Tình hình quản lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi dự định của người dân trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại huyện bàu bàng, tỉnh bình dương (Trang 54 - 59)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Tổng quan tình hình mơi trường huyện Bàu Bàng, Bình Dương

4.1.2. Tình hình quản lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn

Chất thải sinh hoạt là chất thải được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại. Và chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi cơng cộng được gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt.

Trong những năm qua, đi cùng với q trình đơ thị hóa diễn ra tốc độ nhanh cũng làm gia tăng lượng nước thải đô thị. Tổng lượng nước thải đô thị phát sinh trên địa bàn tỉnh hiện nay ước tính khoảng 142.816m3/ngày.đêm và nếu khơng có biện pháp thu gom, xử lý kịp thời sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước mặt.

Tại Bình Dương, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh hiện nay có khoảng 1.600 tấn/ngày. Chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý liên tục được cải thiện nhiều trong thời gian qua, các công ty và xí nghiệp cơng trình đơ thị được tăng cường thêm nhân lực và trang thiết bị, hệ thống thu gom rác dân lập ngày càng phát triển đã nâng tỷ lệ rác đô thị được tăng liên tục qua các năm

(năm 2013 đạt 88,2%, năm 2014 đạt 89%, năm 2015 đạt 90%, năm 2016 đạt 91% và hiện nay đạt gần 95%). Và các chất thải rắn sinh hoạt sau khi thu gom, được vận chuyển đến Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương để tiến hành xử lý.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 2149/QĐ-TTG ngày 17/12/2009 về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. “Đồng thời, yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn; ban hành các chính sách ưu đãi cụ thể trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn tại địa phương; chỉ đạo thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn; kiện toàn tổ chức và sắp xếp đổi mới các doanh nghiệp nhà nước hoạt động dịch vụ cơng ích trên địa bàn; tổ chức thanh, kiểm tra và xử lý nghiêm minh các vi phạm trong quản lý chất thải rắn; tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân về quản lý tổng hợp chất thải rắn và bảo vệ môi trường trên địa bàn.”

Trong thời gian qua, Bình Dương đã nghiêm túc chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật về quản lý chất thải sinh hoạt thông qua việc thực hiện Đồ án Quy hoạch tổng thể quản lý - xử lý chất thải rắn tỉnh Bình Dương đến năm 2030 theo Quyết định số 2474/QĐ-UBND ngày 10/9/2012 và Phê duyệt bổ sung Quyết định số 2474/QĐ-UBND tại Quyết định số 1942/QĐ-UBND ngày 12/8/2013. Trong đó, quy hoạch 04 khu xử lý chất thải rắn, gồm: Khu xử lý chất thải rắn hiện hữu Chánh Phú Hịa, Bến Cát với quy mơ 400ha; khu xử lý chất thải rắn Tân Mỹ, Tân Uyên với quy mô 50ha; khu xử lý chất thải rắn Tân long, Phú Giáo với quy mô 400ha và khu xử lý dự phịng với quy mơ 375ha.

Đồng thời, UBND tỉnh và Hội đồng nhân dân tỉnh cũng đã ban hành Chương trình bảo vệ mơi trường giai đoạn 2011 - 2015, giai đoạn 2016 - 2020; kế hoạch bảo vệ mơi trường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 - 2015, giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó, xác định cụ thể các mục tiêu, nhiệm vụ, đề án, dự án trọng tâm cần thực hiện, liên quan đến công tác quản lý chất thải sinh hoạt.

Huyện Bàu Bàng chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2014, là huyện mới nên Bàu Bàng còn gặp nhiều khó khăn cả về nhân lực và cơ sở vật chất, nhưng địa phương đã có nhiều cố gắng trong cơng tác quản lý nhà nước.

Bàu Bàng là một huyện nông thôn, dân số sống ở khu vực nơng thơn có nghề chính là làm nơng nghiệp, chăn nuôi, chỉ mới phát triển một vài năm trở lại đây, cơ sở hạ tầng dần được hồn chỉnh, giao thơng đi lại giữa các xã có nhiều thuận lợi hơn, có điều kiện giao lưu kinh tế giữa các xã. Từ đó mức sống của người dân trong khu vực dần được tăng lên, dân cư trong khu vực cũng dần đông đúc.

Đi đôi với phát triển kinh tế là khoa học công nghệ ngày càng hiện đại, với những công nghệ tiến tiến hiện đại như vậy thì ngày càng sẽ có nhiều hơn, đa dạng hơn những loại sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của người dân, những hàng hóa được cải tiến tiện dụng hơn là được đóng gói bao bì, nilon, nhựa, hộp giấy vừa đẹp lại tiện dụng, dễ mua nên đã thay thế dần đồ truyền thống. Đây cũng chính là nguyên nhân chính làm cho lượng CTR sinh hoạt được thải ra ngồi mơi trường ngày càng tăng lên và những thành phần CTR này khó bị phân hủy nên gây ơ nhiểm môi trường ngày càng nặng hơn.

