KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
Chương 5 sẽ tổng kết các kết quả nghiên cứu và đề ra một số hàm ý quản trị nhằm gia tăng động lực làm việc của CBCC ở các phịng chun mơn tại UBND Quận 3. Nêu ý nghĩa, đóng góp của đề tài, đồng thời đánh giá lại những hạn chế của đề tài để từ đó mở ra hướng nghiên cứu tiếp theo.
5.1. KẾT LUẬN
Căn cứ vào những nghiên đi trước và các lý thuyết liên quan đến việc phân tích Động lực làm việc, tác giả đã tiến hành tổng hợp, đề xuất các nhóm nhân tố và phân tích các nhóm nhân tố đó tác động đến Động lực làm việc của CBCC ở các phòng chun mơn tại UBND Quận 3, đó là các nhân tố: Bản chất cơng việc, điều kiện làm việc, đào tạo, thăng tiến , đánh giá kết quả cơng việc và chính sách đãi ngộ.
Để tiến hành phân tích, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu khảo sát với thời gian khảo sát và thu thập số liệu trong vòng 3 tháng, từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2018. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng cho nghiên cứu này là phương pháp mơ hình hồi quy bội với phương trình hồi quy như sau:
DL = -1,134 + 0,214CV + 0,260DK + 0,331DT + 0,237*DG + 0,216*DN Căn cứ trên dữ liệu thu thập được, tác giả đã ứng dụng phần mềm SPSS để phân tích dữ liệu và chạy mơ hình, và đã thu thập được các kết quả như sau:
- Thứ nhất: Tác giả đã tổng hợp, thống kê và so sánh các dữ liệu cần thiết từ kết quả thu thập được từ bảng khảo sát như: giới tính, vị trí cơng tác, trình độ học vấn, độ tuổi và thời gian làm việc.
- Thứ hai: Tiến hành phần tích đánh giá độ tin cậy các thang đo để loại các biến/thang đo không đạt yêu cầu, kết quả cho thấy: Với 23 biến/thang đo (bao gồm các biến/thang đo của các nhân tố phụ thuộc và nhân tố độc lập) đưa vào phân tích thì tất cả các biến/thang đo đều đạt yêu cầu ngoại trừ biến/thang đo DK3 (thuộc nhân tố Điều kiện làm việc), DN6 (thuộc nhân tố Chính sách đãi ngộ), tức chỉ còn lại 21 biến/thang đo (trong đó có 18 biến/thang đo thuộc các nhân tố độc lập và 3 biến/thang đo thuộc nhân tố phụ thuộc Động lực làm việc).
- Thứ ba: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA để kiểm tra các biến/thang đo sắp xếp theo các nhóm nhân tố. Kết quả cho thấy, với tổng số biến/thang đo (của các nhân tố độc lập) là 18 biến/thang đo và được sắp xếp theo 5 nhóm nhân tố, đó là các nhóm nhân tố CV (Bản chất cơng việc), DK (Điều kiện làm việc), DT (Đào tạo, thăng tiến), DG (Đánh giá kết quả công việc), DN (Chính sách đãi ngộ).
- Thứ tư: Kết quả phân tích tương quan và chạy mơ hình hồi quy để cho thấy rằng các nhân tố tác động đến động lực làm của CBCC ở các phịng chun mơn tại UBND Quận 3, bao gồm 5 nhân tố theo mức độ tác động từ lớn đến bé: (1) Đào tạo, thăng tiến tác động mạnh nhất kế đến là nhân tố (2) Điều kiện làm việc, (3) Đánh giá kết quả cơng việc, (4) Chính sách đãi ngộ và (5) Bản chất công việc.
- Thứ năm: Cùng với đó, kiểm định T-test và ANOVA được tiến hành nhằm tìm ra sự khác biệt về Động lực làm việc của CBCC đối với công việc tại UBND Quận 3 với những đặc trưng khác nhau (giới tính, vị trí cơng tác, trình độ, độ tuổi và thời gian làm việc). Kết quả cho thấy, khơng có sự khác biệt về Động lực làm việc khi xét đến nhân tố vị trí cơng tác, trình độ, độ tuổi và thời gian làm việc; tuy nhiên, có sự khác biệt về Động lực làm việc khi xét đến Giới tính (các đối tượng có giới tính nam thì Động lực làm việc cao hơn các đối tượng có giới tính nữ và ngược lại) của các đối tượng được khảo sát.
