CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.6. PHÂN TÍCH T-TEST VÀ ANOVA CÁC NHÂN TỐ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC
4.6.1. Phân tích T-Test với nhân tố Giới tính
Tác giả dùng kiểm định Independent Sample T-Test để kiểm định sự khác nhau giữa giới tính nam và nữ của các đối tượng được khảo sát đối với Động lực làm việc. Kết quả kiểm định Levene cho thấy khơng có sự khác biệt phương sai về Động lực làm việc khi xét đến Giới tính vì giá trị Sig. = 0,167 (tức 16,7%) lớn hơn 5%.
Tuy nhiên khi xét đến kết quả kiểm định T-Test cho thấy có sự khác biệt phương sai về Động lực làm việc khi xét đến Giới tính vì giá trị Sig. = 0,008 (tức 0,8%) nhỏ hơn 5%.
Bảng 4.26: Kết quả kiểm định ANOVA nhân tố Giới tính
Nhân tố Giá trị Sig. Kết luận Kiểm định Leneve Kiểm định T-Test Giới tính Động lực làm việc 0,167 0,008 Có sự khác biệt (Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Cụ thể về sự khác biệt khi xét đến Giới tính của các đối tượng khảo sát, căn cứ vào giá trị trung bình Động lực làm việc của Giới tính, chúng ta có thể khẳng định rằng, các đối tượng có giới tính nam thì mức độ Động lực làm việc của họ cao hơn các đối tượng có giới tính nữ và ngược lại.
Bảng 4.27: Giá trị trung bình Đợng lực làm việc theo Giới tính STT Giới tính Giá trị trung bình Đợng lực làm việc
1 Nam 3,8546
2 Nữ 3,5427
(Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS)
Như vậy, thơng qua kết quả phân tích T-Test, tác giả khẳng định có sự khác biệt về Động lực làm việc đối với nhân tố Giới tính.
4.6.2. Phân tích ANOVA với nhân tố Vị trí cơng tác
Tác giả dùng kiểm định ANOVA để kiểm định sự khác nhau giữa Vị trí cơng tác của các đối tượng được khảo sát đối với Động lực làm việc.
Kết quả kiểm định Levene cho thấy khơng có sự khác biệt phương sai về Động lực làm việckhi xét đến Vị trí cơng tác vì giá trị Sig. = 1,000 (tức 100%) lớn hơn 5%. Và, kết quả kiểm định ANOVA cho thấy khơng có sự khác nhau về Vị trí cơng tác đối với Động lực làm việc vì giá trị Sig. = 0,663 (tức 66,3%) lớn hơn 5%.
Bảng 4.28: Kết quả kiểm định ANOVA nhân tố Vị trí cơng tác
Nhân tố Giá trị Sig. Kết luận Kiểm định Leneve Kiểm định ANOVA
Vị trí cơng tác Động lực làm việc 1,000 0,663 Khơng có sự khác biệt
(Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS)
Như vậy, thơng qua kết quả phân tích ANOVA, tác giả khẳng định khơngcó sự khác biệt về Động lực làm việc đối với nhân tố Vị trí cơng tác.
4.6.3. Phân tích ANOVA với nhân tố Trình đợ
Tác giả dùng kiểm định ANOVA để kiểm định sự khác nhau giữa Trình độ của các đối tượng được khảo sát đối với Động lực làm việc.
Kết quả kiểm định Levene cho thấy khơng có sự khác biệt phương sai về Động lực làm việc khi xét đến Trình độ vì giá trị Sig. = 0,228 (tức 22,8%) lớn hơn 5%.
Và, kết quả kiểm định ANOVA cho thấy khơng có sự khác nhau về Trình độ đối với Động lực làm việc vì giá trị Sig. = 0,389 (tức 38,9%) lớn hơn 5%.
Bảng 4.29: Kết quả kiểm định ANOVA nhân tố Trình đợ
Nhân tố Giá trị Sig. Kết ḷn Kiểm định Leneve Kiểm định ANOVA Trình độ Động lực làm việc 0,228 0,389 Khơng có sự khác biệt
Như vậy, thơng qua kết quả phân tích ANOVA, tác giả khẳng định khơng có sự khác biệt về Động lực làm việc đối với nhân tố Trình độ.
