4. Kết cấu của đề tài gồm
1.6. Kiểm soát cam kết chi ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm
Theo Thạc sĩ Lê Chí Cường, thì việc thực hiện quản lý và kiểm soát CKC qua KBNN Cà Mau trong thời gian vừa qua trong điều kiện phân bổ ngân sách ngắn hạn bên cạnh các kết quả đạt được như: trình độ của cán bộ công chức trong vận
hành hệ thống, hướng dẫn các đơn vị sử dụng ngân sách dần tiếp cận được và có sự
đồng thuận của các cấp chính quyền địa phương nên việc triển khai công tác quản lý
và kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN Cà Mau được thực hiện thuận lợi, từ đó góp phần ngăn chặn được nợ đọng trong thanh toán. Tuy nhiên, vẫn cịn tồn tại nhiều khó khăn bất cập cần tháo gỡ để mục tiêu trong kiểm soát quản lý CKC được thực hiện đúng nghĩa.
- Kiểm soát cam kết chi tại tỉnh Thái Nguyên:
Theo tác giả Vân Hà, thì cam kết chi NSNN qua KBNN Thái Nguyên được thực hiện đồng thời với q trình kiểm sốt chi nhằm hỗ trợ, tăng cường việc kiểm soát chi tiêu của các đơn vị sử dụng NSNN, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, góp phần ngăn chặn tình trạng nợ đọng trong thanh toán vốn. Tuy nhiên, cho
đến nay, mặc dù đã giảm đáng kể nợ đọng trong thanh toán vốn so với trước đây,
tuy nhiên, vẫn chưa phải triệt để do chưa thực hiện cam kết chi đối với ngân sách cấp xã và kiểm soát cam kết chi từ Tài khoản tiền gửi của các đơn vị dự tốn; cơng tác phối hợp giữa các đơn vị trong khâu nhập dự tốn cịn chậm,…
- Kiểm sốt cam kết chi tại tỉnh Lạng Sơn:
“Ơng Nguyễn Quốc Tồn, Phó Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh Lạng Sơn cho biết: trước đây, công tác quản lý ngân sách của tỉnh chưa gắn kết cao trong các khâu của quy trình quản lý, chưa theo dõi, phản ánh được số công nợ phải trả cho các nhà cung cấp, có tình trạng nợ đọng trong thanh tốn, nhất là nợ trong lĩnh vực
đầu tư xây dựng cơ bản,… việc quản lý, kiểm soát CKC đã giúp Kho bạc quản lý, kiểm soát các khoản chi ngân sách ngay từ khi lập dự toán đến khi phân bổ ngân sách; ký kết hợp đồng… và thanh tốn. Cơng tác này cịn giúp theo dõi được các
khoản phải trả cho nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Vì vậy, Kho bạc có thể kiểm sốt chi tiêu ngân sách của các đơn vị sử dụng ngân sách; ngăn chặn tình trạng nợ
trong thanh tốn mua sắm ơ tơ, xây dựng cơ bản. Ngoài ra, thông qua thực hiện quản lý, kiểm sốt CKC cịn hỗ trợ cho việc lập ngân sách trung hạn của các cơ quan tài chính, theo dõi và quản lý được các hợp đồng từ nhiều năm theo các thông
tin như: tổng giá trị hợp đồng, giá trị hợp đồng đã thực hiện cam kết chi, giá trị hợp đồng đã được thanh toán, giá trị hợp đồng cịn phải thanh tốn… và giúp các nhà
quản lý chú ý đến các thông tin khi tiến hành xây dựng và phân bổ dự toán hàng
năm” – (nguồn: tác giả Lâm Như, Báo Lạng Sơn, đăng ngày 07/10/2013)
- Bài học kinh nghiệm:
Qua quá trình triển khai thực hiện cơng tác quản lý, kiểm sốt cam kết chi NSNN quan KBNN ở một số địa phương như: Cà Mau, Thái Nguyên và Lạng sơn, có thể rút ra bài học kinh nghiệm đó là: cần quan tâm thực hiện tốt công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức trong công tác phối hợp giữa đơn vị sử dụng ngân
sách, KBNN và cơ quan tài chính được nhịp nhàng, ăn khớp giữa các khâu: phân bổ
dự toán, tạo nhà cung cấp và thực hiện CKC trên hệ thống; đối với các cơ quan
tham mưu cho các cấp chính quyền cần phối hợp chặt chẽ hơn với kho bạc và chủ đầu tư, đảm bảo bố trí, phân bổ nguồn vốn hợp lý, hạn chế dần tình trạng bố trí kế
hoạch vốn cho các dự án triển khai chậm tiến độ, khơng có khối lượng để thanh toán; trên thực tế, việc thực hiện phân bổ dự toán của cơ quan tài chính trên hệ thống TABMIS so với quyết định giấy thường không đồng bộ dẫn đến các đơn vị sử dụng ngân sách, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản khơng đủ dự tốn để thực hiện cam kết khi hợp đồng được ký kết. Vì vậy, bài học rút ra cho vấn đề này, các đơn vị vẫn thực hiện CKC trên phần dự toán được phân bổ, đối với số cịn thiếu sẽ tiếp tục cam kết khi có dự tốn (khi có dự tốn sẽ thực hiện điều chỉnh số tiền đã cam kết
theo đúng hợp đồng để đảm bảo không thay đổi số CKC); Vấn đề về nợ đọng trong
thanh toán vẫn chưa được khắc phục triệt để do chưa thực hiện cam kết chi đối với ngân sách cấp xã và kiểm soát cam kết chi từ Tài khoản tiền gửi của các đơn vị dự toán. Bài học rút là, cần phải mở rộng đối tượng buộc phải cam kết chi nhất là trong bối cảnh nhu cầu về đầu tư xây dựng cơ bản ở cấp xã hiện nay rất lớn. Tuy nhiên, việc mở rộng đối tượng phải thực hiện cam kết chi là đồng nghĩa với việc tăng thủ
tục hành chính, tăng thêm thao tác nghiệp vụ, tạo áp lực công việc đối với công chức KBNN và cả đơn vị sử dụng ngân sách nên vấn đề này cần phải được xem xét cân nhắc.
Kết luận chương 1: trong chương 1, tác giả đã trình bày những vấn đề có
liên quan đến đề tài như lý: cơ sở lý luận về chi NSNN và kiểm soát cam kết chi
NSNN qua KBNN; vai trò của Kho bạc Nhà nước trong cơng tác kiểm sốt cam kết chi NSNN; nội dung, nguyên tắc quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN,… Thông qua việc quản lý, thực hiện CKC ta thấy được vai trò quan trọng trong dự báo dòng tiền, ngăn chặn tình trạng nợ cơng trong điều kiện phân bổ ngân sách trung và dài hạn. Với chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước là tham
mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý quỹ ngân sách Nhà nước, thực
hiện kiểm soát chặt chẽ các khoản chi ngân sách nhà nước theo Luật định, qua
đó có thể thấy được vai trò quan trọng, quyết định trong triển khai cam kết chi NSNN đạt được hiệu quả.
Các vấn đề lý luận được trình bày ở trên là cơ sở cho việc nghiên cứu và đánh giá thực trạng cơng tác quản lý, kiểm sốt CKC NSNN qua KBNN Đồng Tháp ở Chương 2.
Chương 2: Mô tả thực trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tác quản lý, kiểm soát cam kết chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp