Quy định pháp lý về công bố thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài – nghiên cứu trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 26 - 31)

2.3.1. Văn bản luật quy định về công bố thông tin

Công bố thông tin đƣợc thể chế hóa bằng các văn bản pháp luật, các doanh nghiệp khi tham gia niêm yết trên các sở giao dịch chứng khoán phải tuân thủ việc công bố thông tin. Hệ thống văn bản liên quan đến công tác công bố thông tin cụ thể nhƣ sau:

Số hiệu văn bản Ngày ban

hành Trích yếu

245/QĐ-UBCK 04/5/2005

“Quyết định của chủ tịch ủy ban chứng khoán nhà nước về việc ban hành Hướng dẫn qui định đăng ký, giao dịch chứng khoán và công bố thông tin bất thường của tổ chức đăng ký giao

13

Số hiệu văn bản Ngày ban

hành Trích yếu

dịch chứng khoán tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội”

70/2006/QH 11 29/6/2006

“Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 9 (Từ ngày 16 tháng 5 đến ngày 29 tháng 6 năm 2006)”

38/2007/TT-BTC 18/4/2007

“Thông tƣ 38/2007/TT-BTC ngày 18/4/2007 hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.”

09/2010/TT-BTC 15/01/2010

“Thông tƣ 09/2010/TT-BTC ngày 15/01/2010 Hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.

62/2010/QH12 24/11/2010

“Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán.”

52/2012/TT-BTC 05/4/2012

“Thông tƣ 52/2012/TT-BTC ngày 05/04/2012 Thông tư Hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.”

155/2015/TT-

BTC 06/10/2015

“Thông tƣ số 155/2015/TT-BTC ngày 06/10/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.”

Nguồn: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SDD)

Việc công bố thông tin đƣợc qui định cụ thể trong luật chứng khoán và đƣợc cụ thể hóa bằng các thông tƣ nhƣ: “Thông tƣ số 38/2007/TT-BTC ngày 18/4/2007, thông tƣ số 09/2010/TT-BTC ngày 15/1/2010; Thông tƣ 52/2012/TT-BTC ngày 05/04/2012 và gần đây nhất là Thông tƣ số 155/2015/TT-BTC ngày 06/10/2015.” 2.3.2. Công bố thông tin

Trên cơ sở các quy định đƣợc nên ở mục 2.3.1 thì đối tƣợng công bố thông tin

14

“Công ty đại chúng, tổ chức phát hành trái phiếu (ngoại trừ tổ chức phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu đƣợc Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương);

Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, quỹ đại chúng;

Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (sau đây viết tắt là Trung tâm lưu ký chứng khoán);

NĐT thuộc đối tƣợng công bố thông tin theo quy định pháp luật bao gồm:

NĐT là người nội bộ của công ty đại chúng, người nội bộ của quỹ đại chúng và người có liên quan của người nội bộ;

Cổ đông lớn, nhóm người có liên quan sở hữu từ 5% trở lên số CP đang lưu hành có quyền biểu quyết của công ty đại chúng; NĐT sở hữu từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng; cổ đông sáng lập trong thời gian bị hạn chế chuyển nhƣợng của công ty đại chúng, công ty đầu tƣ chứng khoán đại chúng; thành viên sáng lập của quỹ đại chúng;

NĐT hoặc nhóm NĐT có liên quan mua vào để trở thành cổ đông lớn của công ty đại chúng, sở hữu từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng;

Tổ chức, cá nhân thực hiện chào mua công khai CP của công ty đại chúng.” 2.3.3. Phương tiện công bố thông tin

Các phương tiện công bố thông tin bao gồm:

“Trang thông tin điện tử (website) của tổ chức là đối tƣợng công bố thông tin;

Hệ thống công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;

Trang thông tin điện tử của Sở giao dịch chứng khoán;

Trang thông tin điện tử của Trung tâm lưu ký chứng khoán;

Các phương tiện thông tin đại chúng khác theo quy định pháp luật (báo in, báo điện tử...).”

2.3.4. Thời gian công bố thông tin đối với người nội bộ và người liên quan Thời gian công bố thông tin đối với người nội bộ và người liên quan được quy định nhƣ sau:

15

“Trước ngày thực hiện giao dịch tối thiểu là 03 ngày làm việc, người nội bộ và người có liên quan phải công bố thông tin và báo cáo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán dự kiến giao dịch CP, quyền mua CP, trái phiếu chuyển đổi, quyền mua trái phiếu chuyển đổi của công ty đại chúng, công ty đầu tƣ chứng khoán đại chúng hoặc chứng chỉ quỹ, quyền mua chứng chỉ quỹ của quỹ đại chúng, kể cả trường hợp chuyển nhượng không thông qua hệ thống giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán (nhƣ các giao dịch cho hoặc đƣợc cho, tặng hoặc đƣợc tặng, thừa kế, chuyển nhƣợng hoặc nhận chuyển nhƣợng CP, chứng chỉ quỹ, trái phiếu chuyển đổi, quyền mua CP, quyền mua chứng chỉ quỹ phát hành thêm, quyền mua trái phiếu chuyển đổi...). Thời hạn thực hiện giao dịch không đƣợc quá 30 ngày, kể từ ngày đăng ký thực hiện giao dịch và chỉ đƣợc bắt đầu tiến hành phiên giao dịch đầu tiên sau 24 giờ kể từ khi có công bố thông tin từ Sở giao dịch chứng khoán.”

“Đồng thời, sau ngày thực hiện giao dịch, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn tất giao dịch (trường hợp giao dịch kết thúc trước thời hạn đăng ký) hoặc kết thúc thời hạn dự kiến giao dịch, người nội bộ của công ty đại chúng, người nội bộ quỹ đại chúng và người có liên quan của các đối tượng này phải báo cáo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán (đối với CP niêm yết, đăng ký giao dịch, chứng chỉ quỹ đại chúng) và công ty đại chúng, công ty quản lý quỹ về kết quả giao dịch đồng thời giải trình nguyên nhân không thực hiện đƣợc giao dịch hoặc không thực hiện hết khối lượng đăng ký (nếu có). Người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ chỉ được đăng ký và thực hiện giao dịch tiếp theo khi đã báo cáo kết thúc đợt giao dịch trước đó.”

2.4. Phản ứng của NĐT thông qua giá và khối lƣợng giao dịch với thông tin đƣợc công bố

2.4.1. Phản ứng của NĐT thông qua giá với thông tin đƣợc công bố

Lý thuyết hiệu quả dạng vừa đƣợc áp dụng trong công trình nghiên cứu này để giải thích phản ứng của NĐT đối với việc công bố thông tin giao dịch CP của các các cổ đông và NĐT, với hàm ý là giá CP sẽ tự động điều chỉnh để cập nhật thông

16

tin được công bố. Một trong những cách để cho thấy thị trường là không hiệu quả thông qua việc xem xét LNBT. Theo Fama et al. (1969) LNBT xuất hiện khi giá CP trên thị trường vượt trội so với mức thông thường với sự tác động bởi thông tin liên quan đến CP, LNBT đƣợc Brown & Warner (1980) định nghĩa là chênh lệch giữa lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng của CP đó. Việc xác định sự tồn tại LNBT xoay quanh ngày công bố thông tin để làm cơ sở kết luận tính hiệu quả của thị trường.

Tóm lại, lý thuyết thị trường hiệu quả dạng vừa giải thích cho việc tồn tại LNBT tại ngày thông tin công bố đƣợc gây ra bởi sự thay đổi trong giá CP để phản ánh lập tức với thông tin. Tuy nhiên, nếu việc tồn tại LNBT ở trước và sau ngày công bố thì tại những thời điểm đó thị trường là không hiệu quả. Đồng thời, thông tin bị rò rỉ có thể là nguyên nhân tạo nên sự thay đổi của giá CP trước ngày công bố thông tin.

2.4.2. Phản ứng của NĐT thông qua khối lƣợng giao dịch với thông tin công bố Thị trường luôn tồn tại các giao dịch khác nhau được tạo bởi người mua và người bán. Cơ sở giải thích cho các hành vi NĐT dẫn đến các giao dịch tạo vị thế khác biệt đƣợc Karpoff (1986) giải thích thông qua lý thuyết về khối lƣợng giao dịch. Nội dung của lý thuyết này nói đến hai yếu tố chính tạo ra mọi giao dịch: Thứ nhất, Karpoff (1986) cho rằng trước một vấn đề hay một sự kiện nào đó các NĐT có những cách phân tích, lý giải phù hợp nhất cho chính họ và không giống nhau giữa các NĐT. Do vậy, họ tạo nên những giao dịch không giống nhau. Thứ hai, mặc dù cùng giải thích một vấn đề nhƣ nhau nhƣng mỗi NĐT lại có những kỳ vọng, mong muốn khác nhau từ đó thúc đẩy họ có những hành vi giao dịch không giống nhau.

Đồng thời, nếu cả hai yếu tố trên cùng tồn tại thì các giao dịch trên thị trường càng trở nên sôi nổi hơn.

17

2.5. Cơ sở lý thuyết về phản ứng của NĐT biểu hiện qua giá và khối lƣợng giao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài – nghiên cứu trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)