Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh hoạt động tín dụng khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TPBANK (Trang 38 - 44)

6. Kết cấu đề tài

1.3. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh hoạt động tín dụng khách hàng

vừa và nhỏ của một số ngân hàng thương mại

1.3.1. Kinh nghiệm của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, các ngân hàng thương mại trong nước phải không ngừng xây dựng chiến lược kinh doanh, đứng vững và phát triển trên thị trường tín dụng khách hàng doanh nghiệp SME. Trong số các NHTM Việt Nam, Vietinbank được đánh giá là một trong những ngân hàng đi đầu về tín dụng khách hàng doanh nghiệp SME với nhiều chiến lược cạnh

tranh hiệu quả, giúp ngân hàng ln đứng đầu về thị phần tín dụng mảng này trên thị trường.

Để làm được điều đó, VietinBank ln chủ động, tích cực tìm kiếm và dành nguồn vốn ưu đãi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dòng vốn giá rẻ này giúp cộng đồng doanh nghiệp tận dụng lợi thế để tập trung phát triển sản xuất kinh doanh. Cụ thể, VietinBank trong giai đoạn 2015-2017 đã duy trì lãi suất cho vay ngắn hạn dưới 6,5%/năm đối với 5 lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, bao gồm: (i) Nơng nghiệp; (ii) Sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu; (iii) Sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ; (iv) Doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ; (v) Doanh nghiệp khởi nghiệp ứng dụng các công nghệ, sáng kiến mới vào nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, VietinBank hiện ban hành nhiều chương trình tín dụng thúc đẩy tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ như: Chương trình tín dụng Đồng hành cùng KHDN vừa và nhỏ ; Gói tín dụng “Cho vay linh hoạt - lãi suất cố định”; Gói vay 10.000 tỷ đồng hỗ trợ DN cơng nghiệp hỗ trợ tại TP Hồ Chí Minh; Chương trình ưu đãi lãi suất cho vay dành cho DN khởi nghiệp quy mô 3.000 tỷ đồng; Cho vay phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nơng nghiệp sạch.

Ngồi ra, VietinBank cũng hỗ trợ khách hàng SME phí dịch vụ bằng chính sách tối ưu. Theo đó, VietinBank ban hành Gói sản phẩm Combo 6 in 1 với đa dạng ưu đãi về dịch vụ tài khoản, tiền gửi, tiền vay, quản lý dòng tiền, tài trợ thương mại và các sản phẩm, dịch vụ khác. Đồng thời, VietinBank cũng sửa đổi biểu phí dịch vụ, áp dụng phí dịch vụ linh hoạt theo rủi ro của giao dịch.

Nhằm tạo cơ chế chính thống, xun suốt chăm sóc doanh nghiệp vừa và nhỏ có mối quan hệ thân thiết, VietinBank đã ra mắt VietinBank SME Club với thông điệp “Hội tụ cùng phát triển”. Thành viên trong Hiệp hội sẽ được Vietinbank hỗ trợ về tài chính với lãi suất ưu đãi. Với kinh nghiệm lâu năm và là đối tác tin cậy của hơn 45 nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam cùng mạng lưới gần 1.000 ngân hàng đại lý; SME Club mở ra cơ hội hợp tác, kinh doanh giữa các DN thông qua các cuộc hội

thảo, tọa đàm, kết nối kinh doanh (Business matching) dành riêng cho các thành viên ngay khi tham gia.

1.3.2. Kinh nghiệm của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Trong thời gian vừa qua, BIDV đã đẩy mạnh phát triển mảng khách hàng doanh nghiệp SME và thu được nhiều thành tựu: đến cuối năm 2017, số lượng khách hàng doanh nghiệp SME đạt 236.000 khách hàng, tăng 14% so với năm 2016, (chiếm xấp xỉ 39% lượng khách hàng doanh nghiệp SME ở Việt Nam); quy mơ tính dụng SME đạt 220.000 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2016 và chiếm khoảng 17% quy mơ tổng dư nợ của tồn nền kinh tế.

Nổi bật với cam kết “Đồng hành cùng SME ” trong các năm qua, BIDV đã hiện thực hóa cam kết thơng qua nhiều sản phẩm, chương trình ưu đãi và các giải pháp hỗ trợ tích cực cho cộng đồng SME Việt Nam. Trong đó, BIDV đã xây dựng quy trình cấp tín dụng riêng cho khách hàng doanh nghiệp SME với thủ tục đơn giản nhưng vẫn kiểm soát được rủi ro, phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử, tăng cường huy động các nguồn vốn giá rẻ nhằm hỗ trợ khách hàng…

Ngồi ra, BIDV cịn ký kết hợp đồng tín dụng trị giá 300 triệu USD với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, trong đó một khoản vay 200 triệu USD do ADB cung cấp, và khoản vay 100 triệu USD do ADB thu xếp hợp vốn từ 12 ngân hàng thương mại với kỳ hạn 3 năm và 5 năm. Quan hệ đối tác của ADB với BIDV sẽ giúp thúc đẩy hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn. Với khoản cho vay này, ADB trở thành định chế tài chính đầu tiên cấp vốn vay dài hạn cho BIDV. ADB sẽ phối hợp với BIDV để tối ưu hóa những tác động tích cực về mặt xã hội và môi trường của khoản hỗ trợ, thông qua triển khai hệ thống quản lý môi trường và xã hội.

Ngày 12/07/2018, tại Singapore, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã được vinh danh với 2 giải thưởng: “Best SME Bank Vietnam 2018” (Ngân

hàng SME tốt nhất Việt Nam 2018) và “Corporate Client Initiative of the Year” (Giải pháp sản phẩm dịch vụ khách hàng doanh nghiệp sáng tạo tốt nhất Việt Nam 2018). Để đạt được giải thưởng này, BIDV đã phải trải qua quá trình đánh giá khắt khe từ ban giám khảo là những chuyên gia tài chính hàng đầu đến từ các tổ chức tài chính lớn như EY, PWC, KPMG và Deloitte). Vì vậy, các giải thưởng này tiếp tục khẳng định vị thế của BIDV - ngân hàng dẫn đầu thị trường Việt Nam trong lĩnh vực cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.

1.3.3. Bài học rút ra đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp SME

a. Mở rộng mạng lưới hoạt động

Hiện nay, đối tượng khách hàng doanh nghiệp SME chiếm phần đơng trong tổng thể tồn bộ các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Khơng như các tập đồn lớn và doanh nghiệp quy mơ lớn, nhóm khách hàng này nằm rải ra ở tất cả các khu vực địa lý của Việt Nam, thậm chí ở các vùng sâu, vùng xa. Chính vì vậy, để cung cấp dịch vụ khách hàng tới nhóm đối tượng này, ngân hàng hiện nay phải mở rộng hơn mạng lưới hoạt động của mình (trên cả nền tảng số lẫn thực tế) nhằm cung ứng tốt hơn các dịch vụ cho nhóm khách hàng này. Việc mở rộng mạng lưới đóng vai trị hết sức quan trọng bởi lẽ ở những khu vực thành thị, mức độ cạnh tranh khá là gay gắt trong khi nhóm đối tượng SME ở khu vực này chỉ chiếm 20% trong tổng số các khách hàng doanh nghiệp SME đang hoạt động trên tồn quốc. Nếu khơng mở rộng mạng lưới, chi phí phục vụ cho nhóm đối tượng tại các thành phố, khu đô thị lớn sẽ lớn hơn và lãi suất, thu nhập hạn chế hơn.

b. Tăng cường hợp tác với các đối tác khác

Trước nguy cơ các ngân hàng nước ngoài sẽ ngày càng xuất hiện nhiều ở trong nước, thâm nhập vào nhiều lĩnh vực, các NHTM Việt Nam cần thực hiện chiến lược liên kết không chỉ với các ngân hàng khác mà còn với các đối tác chiến lược như các doanh nghiệp, tập đoàn trong nước để tận dụng mạng lưới và khách hàng từ đối tác.

