.Tổng quan về Ngân hàng TMCP Tiên Phong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TPBANK (Trang 44)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Tiên Phong

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong được thành lập từ ngày 05/05/2008 với tầm nhìn chiến lược trong 10 năm tiếp theo sẽ trở thành một tổ chức tài chính minh bạch, hiệu quả, bền vững, mang lại lợi ích tốt nhất cho cổ đơng và khách hàng. Kể từ lúc bắt đầu thành lập, TPBank đã được kế thừa những thế mạnh về công nghệ hiện đại, kinh nghiệm thị trường cùng tiềm lực tài chính của các cổ đơng chiến lược bao gồm: Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Tập đồn Cơng nghệ FPT, Cơng ty Tài chính quốc tế (IFC), Tổng công ty Tái bảo hiểm Việt Nam (Vinare) và Tập đồn Tài chính SBI Ven Holding Pte. Ltd., Singapore. Sau gần 10 năm thành lập và phát triển, TPBank đã xây dựng lập hạ tầng cơ sở, nền tảng khách hàng và tạo được doanh thu lợi nhuận tốt trong một thời kỳ dài. Chính nhờ những phát triển đó, TPBank đã chính thức được phê duyệt niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khốn Hồ Chí Minh vào ngày 22/03/2018 với mã chứng khoán là TPB. Một số cột mốc đáng lưu ý của TPBank:

+ Năm 2008: Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) nhận Giấy phép thành lập của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và bằng lỗ lực không ngừng từ khi còn là Dự án, TPBank đã hoàn tất việc triển khai hệ thống ngân hàng lõi Flex-cube.

+ Năm 2010: TPBank nhận Giải thưởng về tỉ lệ điện chuẩn trong Thanh toán Quốc tế do Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ) trao tặng. TPBank tiến hành tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng

+ Năm 2012: TPBank đạt Giải thưởng "Tin và Dùng" cho Dịch vụ Ngân hàng điện tử do độc giả Thời báo Kinh tế Việt Nam - Tạp chí Tư vấn Tiêu & Dùng bình chọn.

+ Năm 2013: Ra mắt nhận diện thương hiệu mới với tên viết tắt là TPBank và đón nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về thành tích xuất sắc trong cơng tác tái cơ cấu.

+ Năm 2014: TPBank ra mắt phiên bản eBank trên nền cơng nghệ có tính năng nhất thể hóa cả hai phiên bản Mobile Banking và Internet Banking. TPBank khai trương trụ sở mới tại 57 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

+ Năm 2016: TPBank ra mắt phiên bản Ebank v.7.0 & Ebank Biz cho doanh nghiệp và ra mắt thẻ tín dụng TPBank World MasterCard.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Tiên Phong

Ngân hàng TMCP Tiên Phong được hình thành và hoạt động trên cơ sở các quy định tại Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 và Luật Doanh nghiệp năm 2014. Các hoạt động của TPBank ngoài tuân thủ theo các quy định tại Luật tổ chức tín dụng 2010 và các văn bản hướng dẫn luật còn tuân thủ theo Điều lệ hoạt động đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Bộ máy tổ chức và hệ thống quy trình nghiệp vụ của TPBank cũng được nghiên cứu, tham khảo và áp dụng theo chuẩn mực, hệ thống của các tổ chức nước ngoài. Cụ thể, cơ cấu tổ chức của TPBank được thể hiện theo mơ hình theo hình vẽ 2.1 dưới đây.

Xét về cơ cấu cổ đông, Ngân hàng TMCP Tiên Phong hiện có hơn 600 cổ đơng trong đó có phần lớn là các cổ động cá nhân (chiếm khoảng 90%). Có 3 cổ đơng lớn sở hữu nhiều trên 5% tổng số cổ phần lần lượt là Công ty cổ phần FPT (8,68%), Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI (7,60%), Tổng Công ty cổ phần Tái Bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (5,14%).

Hình 2. 1 Mơ hình tổ chức Ngân hàng TMCP Tiên Phong

Bộ máy quản trị của Ngân hàng TMCP Tiên Phong ra các chiến lược, định hướng và theo dõi sự phát triển cho toàn ngân hàng, đảm bảo quyền lợi cho cổ đông và bao gồm các cấp như sau:

+ Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cấp quản lý cao nhất của ngân hàng

TMCP Tiên Phong thực hiện nhiệm vụ quản trị ngân hàng đảm bảo tuân theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng 2010 và một số văn bản hướng dẫn Luật liên quan. Hội đồng quản trị có nhiệm kỳ 5 năm với 07 thành viên: 01 Chủ tịch Hội đồng quản trị, 01 thành viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc, 01 thành viên Hội đồng quản trị kiêm Trưởng Ban kiểm soát.

