1.2.2 .Các rủi ro trong q trình phân cấp tài khóa
2.1.1. Tổng quan phân cấp tài khóa
Từ thời kỳ phong kiến Việt Nam đã có sự phân cấp trong việc quản lý của nhà nước, và qua nhiều thời kỳ khác nhau thì có mức độ phân cấp khác nhau qua các triều đại. Và trong giai đoạn 1954 đến 1986 để phù hợp với bối cảnh lúc này thì hệ thống quản lý nhà nước của Việt Nam mang tính tập trung cao nhưng cũng đã có sự tồn tại của phân cấp tài khóa phi chính thức ở mức độ hạn chế.
Từ sau giai đoạn đổi mới kinh tế cho đến nay, chủ trương về phân cấp cũng đã và đang được thực hiện xây dựng môt cách mạnh mẽ. Các địa phương có quyền quyết định, tự chủ, chủ động hơn trong việc thực hiện các mục đích của CQĐP và nhà nước. Sau khi có luật ngân sách ban hành 1996 và đặc biệt được bổ sung sữa đổi 2002. Phân cấp tài khóa hiện nay chủ yếu gồm có phân cấp nhiệm vụ thu và chi. Các cấp tài khóa của Việt Nam được thiết kế theo mơ hình Búp bê Nga, ngân sách cấp trên bao hàm ngân sách các cấp dưới. Ngân sách nhà nước được chia thành ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương.
Tại nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 (khoá IX) đưa ra, “Khẩn trương hoàn thành việc phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương trên từng ngành, từng lĩnh vực một cách đồng bộ, bảo đảm hiệu lực quản lý thống nhất, xuyên suốt của Trung ương đối với địa phương và khuyến khích tính sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các địa phương”.
Điều quan tâm ở đây là lần đầu tiên khái niệm “phân quyền”theo sau “phân cấp” được dùng trong các văn kiện của Đảng. Trong giai đoạn 2001-2010 đề ra nhiệm vụ: “Định rõ những loại việc địa phương toàn quyền quyết định, những loại việc trước khi địa phương quyết định phải có ý kiến của trung ương và những việc
phải thực hiện theo quyết định của trung ương”.
Tuy vậy, nhưng thực tế vẫn còn một số hệ lụy đi theo như:
- Trong việc xây dựng các dự án đầu tư các địa phương đua nhau xây dựng hiện có 20 cảng biển quốc tế, 18 khu kinh tế biển, 30 khu kinh tế cửa khẩu, 260 khu công nghiệp, 650 cụm công nghiệp; thành lập mới 307 trường đại học, học viện trong 10 năm, từ 2001 đến 2010, theo một số chuyên gia kinh tế, “các địa phương được quyền tự chủ rất lớn về quy hoạch phát triển, phân cấp đất, quyền quyết định xây dựng các cơ sở hạ tầng trong tỉnh, tuy là cần có sự đồng ý của cấp trên”. Và “Từ 2006 đến nay phần lớn dự án đầu tư công đều được phân cấp cho ngành và địa phương, dẫn tới hệ quả là việc quyết định đầu tư công đã tách rời việc bố trí vốn. Tuy nhiên, trên thực tế tất cả các dự án đầu tư kể trên đều được quyết định từ Trung ương chứ không phải do địa phương tự quyết định. Tình trạng phổ biến là các địa phương quyết định về dự án đầu tư, nhưng nguồn vốn đều từ ngân sách Trung ương”
- Để thúc đẩy nguồn đầu tư FDI một số địa phương ra một số quyết định cho việc thu hút vốn FDI vượt qua khôn khổ pháp luật hiện hành dẫn đến canh tranh nội bộ. Mặt khác, “các địa phương vốn đã phát triển, có điều kiện thuận lợi về địa kinh tế, tài nguyên, nhân lực đã phát huy được tác dụng của phân cấp trong khi các địa phương nghèo, điều kiện khó khăn thì ít tận dụng được những tác động tích cực của phân cấp”.
- Cịn ở lĩnh vực về khai khống thì trong vịng có 3 năm (2008-2011) việc cấp giấy phép của các địa phương có con số khá lớn là gần 3.500 giấy phép đã cấp. Do đó, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI đã nêu yêu cầu “Thực hiện phân cấp hợp lý cho chính quyền địa phương đi đơi với nâng cao chất lượng quy hoạch và tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát của trung ương, gắn quyền hạn với trách nhiệm được giao”. Và theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 đề ra nhiệm vụ: “Hoàn thiện cơ chế phân cấp, bảo đảm quản lý thống nhất về tài nguyên, khoáng sản quốc gia; quy hoạch và có định hướng phát triển; tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra; đồng thời đề cao vai trò chủ động, tinh thần trách nhiệm, nâng cao năng
lực của từng cấp, từng ngành”.