tọa đàm. Từ đó, giúp họ nhận ra tầm quan trọng của việc phân tích và đánh giá rủi ro và gian lận trong bộ phận mình. Như vậy sẽ hạn chế rủi ro và gian lận có thể xảy đến, đồng thời tăng cường năng lực phân tích và đánh giá rủi ro và đưa ra các giải pháp phù hợp.

5.2.4 Giải pháp hoàn thiện về Giám sát

Một hệ thống KSNB dù được thiết kế tốt thế nào đi chăng nữa nếu khơng có sự kiểm tra, giám sát tốt thì theo thời gian tính hữu hiệu của nó sẽ dần mất đi. Mục tiêu của việc giám sát là theo dõi, đánh giá chất lượng KSNB để đảm bảo nó vẫn hoạt động tốt và liên tục điều chỉnh, cải thiện cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của các DNNVV tại TP. HCM. Qua hoạt động giám sát giúp nhà quản lý thấy được khuyết điểm trong việc thiết kế, vận hành hệ thống và có sự quan tâm đúng mực hơn nữa. Tác giả qua bài nghiên cứu đề xuất những giải pháp để hoàn thiện về Giám sát như sau:

Công tác kiểm tra và giám sát thường xuyên

- Thiết kế lịch trình kiểm tra, sốt xét tồn bộ đơn vị cụ thể vào đầu năm nhằm phát hiện những điểm khơng hợp lý của các quy trình hoạt động, sự khơng nhất qn giữa chứng từ và ghi chép, đồng thời ghi nhận và báo cáo khiếm khuyết về từng bộ phận để có những xử lý kịp thời;

- Áp dụng triệt để các chính sách khuyến khích các nhân viên, các bộ phận giám sát chéo lẫn nhau trong công việc. Giúp họ nhận thức rằng đây là việc làm không chỉ mang lại lợi ích cho đơn vị mà chính họ cùng những người xung quanh cũng tiến bộ theo từng ngày.

Tổ chức cơng tác phân tích và đánh giá định kỳ

- Định kỳ so sánh với các tiêu chuẩn đã được thiết lập từ ban đầu với điều kiện hiện tại. NQL cần thực hiện nghiêm túc việc đánh giá định kỳ để triển khai và thực hiện mọi hoạt động của DN cả về chiều sâu lẫn chiều rộng chứ không đơn thuần là kết quả đạt được ở bể nổi. Chính điều này sẽ giúp duy trì và cải thiện hoạt động của hệ thống KSNB tốt hơn theo thời gian

5.2.5 Giải pháp hồn thiện về Hệ thống thơng tin và truyền thơng

Trong thời đại mới, mỗi DN không thể phủ nhận tầm quan trọng của thông tin trong hệ thống KSNB. Đây là thành tố tác động yếu nhất đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, tuy nhiên đây là thành tố không thể thiếu trong việc giúp NQL kiểm soát DN và là cơ sở để nhà quản lý ra các quyết định đúng đắn, kịp thời trong hoạt động kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu của mình. DN nắm bắt thơng tin trước thì cơ hội thành cơng sẽ cao hơn. Do vậy, qua lý luận và thực tiễn nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp giúp các DNNVV nâng cao hiệu quả của Hệ thống thông tin và truyền thông:

Sử dụng phần mềm kế toán

- Các DNNVV được khảo sát vẫn còn những DN sử dụng ứng dụng Excel để ghi nhận và lập báo cáo tài chính. Tuy nhiên, Excel vốn rủi ro rất nhiều do thực hiện các bước một cách thủ công, từ đó các thơng tin đơi lúc cần nhiều thời gian để xử lý và độ chính xác khơng ổn định. Do đó nên sử dụng các phần mềm kế tốn vì có thể giúp việc truy xuất thơng tin nhanh chóng và kịp thời. Ngồi ra, với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay, các phần mềm kế tốn khơng chỉ dùng để ghi nhận và truy xuất thơng tin, cịn giúp người sử dụng phát hiện ra các lỗi sai trong nhập liệu.

- Hiện nay cơ quan thuế cũng đã bắt đầu áp dụng hố đơn điện tử có liên kết với phần mềm kế tốn, góp phần giúp các đơn vị thuận tiện hơn trong việc ghi nhận doanh thu và xuất hố đơn cũng như giảm thiểu đi những sai sót do tính tốn, do đó sử dụng phầm mềm kế toán hiện nay là xu thế tất yếu.

Truyền đạt và phản hồi thông tin bằng thư điện tử

- Với sự phát triển của nên kinh tế hiện tại, các DNNVV luôn trong xu hướng mở rộng hoạt động kinh doanh ở nhiều vị trí địa lý, mặc dù các phương pháp trao đổi thông tin được cải thiện nhiều do khoa học kỹ thuật phát triển, tuy nhiên các DN này vẫn thường trao đổi thơng qua điện thoại vì nhanh và tiện lợi, tuy nhiên thơng tin đôi khi thiếu sự trọn vẹn và rõ ràng, do đó cần thiết lập thói quen trao đổi thơng tin bằng thư điện tử (email) để có thể đảm bảo thơng tin truyền đạt và phản hồi đúng đắn và lưu trữ được thông tin trao đổi, tránh các tình huống hiểu lầm hoặc bỏ xót thơng tin.

5.3 Hạn chế của đề tài và định hướng các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai

- Hạn chế thứ nhất: Do thời gian nghiên cứu có giới hạn nên tác giả chỉ mới

khảo sát được 167 ý kiến tại các DNNVV tại TP. HCM, điều này chỉ mới phản ánh được một phần không lớn mà đối với nghiên cứu định lượng, mẫu càng lớn thì càng tốt. Bên cạnh đó, số lượng tham gia phỏng vấn còn khá khiêm tốn, cần mở rộng thêm số lượng.

- Hạn chế thứ hai: Qua nghiên cứu, từ kết quả hồi quy có giá trị R2 đã hiệu chỉnh là 0,61; như vậy bài nghiên cứu chỉ giải thích được 61% ảnh hưởng của năm thành tố lên tính hữu hiệu của hệ thống KSNB đó là Mơi trường kiểm sốt, Hoạt động kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Giám sát và Hệ thống thông tin và truyền thơng, phần cịn lại 39% bao gồm các thành tố khác mà bài nghiên cứu chưa trình bày được.

- Hướng nghiên cứu tiếp theo: mở rộng mẫu nghiên cứu để có thể đại diện rõ

hơn cho tổng thể; đồng thời tìm hiểu thêm các thành tố khác có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB và cụ thể hoá các giải pháp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5

Chương này đã tóm tắt lại kết quả nghiên cứu, đút kế ra những ưu điểm và nhược điểm của đồng thời kiến nghị những giải pháp để hoàn thiện hệ thống KSNB. Tác giả cũng đã trình bày những hạn chế của nghiên cứu và đề xuất ra hướng nghiên cứu tiếp theo.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bộ tài chính. 2012. Thơng tư số 214/2012/TT-BTC: Thơng tư ban hành hệ thống

chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam.

2. Chính Phủ. 2018. Nghị định 39/2018/NĐ-CP: Quy định chi tiết một số điều của Luật

hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

3. Đoàn Thanh Mai. 2013. Xây dựng và hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ cho doanh

nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Vũng Tàu. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh

tế TP. HCM.

4. Nguyễn Đình Thọ. 2013. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. 2nd ed. TP. HCM: Nhà xuất bản Tài Chính.

5. Nguyễn Hồng Phương Linh. 2017. Những thành tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của

hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản trên địa bàn các tỉnh phía Nam. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế TP. HCM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ ảnh hưởng của các thành tố đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố hồ chí minh (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)