+ Ban kiểm soát : Giúp việc cho Hội đồng quản trị là Ban kiểm soát ngân hàng của

hoạt động của ngân hàng, đảm bảo tuân thủ theo quy định hiện hành và điều lệ ngân hàng. Ban kiểm sốt có 06 thành viên, trong đó có 01 Trưởng Ban, 03 thành viên chuyên trách và 02 thành viên kiêm nhiệm.

+ Tổng Giám đốc, Ban điều hành và bộ máy giúp việc: Tổng Giám đốc là đại diện

pháp lý của ngân hàng, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật về việc điều hành hoạt động của ngân hàng căn cứ theo nhiệm vụ, quyền hạn quy định. Giúp việc cho Tổng Giám đốc là các Phó tổng Giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy các phịng, ban chun mơn, nghiệp vụ.

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Tiên Phong từ năm 2015-2018 năm 2015-2018

Giai đoạn năm 2015-2018 diễn ra trong bối cảnh kinh tế quốc tế và trong nước bắt đầu khởi sắc và bước vào giai đoạn hồi phục sau giai đoạn suy thoái kéo dài từ 2008- 2012. Trong bối cảnh đó, ngân hàng TMCP Tiên Phong đã vượt qua nhiều khó khăn thách thức, đón đầu những thay đổi của môi trường kinh doanh và xu thế hội nhập quốc tế, kiên định hiện thực hóa các mục tiêu Tăng tốc, Chuyển đổi, Chất lượng, Hiệu quả, Bền vững. Với quyết tâm cao độ từ Hội đồng quản trị và ban lãnh đạo của Ngân hàng, trong giai đoạn 2015-2018, Ngân hàng TPBank đã đạt được một số kết quả:

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Cũng như các ngân hàng truyền thống khác, hoạt động huy động vốn là hoạt động ngân hàng cốt lõi luôn được TPBank chú trọng và giữ tốc độ phát triển liên tục nhằm đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động cho vay, tránh rủi ro thanh khoản và giúp nâng cao chất lượng cho hoạt động tín dụng và đầu tư. Các sản phẩm huy động vốn trên thị trường của TPBank khá đa dạng và có khả năng cạnh tranh cao so với các ngân hàng khác, gồm: (i) Tài khoản tiết kiệm; (ii) Tài khoản rút gốc linh hoạt; (iii) Chứng chỉ tiền gửi theo các kỳ hạn; (iv) Trái phiếu tổ chức tín dụng… đã đáp ứng kịp thời nhu cầu tiền gửi, thanh toán nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Bên cạnh sự đa dạng về sản phẩm, TPBank cũng đưa ra các chương trình lãi suất phù hợp với từng nhóm khách

hàng cùng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, giúp hoạt động huy động vốn của TPBank đạt được những tăng trưởng đáng kể.

Trong khi đó, tại thị trường 2, ngân hàng chủ yếu tập trung vào mảng thị trường của các định chế tài chính và cũng thu được những kết quả đáng khích lệ. Đặc biệt, trong giai đoạn 2016 - 2018, với sự hỗ trợ vốn từ một số tổ chức quốc tế như IFC, ADB TPBank đã chủ động về vốn hơn trong các chương trình tài trợ thương mại và có thể thu xếp các khoản vốn cho các khoản cho vay, đầu tư khác.

Bảng 2. 1 Cơ cấu nguồn vốn huy động của TPBank

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 30/06/2019

Tiền gửi và vay các Tổ chức

tín dụng khác 29.395 41.245 40.757 33.492 35.516 Tiền gửi của khách hàng 39.505 55.082 70.298 76.138 80.874 Phát hành giấy tờ có giá - - 3.481 8.715 13.092 Tổng nguồn huy động 68.901 96.327 114.536 118.345 129.482 Các khoản nợ phải trả khác 2.541 3.773 2.906 7.212 4.952 Tổng các khoản nợ 71.442 100.100 117.442 125.557 134.434

Nguồn: Báo cáo Khối KHDN năm 2015, 2016, 2017 2018 và 6 tháng 2019

Trong giai đoạn 2015-2018, nhờ những tăng trưởng và kết hợp hài hòa từ trường 1 và thị trường 2, hoạt động huy động vốn của TPBank đã có những biến chuyển tốt qua các năm. Tại thời điểm 31/12/2018, tổng giá trị huy động trên thị trường đạt 118.345 tỷ đồng, chiếm khoảng 95% trên tổng số các khoản nợ phải trả. Trong đó, nguồn tiền huy động từ tổ chức và doanh nghiệp chiếm 60% tổng số các khoản nợ phải trả, đạt 76.138 tỷ đồng. Lượng tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng đạt 33.492 tỷ đồng, chiếm khoảng 26,6% tổng số các khoản nợ phải trả. Nhờ những chiến lược huy động vốn hiệu quả và có tính định hướng, tổng nguồn vốn huy động của TPBank năm 2018 tăng 3,3% so với năm 2017 sau khi đã có mức tăng 17% từ năm 2016.

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Tổng dư nợ của TPBank có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong các năm 2015 – 2018 với mức tăng bình quân 41%/năm và tập trung chủ yếu vào đối tượng khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Bảng 2.2 dưới đây mô tả số liệu cụ thể về dư nợ của các nhóm khách hàng kinh tế của TPBank được trình bày trong bảng sau:

Bảng 2. 2 Phân loại dư nợ theo khách hàng

ĐVT: tỷ đồng

Phân loại theo khách hàng 2015 2016 2017 2018 30/06/2019

Cơng ty nhà nước/có vốn nhà nước

trên 50% 735 1.892 2.895 2.780 2.707 Công ty tư nhân 14.045 21.926 33.825 34.861 39.710 Công ty có vốn đầu tư nước ngồi 49 58 35 41 32 DNTT/Hợp tac xã 1.519 749 321 314 172 Hộ kinh doanh, cá nhân 10.061 20.530 25.831 38.990 46.152 Đơn vị hành chính sự nghiệp,

Đảng, đồn thể và hiệp hội 146 643 214 196 181 Thành phần kinh tế khác 1.682 841 298 39 16

Tổng cộng 28.240 46.642 63.422 77.185 88.957

Nguồn: Báo cáo Khối KHDN năm 2015, 2016, 2017 2018 và 6 tháng 2019

2.1.3.3. Hoạt động dịch vụ

Trong những năm vừa qua, ngoài hoạt động huy động vốn và cho vay truyền thống và hoạt động thanh tốn, TPBank ln chú trọng để đẩy mạnh kết quả hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ, cụ thể như sau:

Không ngừng thay đổi, phát triển đa dạng sản phẩm tài trợ thương mại để hướng ngân hàng trở thành ngân hàng phục vụ, trong đó nâng cao chất lượng dịch vụ và duy trì, kiểm sốt tốt về nguồn ngoại tệ và giá ngoại tệ.

Chú trọng cơng tác kiểm sốt rủi ro từ biến động ngoại hối, đảm bảo giữ hạn mức trạng thái ngoại tệ ở mức phù hợp, kiểm soát lỗ, lãi, và đánh giá kinh doanh ngoại tệ theo tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời tuân thủ quy định của ngân hàng Nhà nước.

Về việc thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý, dự kiến thời gian tới TPBank sẽ mở rộng hơn hệ thống mạng lưới, để đưa con số hệ thống mạng lưới đạt khoảng 200 đại lý so với 150 đại lý như hiện tại.

TPBank hiện cũng đang phối hợp với IFC và ADB triển khai các chương trình tài trợ thương mại tiêu chuẩn quốc tế với tổng hạn mức bảo lãnh tại thời điểm cuối năm 2017 là 130 triệu USD (hạn mức của IFC là 40 triệu USD và ADB là 90 triệu USD).

Về mặt thanh toán, TPBank đã đầu tư các cây ATM tự động cho phép khách hàng có thể tự động mở thẻ, cấp thẻ và mở tài khoản trên ngay cây ATM để hỗ trợ khách hàng tiếp cận dịch vụ khách hàng tốt hơn.

2.2. Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong từ năm 2015-2018 nhỏ tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong từ năm 2015-2018

Những diễn biến phức tạp về tình hình kinh tế cả trong và ngoài nước đã tạo ra nhiều khó khăn và thách thức đối với ngành ngân hàng nói chung và chính bản thân ngân hàng TPBank nói riêng. Trên thực tế, các ngân hàng lớn như Vietcombank, Vietinbank, BIDV mặc dù đã có sẵn nền tảng kinh doanh, phương hướng, và chiến lược hoạt động lâu bên cùng bề dầy kinh nghiệm thị trường khi trải qua gần 50 năm hoạt động nhưng vẫn loay hoay trước những biến động của thị trường, và đều phải thay đổi chính sách hoặc phương thức hoạt động, làm chậm q trình phát triển tín dụng.