5.2. CÁC HÀM Ý QUẢN TRỊ
Để thực hiện việc đề xuất các hàm ý quản trị có cơ sở nền tảng, trước tiên tác giả cần tổng hợp giá trị trung bình tương ứng các nhân tố của mơ hình.
Bảng 5.1 Thống kê mơ tả các nhân tố hời quy
Trung bình Độ lệch chuẩn N Động lực làm việc 3.6779 .79089 180 Bản chất công việc 3.8306 .77345 180 Điều kiện làm việc 3.6279 .87264 180 Đào tạo, thăng tiến 3.7332 .76825 180 Đánh giá kết quả công việc 4.0797 .77112 180
Chính sách đãi ngộ 3.8289 .78395 180
(Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS)
Ta thấy, giá trị trung bình của hầu hết các nhân tố độc lập đều xoay quanh giá trị 3,7/5 điểm; điều này cho thấy mức độ tương xứng của các nhân tố với nhau, giá trị trung bình khá cao, phản ánh tính cần thiết của các nhân tố độc lập tác động đến Động lực làm việc của CBCC ở các phịng chun mơn tại UBND Quận 3. Nhân tố độc lập có giá trị trung bình lớn nhất là Đánh giá kết quả công việc (4,0797/5 điểm) và nhân tố độc lập có giá trị trung bình thấp nhất là Điều kiện làm việc (3,6279/5 điểm).
Đồng thời, dựa vào kết quả đã trình bày trong chương 4 và trên cơ sở tham khảo các chiến lược về công tác quản trị nguồn nhân lực của UBND Quận 3 cũng như chiến lược nâng cao động lực cho CBCC, tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao Động lực làm việc của của CBCC ở các phịng chun mơn tại UBND Quận 3.
5.2.1. Các hàm ý quản trị liên quan đến “Đào tạo, thăng tiến”
Đào tạo và thăng tiến là yếu tố tác động mạnh nhất đến động lực làm việc của công chức nhà nước. Điều này chứng tỏ họ quan tâm đến cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình trong tương lai.
- Chính sách đào tạo
Đối với đội ngũ cán bộ, công chức đương nhiệm, tùy vào nhu cầu sử dụng, UBND Quận 3 có thể đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng thực thi công vụ để nâng cao khả năng đảm nhiệm cơng việc thơng qua nhiều hình thức: đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo của Nhà nước hoặc các trường được Nhà nước công nhận; đào tạo, bồi dưỡng thông qua công việc tại cơ quan; thông qua hội thảo khoa học, các buổi trao đổi kinh nghiệm,...
Bên cạnh đó, UBND Quận 3 cần phải theo sát kế hoạch đào tạo của các Sở, ban, ngành của Thành phố để đưa nguồn nhân lực đi đào tạo, nhằm trang bị cho nguồn nhân lực tại cơ sở ngày càng chất lượng, phù hợp với xu thế phát triển xã hội hiện nay. Hằng năm, theo chương trình, kế hoạch đào tạo của Thành phố thì phịng Nội
vụ Quận sẽ xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng khu vực, xem xét từng đối tượng để đào tạo. Đảm bảo việc đào tạo đúng đối tượng, đúng trình độ.
Chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức theo tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên sâu; điều này được thể hiện ở mỗi chức danh, mỗi vị trí việc làm được bồi dưỡng những kiến thức và kỹ năng phù hợp, thiết thực với cơng việc đang đảm nhiệm, các chương trình cụ thể như: kỹ năng dành cho cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý; nghiệp vụ làm công tác nhân sự; cải cách hành chính, văn thư lưu trữ, soạn thảo văn bản; lập hồ sơ công việc; ứng dụng công nghệ thông tin; kỹ năng tiếp cơng dân và xử lý tình huống;... Hình thức đào tạo kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, chia nhóm thảo luận, minh họa quy trình, thao tác thực thi nhiệm vụ bằng hình ảnh trình chiếu video clip, hướng dẫn nghiệp vụ theo hình thức “cầm tay, chỉ việc” sẽ trở nên thực tế và thu hút sự tham gia nhiệt tình của cán bộ, công chức.
