CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Dữ liệu nghiên cứu
- Dữ liệu thứ cấp: Số liệu Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn của Cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh.
- Dữ liệu sơ cấp:
+ Số liệu báo cáo và các phương án vay vốn tại huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh; Số liệu tổng hợp tại Chi cục phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh – Sở Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn
+ Điều tra chọn những hộ được phê duyệt phương án vay vốn có hỗ trợ lãi vay đầu tư sản xuất hoa lan vào cuối năm 2016 và được ngân hàng bắt đầu giải ngân vào đầu năm 2017 để tiến hành đầu tư. Với đặc tính sinh trưởng của cây hoa lan phải có thời gian phát triển từ 10-12 tháng mới cho năng suất ổn định, cây khơng bị thối hóa sớm và thời gian đầu tư cơ sở hạ tầng thì đề tài xác định thu nhập của hộ trồng hoa lan năm 2017 là thu nhập trước khi có sự can thiệp của chính sách hỗ trợ lãi vay; thu nhập của hộ trồng hoa lan năm 2018 là thu nhập sau khi có sự can thiệp của chính sách hỗ trợ lãi vay. Trên cơ sở các hộ tham gia vay vốn có hỗ trợ lãi vay, xác định các hộ không vay vốn trong cùng điều kiện đầu tư năm 2017 như: đều là các hộ đầu tư sản xuất hoa lan trên địa bàn huyện Củ Chi, đều có cơ hội tiếp cận chính sách hỗ trợ lãi vay, thu nhập hộ không quá chênh lệch nhau, kinh nghiệm....
- Kích cỡ mẫu:
Theo số liệu báo cáo tình hình phê duyệt phương án vay vốn được hỗ trợ lãi vay của huyện Củ Chi thì có 48 hộ trồng hoa lan được Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi phê duyệt và được giải ngân vốn vay để đầu tư vào đầu năm 2017. Do đó, chọn tất cả 48 hộ vay vốn đầu tư sản hoa lan để nghiên cứu, như vậy nhóm đối chứng (khơng tham gia chính sách) ít nhất phải là 48 hộ. Tuy nhiên, nhằm hạn chế kết quả hồi quy bị sai lệch, đề tài chọn 57 hộ không vay để có tổng cỡ mẫu điều tra trên 100 hộ. Như vậy, cỡ mẫu khảo sát sẽ là 105 hộ, trong đó có 48 hộ vay vốn và 57 hộ
không vay vốn.
- Phương pháp lấy mẫu: Dựa trên cơ sở 48 hộ vay đầu tư sản xuất hoa lan đã được xác định, để đảm bảo thuận tiện trong q trình khảo sát, thu thập thơng tin và nguồn lực có hạn, đề tài chọn 57 hộ cùng sản xuất hoa lan không tham gia vay vốn ở khu vực tương ứng, tương đồng về mức sống, thu nhập, kinh nghiệm...
- Thu nhập của hộ từ hoạt động trồng lan được tính bằng doanh thu – chi phí khi đầu tư sản xuất hoa lan.
3.4. Cấu trúc của mơ hình nghiên cứu 3.4.1. Mơ hình nghiên cứu
Dựa vào các nghiên cứu trước và đặc trưng của ngành sản sản xuất hoa lan trên địa bàn huyện Củ Chi, đề tài đưa ra mơ hình nghiên cứu như sau:
LnYit = β0 + β1D + β2T + β3(D*T) + β4Xn+ e
Trong đó:
+ Yit là chỉ tiêu phản ánh thu nhập của hộ i từ hoạt động sản xuất hoa lan trên đơn vị diện tích sản xuất vào thời gian t, đơn vị tính: triệu đồng/m2/ năm; LnYit phản ảnh thu nhập/đơn vị diện tích theo giá trị %. Nhằm hạn chế sự chênh lệch giữa các hộ về diện tích sản xuất dẫn đến chênh lệch về thu nhập quá lớn giữa các hộ, đề tài sử dụng thu nhập trên đơn vị diện tích sản xuất hoa lan của hộ (gọi là biến THUNHAP2) và sử dụng biến logarit thu nhập trên đơn vị diện tích là biến phụ thuộc (lnTHUNHAP2).
+ D là biến giả về nhóm hộ sử dụng vốn vay được hỗ trợ lãi suất/nhóm khơng sử dụng vốn vay: D = 1 là nhóm hộ sử dụng vốn vay được hỗ trợ lãi suất và D = 0 là nhóm hộ không sử dụng vốn vay.
+ T là biến giả về thời gian: T = 1 là hộ khảo sát năm 2018 và T = 0 là hộ năm 2017.
+ D*T là biến tương tác của hai biến giả D và T.
+ Ngoài ra biến thu nhập (Yit) còn chịu tác động bởi các yếu tố Xn bao gồm các biến sau:
X2: Giới tính của lao động chính.
X3: Trình độ học vấn của lao động chính. X4: Tham gia lớp đào tạo, tập huấn kiến thức. Nhóm yếu tố liên quan đến đặc trưng của hộ:
X5: Mức độ đầu tư lao động (công lao động/m2)
Nhóm yếu tố liên quan đến đặc trưng sản xuất và nhu cầu vay vốn của hộ: X6: Đầu tư máy móc, thiết bị
X7: Giống mới
X8: Lượng vốn vay (triệu đồng)
3.4.2. Kì vọng dấu các biến
Dựa vào các cơ sở lý thuyết và khung phân tích, tác giả đưa ra kỳ vọng dấu từ mơ hình như sau:
Bảng 3.2: Kỳ vọng dấu từ mơ hình nghiên cứu
Biến số Diễn giải Kỳ vọng dấu
D
Biến giả về nhóm hộ, D = 1 là nhóm hộ tham gia (có vay vốn) và D = 0 là nhóm hộ đối chứng (khơng vay vốn)
+
T
T là biến giả về thời gian khảo sát, T = 1 là hộ khảo sát năm 2018 và T = 0 là hộ khảo sát năm 2017
+
D*T
D*T là biến tương tác của hai biến giả D và T, hệ số ước lượng của 2 biến này thể hiện tác động của tín dụng tới thu nhập từ hoạt động sản xuất hoa lan của hộ
+
TUOI X1 Tuổi của lao động chính +
GIOITINH X2 Giới tính của lao động chính, =1 nếu là
nam, =0 nếu là nữ +/-
TRINHDO X3
Trình độ học vấn là số năm đi học của lao động chính. Trình độ càng cao thì thu nhập trong nơng nghiệp càng cao.
+
Biến số Diễn giải Kỳ vọng dấu
nơng nghiệp, Biến giả, =1 là có tham gia, = 0 nếu không tham gia.
MUCDOSDLĐ X5 Số cơng lao động/diện tích sản xuất - MAYMOCTB X6
= 1 nếu sử dụng hệ thống tưới phun tự động, = 0 nếu sử dụng hệ thống tưới phun thủ công.
+
GIONGMOI X7
= 1 nếu đầu tư giống mới, = 0 nếu không
đầu tư giống mới. +
LUONGVV X8 Số tiền vay vốn để đầu tư +
Chú thích:
Dấu (+): có nghĩa là khi giá trị của biến độc lập tăng lên thì giá trị của biến phụ thuộc cũng tăng theo.
Dấu (-): có nghĩa là khi giá trị biến độc lập tăng lên thì giá trị của biến phụ thuộc sẽ giảm.
3.5. Các bước phân tích và xử lý số liệu
Dựa vào dữ liệu thu thập được từ khảo sát chọn mẫu tại các hộ vay vốn được hỗ trợ lãi suất và các hộ không vay vốn trong cùng điều kiện; dữ liệu Thống kê tại Chi cục Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông, Trạm Khuyến huyện nông Củ Chi, Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi, Tổng cục Thống kê kết hợp phần mềm Stata, Excel tiến hành phân tích và trình bày kết quả. Gồm:
- Bước 1: Mô tả các các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ trồng hoa lan – Thống kê mơ tả và phân tích tương quan áp dụng để mô tả các nhân tố liên quan đến đặc trưng của lao động chính của hộ, đặc trưng của hộ, đặc trưng sản xuất và nhu cầu vay vốn của hộ.
- Bước 2: Xác định tác động của chính sách hỗ trợ lãi vay và các yếu tố khác đến thu nhập của hộ từ hoạt động sản xuất hoa lan. Sử dụng mơ hình kinh tế lượng để phân tích định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập từ hoạt động sản xuất
hoa lan của hộ trong đó tập trung phân tích, đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ lãi vay đến thu nhập từ hoạt động sản xuất hoa lan của hộ.
Sử dụng kiểm định Breusch-Pagan (estat hettest) để phát hiện hiện tượng phương sai thay đổi trong mơ hình và khắc phục bằng lệnh robust trong Stata.
Sử dụng hệ số phóng đại VIF kiểm định đa cộng tuyến trong mơ hình để xác định biến không phù hợp và khắc phục bằng cách bỏ biến ra khỏi mơ hình.
Sử dụng kiểm định Breusch-Godfrey (lệnh estat bgodfrey) để phát hiện tự tương quan trong mơ hình và khắc phục bằng lệnh prais.
Tóm tắt chương 3:
Từ các biến được xác định tại Chương 2, Chương 3 giới thiệu về kết hợp phương pháp OLS với khác biệt trong khác biệt (DID) được sử dụng trong phân tích của đề tài để đưa ra mơ hình chuẩn. Từ phương pháp trên, đưa ra mơ hình lý thuyết của đề tài. Chương 3 cũng giới thiệu về khung phân tích, nguồn dữ liệu và cách thức thu thập dữ liệu của đề tài; giới thiệu về phương pháp phân tích (DID, kiểm định Breusch-Pagan, kiểm định Breusch-Pagan, hệ số phóng đại VIF, kiểm định t- test, kiểm định tự tương quan, đa cộng tuyến và cách khắc phục bằng các lệnh có sẵn trong Stata), cách thức phân tích (thống kê mơ tả, quy định lượng) và cơng cụ phân tích (Stata, Excel) của đề tài.
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Phân tích các yếu tố liên quan đến đặc trưng của lao động chính, hộ gia đình sản xuất hoa lan trên địa bàn huyện Củ Chi đình sản xuất hoa lan trên địa bàn huyện Củ Chi
Từ kết quả tổng hợp các yếu tố liên quan đến đặc trưng lao động chính và đặc trưng của hộ sản xuất hoa lan phân theo nhóm tại Bảng 4.1 cho thấy như sau:
Về giới tính của lao động chính: trong tổng số 210 quan sát tại 2 thời điểm được khảo sát thì lao động chính là nam chiếm 68,57% và nữ chiếm 31,43%.
Về trình độ lao động chính của hộ: từ kết quả khảo sát, trong tổng số 210 quan sát thì có 14,28% lao động chính có trình độ cấp 1; 22,86% có lao động chính có trình độ cấp 2; 50,47% lao động chính có trình độ cấp 3 và 12,38% lao động chính có trên độ trung cấp trở lên đến cao học. Lao động chính có trình độ thấp nhất là lớp 4, cao nhất là cao học (giảng viên về hưu), trung bình là lớp 10. Điều này cho thấy, đa phần lao động chính có trình độ cao sẽ dễ dàng nắm bắt và tiếp cận kiến thức khoa học, kỹ thuật tốt.
Về tuổi của lao động chính của hộ: Từ kết quả khảo sát cho thấy lao động chính có độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 2,38%; tuổi từ 31 đến 40 tuổi chiếm 10,95%; tuổi từ 41 đến 50 tuổi chiếm 22,85%; tuổi từ 51 đến 60 tuổi chiếm 53,33%; từ 61 tuổi trở lên có 10,47%. Trong đó, tuổi thấp nhất là 22 tuổi, cao nhất là 72 tuổi, tuổi trung bình là 50 tuổi. Điểu này phù hợp với thực tế tại thành phố Hồ Chí Minh có tốc độ đơ thị hóa nhanh thì lực lượng lao động trong ngành nơng nghiệp đang già hóa, người trẻ tham gia vào lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ nhiều hơn và không mặn mà với nông nghiệp.
Về đào tạo tập huấn kiến thức trong trồng hoa lan: Từ kết quả khảo sát cho thấy có đến 92,38% lao động chính đã từng tham gia các lớp đào tạo, tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng hoa lan; số còn lại tự học, học qua bạn bè, người thân, trao đổi kiến thức trong các nhóm hội hoa lan. Trong số những người đã từng tham gia các lớp đào tạo tập huấn thì có 89,69% tham gia lớp
kỹ thuật trồng lan; 73,2% tham gia lớp về chuyển giao giống mới; 74,23% tham gia lớp về phòng trừ bệnh cho hoa lan.
Về mức độ sử dụng lao động trung bình (cơng lao động/năm) phân theo nhóm: mức độ sử dụng lao động trung bình của hộ sản xuất hoa lan là 683,8 cơng lao động/năm, trong đó đối với nhóm hộ có tham gia vay vốn có mức sử dụng lao động trung bình là 728,68 cơng lao động/năm, cao hơn so với nhóm khơng tham gia vay vốn (646,02 cơng lao động/năm).
Về quy mơ diện tích sản xuất hoa lan trung bình (m2) phân theo nhóm: diện tích trung bình trồng hoa lan là 2.442,85 m2, trong đó diện tích sản xuất trung bình của nhóm vay vốn là 2.931,25 m2, nhóm khơng vay vốn là 2.031,58 m2.
Bảng 4.1: Các yếu tố liên quan đến đặc trưng lao động chính và đặc trưng của hộ sản xuất hoa lan phân theo nhóm
Chỉ tiêu Có vay vốn (N= 96) Không vay vốn (N= 114) Mẫu (N= 210) Giới tính (%) Nam 64,58 71,93 68,57 Nữ 35,42 28,07 31,43 Trình độ (%) Cấp 1 14,58 14,04 14,28 Cấp 2 22,92 22,81 22,86 Cấp 3 50,00 50,87 50,47 Trên cấp 3 12,50 12,28 12,38 Tuổi (%) Từ 30 trở xuống 2,08 2,63 2,38 Từ 31 đến 40 11,46 10,53 10,95 Từ 41 đến 50 21,88 23,68 22,85 Từ 51 đến 60 57,29 50,00 53,33 Từ 61 trở lên 7,29 13,16 10,47
Đào tạo, tập huấn (%)
Có tham gia 93,75 91,23 92,38
Chỉ tiêu Có vay vốn (N= 96) Khơng vay vốn (N= 114) Mẫu (N= 210) Mức độ sử dụng lao động trung
bình (cơng lao động/năm) 728,68 646,02 683,80 Diện tích sản xuất hoa lan trung
bình (m2) 2.931,25 2.031,58 2.442,85 Nguồn: Kết quả khảo sát, năm 2018
Ngồi ra, Bảng 4.2 cung cấp thêm một số thơng tin tổng quát theo các yếu tố liên quan đến đặc trưng của hộ gia đình, như sau:
Về quy mơ hộ gia đình: Từ Bảng 4.2 cho thấy trong số 105 hộ được khảo sát thì hộ có số thành viên lớn nhất là 9 thành viên, hộ có số thành viên thấp nhất là 1 thành viên, trung bình số thành viên/hộ là 3 thành viên. Thực tế, số lao động tham gia trồng lan, lớn nhất là 5 người/hộ, thấp nhất là 1 người/hộ, trung bình là 2 người/hộ.
Về mức độ sử dụng lao động của hộ trong sản xuất hoa lan: Nội dung này thể hiện tổng mức ngày công lao động của lao động của hộ tham gia trực tiếp trồng hoa lan và lao động thuê thời vụ để nhổ cỏ, bón phân, bỏ giá thể…Mức ngày công sử dụng lao động lớn nhất là 2.460 ngày công lao động/năm, nhỏ nhất là 200 cơng lao động/năm, trung bình là 683,8 cơng lao động/năm.
Về diện tích sản xuất hoa lan: Từ kết quả tổng hợp Bảng 4.2 cho thấy, diện tích sản xuất hoa lan lớn nhất của hộ được khảo sát là 20.000 m2, diện tích sản xuất hoa lan nhỏ nhất của hộ được khảo sát là 250m2, diện tích trung bình là 2.442,85m2. Có 19 hộ có quy mơ diện tích dưới 500 m2, có 50 hộ có quy mơ từ 500 m2 đến dưới 1.000 m2, có 57 hộ có quy mơ từ1.000 m2 đến dưới 2.000 m2 , có 55 hộ có quy mơ từ 2.000 m2 đến dưới 5.000 m2, có 18 hộ có quy mô từ 5.000 m2 trở lên đến dưới 10.000 m2 và 11 hộ có quy mơ từ 10.000 m2 trở lên.
Bảng 4.2: Các yếu tố liên quan đến đặc trưng của hộ gia đình
Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng
Quy mô hộ gia đình
Lớn nhất Người 9
Trung bình Người 3
Nhỏ nhất Người 1
Số lao động tham gia trồng lan
Lớn nhất Người 5
Trung bình Người 2
Nhỏ nhất Người 1
Mức độ sử dụng lao động
Lớn nhất Cơng lao động/năm 2.460
Trung bình Cơng lao động/năm 683,80
Nhỏ nhất Công lao động/năm 200
Diện tích sản xuất hoa lan
Lớn nhất m2 20.000 Trung bình m2 2.442,85 Nhỏ nhất m2 250 Dưới 500 m2 Hộ 19 Từ 500 m2 đến dưới 1.000 m2 Hộ 50 Từ 1000 m2 đến dưới 2.000 m2 Hộ 57 Từ 2.000 m2 đến dưới 5.000 m2 Hộ 55 Từ 5.000 m2 đến 10.000 m2 Hộ 18 Từ 10.000 m2 trở lên Hộ 11
4.2. Phân tích yếu tố liên quan đến đặc trưng sản xuất, tiêu thụ và đánh giá của các hộ vay vốn đối với chính sách hỗ trợ lãi các hộ vay vốn đối với chính sách hỗ trợ lãi
Về nội dung đầu tư: Đối với trồng hoa lan, hạng mục đầu tư chiếm chi phí lớn khi đầu tư là đầu tư cơ sở hạ tầng như nhà lưới, luống trồng, lối đi; máy móc thiết bị như thiết bị tưới, hệ thống tưới theo hình thức tự động hoặc bán tự động hoặc thủ công; mua giống, phân, thuốc, trả công lao động.
Về tiêu thụ hoa lan: Qua khảo sát, kênh tiêu thụ hoa lan phổ biến là bán cho