4.6.4. Phân tích ANOVA với nhân tố Đợ tuổi
Tác giả dùng kiểm định ANOVA để kiểm định sự khác nhau giữa Độ tuổi của các đối tượng được khảo sát đối với Động lực làm việc.
Kết quả kiểm định Levene cho thấy khơng có sự khác biệt phương sai về Động lực làm việc khi xét đến Độ tuổi vì giá trị Sig. = 0,820 (tức 82,0%) trong kiểm định Leneve lớn hơn 5%.
Và, kết quả kiểm định ANOVA cũng cho thấy khơng có sự khác nhau về Độ tuổi đối với Động lực làm việc vì giá trị Sig. = 0,950 (tức 95,0%) lớn hơn 5%.
Bảng 4.30: Kết quả kiểm định ANOVA nhân tố Độ tuổi
Nhân tố Giá trị Sig. Kết luận Kiểm định Leneve Kiểm định ANOVA
Độ tuổi Động lực làm việc 0,820 0,950 Khơng có sự khác biệt
(Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS)
Như vậy, thơng qua kết quả phân tích ANOVA, tác giả khẳng định khơng có sự khác biệt về Động lực làm việc đối với nhân tố Độ tuổi.
4.6.5. Phân tích ANOVA với nhân tố Thời gian làm việc
Tác giả dùng kiểm định ANOVA để kiểm định sự khác nhau giữa Thời gian làm việc của các đối tượng được khảo sát đối với Động lực làm việc.
Kết quả kiểm định Levene cho thấy có sự khác biệt phương sai về Động lực làm việckhi xét đến Thời gian làm việc vì giá trị Sig. = 0,046 (tức 4,6%) nhỏ hơn 5%.
Nhưng, kết quả kiểm định ANOVA cho thấy khơng có sự khác nhau về Thời gian làm việc đối với Động lực làm việc vì giá trị Sig. = 0,184 (tức 18,4%) lớn hơn 5%.
Bảng 4.31: Kết quả kiểm định ANOVA nhân tố Thời gian công tác Nhân tố Nhân tố Giá trị Sig. Kết luận Kiểm định Leneve Kiểm định ANOVA Thời gian
công tác Động lực làm việc 0,046 0,184 Khơng có sự khác biệt
(Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS)
Như vậy, thơng qua kết quả phân tích ANOVA, tác giả khẳng định khơng có sự khác biệt về Động lực làm việc đối với nhân tố Thời gian làm việc.
Như vậy, thông qua kết quả kiểm định T-Test và ANOVA, tác giả nhận thấy, khơng có sự khác biệt về Động lực làm việc khi xét đến nhân tố vị trí cơng tác, trình độ, độ tuổi và thời gian làm việc; tuy nhiên, có sự khác biệt về Động lực làm việc khi xét đến Giới tính (các đối tượng có giới tính nam thì Động lực làm việc cao hơn các đối tượng có giới tính nữ và ngược lại) của các đối tượng được khảo sát.
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Trong chương 4, tác giả đã trình bày các phân tích liên quan đến dữ liệu thu thập được từ khảo sát, từ đó, tác giả đưa ra các đánh giá phân tích các kết quả thu được.
Kết quả phân tích mơ hình hồi quy tuyến tính cho thấy có 5 nhân tố tác động đến Động lực làm việc của CCBCC ở các phịng chun mơn tại UBND Quận 3, trong đó, nhân tố (1) Đào tạo, thăng tiến tác động mạnh nhất kế đến là nhân tố (2) Điều kiện làm việc, (3) Đánh giá kết quả cơng việc, (4) Chính sách đãi ngộ và (5) Bản chất cơng việc.
Ngồi ra kiểm định T-test và ANOVA được tiến hành nhằm tìm ra sự khác biệt về Động lực làm việc của CBCC đối với công việc tại UBND Quận 3 với những đặc trưng khác nhau (giới tính, vị trí cơng tác, trình độ, độ tuổi và thời gian làm việc). Kết quả cho thấy, khơng có sự khác biệt về Động lực làm việc khi xét đến nhân tố vị trí cơng tác, trình độ, độ tuổi và thời gian làm việc; tuy nhiên, có sự khác biệt về Động lực làm việc khi xét đến Giới tính (các đối tượng có giới tính nam thì Động lực làm việc cao hơn các đối tượng có giới tính nữ và ngược lại) của các đối tượng được khảo sát.