Ban lãnh đạo UBND Quận 3 cần xây dựng nội dung, chương trình đào tạo theo yêu cầu thực tế, linh hoạt, hiệu quả, có tính liên thông, tránh trùng lắp giữa các chương trình, chú trọng bồi dưỡng đào tạo kỹ năng, tác nghiệp, tăng tính thực hành, giảm lý thuyết, thường xuyên cập nhật kiến thức và kinh nghiệm mới để đội ngũ nhân lực nâng cao trình độ, gia tăng hiệu quả làm việc tại đơn vị.
- Cơ hội thăng tiến
Bất cứ cá nhân nào cũng mong muốn có những bước tiến trong sự nghiệp. Thăng tiến là một nhu cầu thiết thực của người làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước, vì sự thăng tiến tạo cơ hội cho phát triển cá nhân, tăng địa vị, uy tín cũng như quyền lực của họ. Chính sách về sự thăng tiến có ý nghĩa trong việc hoàn thiện cá nhân, tăng động lực làm việc cho cá nhân công chức, đồng thời là cơ sở để thu hút nhân tài đến và làm việc tại UBND Quận 3.
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ phải “ đổi mới, trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý, kết hợp các độ tuổi, đảm bảo tính liên tục, kế thừa và phát triển”. Theo đó, việc quy hoạch, xây dựng nguồn trẻ hóa cán bộ phải xuất phát từ các quan điểm chỉ đạo của Đảng là:
Tạo cơ hội thăng tiến bình đẳng cho tất cả mọi người, để ai cũng phát huy khả năng của mình. Mỗi cán bộ trẻ phải không ngừng học tập và trau dồi kiến thức, kỹ
năng lãnh đạo, phẩm chất đạo đức, phải đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra cho cả trước mắt và lâu dài.
UBND Quận 3 cần công khai danh sách cán bộ, công chức thuộc diện quy hoạch để họ nắm bắt và không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ chun mơn, hồn thành tốt nhiệm vụ. Quy hoạch cán bộ trên cơ sở phù hợp với trình độ chun mơn, đúng với năng lực và đảm bảo tính khách quan, cơng bằng đối với mọi cơng chức trong việc bố trí, sử dụng. Phấn đấu cán bộ nữ tham gia cấp ủy đảng các cấp đạt từ 25% trở lên; nữ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp từ 35% đến 40%. Các cơ quan, đơn vị có tỷ lệ nữ từ 30% trở lên , nhất thiết có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ. Đảm bảo tỷ lệ nữ tham gia các khóa đào tạo tại các trường lý luận chính trị và quản lý hành chính nhà nước từ 30% trở lên.
Tiếp tục phát huy hiệu quả của các lớp đào tạo cán bộ theo chức danh giúp cơng chức có thể dễ dàng nắm bắt và làm quen với công việc mới trong thời gian sớm nhất.
UBND Quận 3 cần có đề án thi tuyển các chức danh lãnh đạo. Thực hiện nguyên tắc dân chủ, khách quan, cơng bằng để khắc phục tình trạng bè phái, cục bộ, cảm tính trong việc bố trí, sử dụng làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước nói chung và động lực làm việc của cơng chức nói riêng.
5.2.2. Các hàm ý quản trị liên quan đến “Điều kiện làm việc”
Điều kiện làm việc là yếu tố tác động mạnh thứ hai đến động lực làm việc của công chức nhà nước. Do UBND Quận 3 luôn chú trọng nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo chất lượng phục vụ giải quyết công việc sự vụ hằng ngày cho cán bộ, công chức. Như vậy, UBND Quận 3 chỉ cần hoàn thiện thêm điều kiện làm việc và môi trường cơ sở vật chất đầy đủ, tiện ích cho CBCC làm việc.
Để xây dựng mơi trường làm việc tốt, mỗi phịng ban, đơn vị phải xác định đây là một trong những nhiệm vụ cần ưu tiên hàng đầu, trên cơ sở lập kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm thiết bị qua từng năm phải đảm bảo đầy đủ các vật dụng cần thiết mà vẫn tiết kiệm, khơng lãng phí.
CBCC sẽ cảm thấy hài lòng, thoải mái khi được làm việc trong mơi trường thân thiện, đồn kết giữa lãnh đạo và nhân viên, giữa nhân viên và nhân viên ln hịa
đồng, vui vẻ chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau. Đây là một nội dung hết sức quan trọng, đòi hỏi người lãnh đạo phải cơng tâm với cơng việc, có đầu óc tổ chức để có thể xây dựng cơ quan vững mạnh.
Ngồi ra, do tình trạng cơng việc được giao phó q nhiều nên công chức phải làm tranh thủ thời gian nghỉ để hồn thành hoặc do tình trạng thời tiết ảnh hưởng đến sức khỏe của công chức làm họ cần thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn để hồi phục sức khỏe. Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CBCC về văn hóa cơng sở là rất cần thiết. Ngồi thu nhập, cịn có rất nhiều ý nghĩa nhân văn cao hơn giá trị tiền lương, đó là quyền được tơn trọng lẫn nhau trong cơng sở; bình đẳng trong hưởng thụ giá trị đời sống vật chất, tinh thần theo quy định của cơ quan; được chăm lo bảo vệ khi làm việc đúng pháp luật và hiệu quả;... Xây dựng và nâng cao vai trị của văn hóa cơng sở trong việc phát huy tính tích cực lao động của công chức.
5.2.3. Các hàm ý quản trị liên quan đến “Đánh giá kết quả làm việc”
Đánh giá kết quả công việc giúp các cá nhân trong mỗi tổ chức cũng như chính tổ chức đó tự mình nhìn nhận và rút ra các kinh nghiệm cần thiết trong cơng việc để hồn thiện cá nhân mình tốt hơn, do đó, việc đánh giá kết quả công việc là điều hết sức cần thiết, theo kết quả mơ hình cho thấy, khi nhân tố Đánh giá kết quả công việc tăng lên thêm 1 đơn vị thì Động lực làm việc của nhân viên tăng lên thêm 0,237 đơn vị.
Hoạt động đánh giá kết quả công việc thường diễn ra định kỳ theo quy định của các đơn vị, chính vì vậy, thường khơng đảm bảo tính kịp thời trong việc đánh giá. Trên cơ sở tầm quan trọng của việc đánh giá kết quả công việc, tác giả đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động đánh giá kết quả công việc như sau:
• Thứ nhất: Thực hiện việc đánh giá kết quả cơng việc cần phải đảm bảo tính kịp thời. Để đảm bảo điều này, các phịng ban/phịng giao dịch có thể cho các nhân viên, cán bộ thực hiện đánh giá kết quả cơng việc theo tháng, q hoặc có thể sau khi kết thúc các các chương trình làm việc có mức độ và khối lượng lớn.
• Thứ hai: Cần phải có tiêu chí đánh giá rõ ràng, cụ thể trong việc thực hiện công việc. Nội dung đánh giá, phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu và đối tượng được đánh giá, gắn liền với nhiệm vụ được giao. Mỗi mục tiêu, đối tượng đánh giá sẽ phải có tiêu chí và phương pháp đánh giá phù hợp.... Việc xây dựng tiêu chí
cần có sự đóng góp ý kiến của tồn thể nhân viên và phải được thực hiện công khai, minh bạch.
5.2.4. Các hàm ý quản trị liên quan đến “Chính sách đãi ngợ”
Chính sách đãi ngộ là yếu tố tác động mạnh thứ tư đến động lực làm việc của công chức tại UBND Quận 3 - Thành phố Hồ Chí Minh. Khơng riêng tại UBND Quận 3 mà hầu như đây là vấn đề chung của CBCC làm việc trong khối các Cơ quan hành chính nhà nước. Điều đó cho thấy cơng chức rất quan tâm đến thù lao và các chính sách mình được hưởng khi làm việc tại đơn vị. Họ cảm thấy thỏa mãn khi nhận được thu nhập (lương và thưởng) phù hợp với năng lực làm việc của mình, đồng thời các chế độ phúc lợi xã hội tốt sẽ tạo cho công chức sự an tâm công tác và cống hiến cho đơn vị hơn.
• Xây dựng chính sách lương cơng bằng
Thực tế ở Việt Nam, tiền lương trong khu vực nhà nước thấp hơn nhiều so với khu vực tư nhân, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngồi. Việc tăng lương đối với khu vực nhà nước rất khó khăn vì phải phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội. Cải cách tiền lương để trở thành yếu tố thúc đẩy công chức nhà nước làm việc tốt hơn là vấn đề cần sự quan tâm, tham gia của cả hệ thống chính trị và Chính phủ.
Muốn tăng lương, phụ cấp cho công chức, trước tiên ngân sách nhà nước giao