Tăng cường hợp tác quốc tế, tích cực tham gia các chương trình và thể chế hợp tác, giám sát, trao đổi thông tin với các khối liên kết kinh tế khu vực và quốc tế, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của các tổ chức tài chính quốc tế, phát triển mối quan hệ hợp tác song phương, đa phương, chú trọng công tác hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

c. Phát triển các loại hình dịch vụ và mở rộng đối tượng khách hàng doanh nghiệp SME

Một kinh nghiệm quan trọng đối với của các NHTM Việt Nam chính là phát triển các loại hình dịch vụ và mở rộng các đối tượng khách hàng doanh nghiệp SME. Ngồi ra, việc tăng lượng vốn tín dụng cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ giúp các ngân hàng đa dạng hoá rủi ro vừa đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn của khu vực này. Các NHTM cần trở thành các ngân hàng đa năng với nhiều chủng loại sản phẩm và dịch vụ ngân hàng đa dạng, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng bán lẻ và thanh toán. Nhiều sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới ra đời như mua bán ngoại tệ có kỳ hạn, hốn đổi tiền tệ và lãi suất, hợp đồng quyền lựa chọn.

d. Nâng cao chất lượng dịch vụ

Dịch vụ là yếu tố rất quan trọng vì ngân hàng là ngành kinh doanh dịch vụ. Dịch vụ tốt hay không phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố con người được biểu hiện qua thái độ phục vụ khách hàng, nghiệp vụ xử lý…Vì thế, ngân hàng cần chú tâm đào tạo quản lý con người, đồng thời từng bước nâng cao quản lý điều hành theo tư duy kinh doanh mới, chuẩn hóa các quy trình, xây dựng các cơ chế quản lý và hoạt động cho phù hợp với thông lệ quốc tế.

e. Nâng cao năng lực quản lý rủi ro

Xây dựng các quy trình quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế như quản trị tài sản nợ, tài sản có, kiểm tốn nội bộ, quy trình tín dụng hiện đại. Xây dựng hệ thống kế tốn, báo cáo tài chính phù hợp với các chuẩn mực kế toán quốc tế, uy chế quản lý rủi ro phù hợp với chuẩn mực quốc tế như quản trị rủi ro, quản trị tài sản nợ, tài sản có, trích lập dự phịng, quản trị vốn, kiểm tra, kiểm toán nội bộ; xây dựng quy trình tín

dụng hiện đại và sổ tay tín dụng theo chuẩn mực quốc tế; Xây dựng hệ thống kế toán và thiết lập các chỉ tiêu, báo cáo tài chính phù hợp với các chuẩn mực kế toán quốc tế; lập hệ thống xếp hạng tín dụng nhằm lượng hóa rủi ro tín dụng, tập trung xử lý có hiệu quả các khoản nợ xấu đồng thời với việc tập trung ngăn chặn và phòng ngừa các khoản nợ xấu phát sinh trong tương lai.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 của luận văn đã nêu khái quát được một số vấn đề về cơ sở lý thuyết liên quan đến cạnh tranh và hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại, trong đó đã trình bày được các khái niệm cơ bản về cạnh tranh, hoạt động kinh doanh của NHTM, hoạt động tín dụng, khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp SME của NHTM. Bên cạnh đó, Chương 1 cịn giới thiệu một số kinh nghiệm thực tiễn nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp SME tại một số ngân hàng thương mại lớn trong nước, từ đó đi sâu phân tích bài học rút ra đối với hoạt động này ở ngân hàng TMCP Tiên Phong, làm tiền đề cho việc nghiên cứu thực trạng và đưa ra giải pháp về sau. Tiếp sau đây, Chương 2 sẽ phân tích về thực trạng hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp SME của NHTM cổ phần Tiên Phong và đánh giá năng lực cạnh tranh của TPBank trong hoạt động này trên cơ sở phân tích các số liệu về tại đơn vị.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TPBANK (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)