Quy trình hịa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân phường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai thực tiễn tại ủy ban nhân dân phường phú lợi, thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 48 - 52)

7. Bố cục của luận văn:

2.2. Thực trạng hòa giải tranh chấp đất đai tại ủy ban nhân dân phường

2.2.1. Quy trình hịa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân phường

lợi

2.2.1. Quy trình hịa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân phường Phú Lợi Lợi

Khi có đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến tranh chấp đất trên địa bàn phường Phú lợi, việc giải quyết thông qua Ủy ban nhân dân phường được thực hiện theo quy trình sau10:

Thứ nhất, người đề nghị nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân phường Phú Lợi.

Thứ hai, Ủy ban nhân dân phường Phú Lợi có trách nhiệm: thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất.

Thứ ba, thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành phần Hội đồng hịa giải gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường; Tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; Trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại phường biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ Địa chính, cán bộ Tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nơng dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Thứ tư, tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hịa giải không thành.

10 Quyết định 1801/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Dương ngày 02/07/2018 về ciệc cơng bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện và UBND

Thứ năm, kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các nội dung: thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hịa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận được. Biên bản hịa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hịa giải, các thành viên tham gia hịa giải và phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân phường; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân phường.

Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hịa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc khơng thành.

Trường hợp hịa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân phường gửi biên bản hòa giải thành đến phịng Tài ngun và Mơi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Mơi trường đối với các trường hợp khác.

Phịng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng.

Trường hợp hịa giải khơng thành hoặc sau khi hịa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hịa giải thì UBND phường lập biên bản hịa giải khơng thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

Đánh giá chung, phường Phú Lợi tuân thủ đầy đủ các quy định liên quan đến cơng tác hịa giải tranh chấp đất đai theo Luật Đất đai năm 2013, Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ. Quy trình thủ tục được thực hiện một cách nghiêm ngặt, đảm bảo tính dân chủ, cơng khai minh bạch và đúng

theo quy định của pháp luật. Tất cả các kết quả hòa giải tranh chấp đất đai đều được lập thành biên bản, gồm có các nội dung:

+ Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; + Thành phần tham dự hịa giải;

+ Tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu);

+ Ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai;

+ Những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận. Biên bản hịa giải đều có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hịa giải, các thành viên tham gia hịa giải và đóng dấu của UBND phường; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại UBND phường. Đối với trường hợp sau khi thơng qua biên bản hịa giải mà một trong các bên đang tranh chấp không đồng ý ký tên vào biên bản hịa giải thì phải lập biên bản để lưu vào hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai.

Trong ba năm gần đây, phường Phú Lợi khơng có vi phạm liên quan đến thủ tục hòa giải trong tranh chấp đất đai. Các bên tham gia hòa giải đảm bảo tính nghiêm túc, tinh thần thượng tơn pháp luật. Các biên bản hòa giải sau khi được xác nhận bởi các bên hầu như khơng có trường hợp thay đổi nội dung hoặc thay đổi ý định. Những thành tựu này một phần do chính quy trình xử lý tranh chấp đất đai của phường Phú Lợi đạt hiệu quả cao, đặc biệt là khâu thẩm tra xác minh. Từ đó, phường có những cơ sở pháp lý, giải thích cho các bên liên quan hiểu rõ các quy định của pháp luật và đưa ra được quyết định cuối cùng.

Bên cạnh việc áp dụng đúng đắn, thống nhất hệ thống pháp luật đất đai trong cơng tác xét xử thì trong q trình giải quyết, Ủy ban nhân dân phường Phú Lợi còn vận dụng một cách phù hợp các đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước vào việc giải quyết các tranh chấp đất đai sao cho phù hợp với đặc điểm tình hình an ninh, chính trị của địa phương và đặc trưng của chế độ quản lý về đất đai khác nhau qua mỗi thời kỳ ở nước ta.

Hình 2.2 Quy trình giải quyết tranh chấp đất tại phường Phú Lợi

(Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2020)

Đủ điều kiện thụ lý Nộp đơn yêu cầu giải

quyết tranh chấp tại UBND phường

UBND phường lập tổ xác minh, thẩm tra

Tra lời bằng văn bản Lập hội đồng hòa giải

Chưa đủ điều kiện thụ lý

Tổ chức hòa giải

Lập biên bản hòa giải thành

Lập biên bản hịa giải khơng thành

Một trong các bên thay đổi ý kiến

Hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo

Một trong các bên ý kiến bằng văn bản khác với nội dung đã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai thực tiễn tại ủy ban nhân dân phường phú lợi, thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)