Trong bối cảnh đó, Ban lãnh đạo Ngân hàng TPBank đã chọn phương án tăng trưởng an toàn và bền vững, tập trung cho quản trị rủi ro và tăng cường hiệu quả hoạt động song song với mở rộng tín dụng. Nhờ sự nhạy bén trong việc điều chỉnh chính sách, định hướng kinh doanh phù hợp với diễn biến thị trường, các chỉ tiêu hoạt động của ngân hàng TPBank đều tăng trưởng tốt, chất lượng tín dụng được kiểm soát, tỷ lệ nợ xấu được giữ ở mức thấp hơn so với tồn hàng, thanh khoản ln được đảm bảo và

kiểm sốt tốt. Bên cạnh đó, nhằm hướng tới phục vụ tốt hơn cho khách hàng, TPBank còn phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng, tăng nguồn thu dịch vụ cho ngân hàng. Hiện tại, đối tượng doanh nghiệp SME đang được TPBank bắt đầu quan tâm nhiều hơn do tiềm năng mà đối tượng khách hàng này mang lại.

2.2.1. Tỷ trọng khách hàng doanh nghiệp SME

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước, đồng thời để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp Việt Nam, những năm qua TPBank đã triển khai mạnh mẽ các hoạt động kinh doanh hướng tới khách hàng doanh nghiệp với mong muốn phục vụ doanh nghiệp ngày một tốt hơn, chuyên nghiệp hơn, trở thành ngân hàng hàng đầu cung cấp các dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp chuyên biệt và đa dạng. Bắt đầu từ năm 2017, các khách hàng doanh nghiệp SME là khách hàng trọng tâm đang được TPBank tập trung hướng tới trong chiến lược kinh doanh của mình.

Bảng 2. 3 Sớ lượng khách hàng doanh nghiệp SME

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 30/06/2019

Tổng số SME được vay 21.063 23.616 25.000 32.382 34.649 Số SME được vay mới 1.938 2.301 3.996 7.747 2.623 Tỷ trọng (%) 9,2 9,7 15,9 23,9 7,6

Nguồn: Báo cáo Khối KHDN năm 2015, 2016, 2017 2018 và 6 tháng 2019

Qua biểu đồ ta có thể thấy số lượng khách hàng doanh nghiệp SME vay vốn tại TPBank liên tục tăng qua các năm. Nếu năm 2015 số lượng khách hàng doanh nghiệp SME được chấp nhận vay mới tại TPBank là 1.938 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp loại này lên 21.063 doanh nghiệp thì đến năm 2018 con số này là 7.747 và 32.382 doanh nghiệp, đưa tỷ trọng SME từ 9,2% lên 23,9%.

Tốc độ tăng trưởng khách hàng doanh nghiệp SME luôn ổn định, quy mô cho vay đối với khối SME ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên TPBank vẫn chưa thực sự mở

rộng đối với tất cả các đối tượng, khách hàng, chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn và sản phẩm chính là cho vay khách hàng doanh nghiệp SME mua xe ô tô đi lại.

2.2.2. Doanh số cho vay và thu nợ đối với khách hàng doanh nghiệp SME

Bảng 2. 4 Tình hình cho vay và thu nợ khách hàng doanh nghiệp SME

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 30/06/2019

Doanh số cho vay 15.018 17.933 22.174 29.475 32.587 Doanh số thu nợ 13.179 11.224 12.542 18.660 20.210

Nguồn: Báo cáo Khối KHDN năm 2015, 2016, 2017 2018 và 6 tháng 2019

Qua bảng phân tích số liệu trên ta thấy, doanh số cho vay và thu nợ đối với SME tăng đều trong giai đoạn 2015-2018. Trước năm 2017, TPBank chỉ tập trung vào cho vay trung dài hạn với sản phẩm cho vay xe ô tô đi lại, từ năm 2017, TPBank bắt đầu đẩy mạnh cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động, nâng dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn, đưa ra một số gói sản phẩm nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn, vì thế quy mơ cho vay đã đạt mức tăng trưởng đáng kể, năm 2017 tăng 23,6% so với 2017, 2018 tăng 32,9% so với năm 2017. Song song với việc mở rộng tín dụng, ngân hàng cũng đảm bảo việc thu hồi nợ theo đúng kể hoạch, doanh số thu nợ luôn đạt trên 30% doanh số cho vay trong giai đoạn này. Trong đó doanh số cho vay và thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong các tổng số. Để thấy rõ điều này ta quan sát biểu đồ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TPBANK (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)