Đáp ứng nhu cầu người dân, các dịch vụ đời sống cũng tăng lên đáng kể, hiện nay trên địa bàn có các địa lý và cửa hàng lớn nhỏ hoạt động liên tục, kinh doanh buôn bán đủ các loại mặt hàng phục vụ nhu cầu mua sắm tiêu dùng của người dân trong huyện và các xã, nên lượng rác thải sinh hoạt thải ra mơi trường cũng tăng lên nhanh chóng.

Trong chính sách mở cửa để phát triển kinh tế ở Bàu Bàng nói riêng và tỉnh Bình Dương nói chung theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, theo đó là các cơng ty, xí nghiệp, các chợ lớn nhỏ mọc lên tại các vùng nông thôn, huyện ngày càng nhiều, việc xây dựng trang trại chăn nuôi chưa hợp lý, rác thải sinh hoạt từ các hộ dân, khu dân cư, làng xóm ngày càng nhiều. Đặc biệt lượng rác thải sinh hoạt thải ra từ các khu dân cư tăng nhanh chóng. Lượng rác thải phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau:

- Trường học, cơ quan cơng sở, xí nghiệp, cơng ty, qn ăn, chợ….

Trong khu cơng nghiệp Bàu Bàng có một chợ lớn, các xã đều có một chợ riêng biệt. Tại các chợ ở các xã của huyện thường nằm gần đường giao thơng, tuy có những quy định chung về bn bán nhưng vẫn cịn tồn tại những người bán hàng tập trung ở ven bên lề đường bán cho người dân và những người qua đường. Những tồn tại này không được quản lý nên đến cuối các buổi sáng, buổi chiều khi chợ đã tan thì quang cảnh chợ đầy những rác thải như bọc nilon, rau củ quả hư thối hay những loại rác được chất thành từng đống tại chổ người bán, lượng rác tràn lan trên mặt đường ra vào của chợ gây mất mỹ quan đô thị, gây ô nhiễm môi trường.

Ở khu chợ lớn và bến xe do có người quản lý nên vệ sinh môi trường tương đối sạch sẽ hơn, tuy nhiên nơi đây là các địa điểm công cộng nên người dân vẫn chưa thật sự ý thức cao đối với vấn đề xả rác bừa bãi ở những khu vục này. Đây là tâm lý ỷ lại của người dân mặc cho những đơn vị quản lý, chịu trách nhiệm cai quản và chăm sóc.

“Thành phần CTR sinh hoạt khá phức tạp nhưng chủ yếu là thành phần hữu cơ như tại các khu chợ thường có các loại rau hỏng, hoa quả, thực phẩm thối… chiếm tỷ lệ cao nên thành phần hữu cơ là chủ yếu chiếm 65% tổng khối lượng rác và phi hữu cơ như túi nilon, đất đá, gạch vỡ, nhựa, bông, vải sợi, da, cao su, vỏ ốc, thủy tinh, kim loại… một phần có khả năng tái chế cịn lại chủ yếu là được chôn lấp hoặc đốt, tuy vậy nó ảnh hưởng rất lớn tới mơi trường, cần phải có các biện pháp phân loại và sử dụng công nghệ xử lý hợp lý.”

Tại các cơ quan đơn vị, trường học và các tổ chức đơn vị xã hội khác đóng trên địa bàn với những cơng việc hoạt động chủ yếu như văn phòng, bàn giấy, học tập nên lượng rác thải ra từ những nguồn này cũng tương đối đơn giản. Đối với các công ty, xí nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện có lượng rác không nhỏ và thành phần tương đối phức tạp, tại những cơ sở này có sự hỗ trợ thu gom của các đơn vị trên địa bàn huyện giúp đảm bảo vệ sinh mơi trường. Qua tình hình thực tế, có thể thấy lượng rác sinh hoạt thải ra chủ yếu trên địa bàn huyện Bàu Bàng chiếm khối lượng nhiều nhất từ các hộ gia đình và các khu vực dân cư.

Các nguồn chất thải rắn ở huyện Bàu Bàng rất đa dạng, chúng được thải ra từ đường phố, nơi công cộng, công sở, chợ, nhà hàng, khách sạn, trường học và các hộ gia đình... Thành phần chủ yếu là thực phẩm, nilon, giấy, nhựa, thủy tinh, lon, đồ hộp,...

Tuy nhiên lượng rác được thu gom trên địa bàn huyện chỉ khoảng 85% tổng khối lượng rác thải ra hàng ngày.

Tại huyện hiện nay khơng có trạm trung chuyển, nhà máy xử lý và tái chế rác thải sinh hoạt. Mọi công việc thu gom và vận chuyển rác đến nơi xử lý ở huyện phần lớn đều do Xí nghiệp Cơng trình cơng cộng đảm trách. Hàng ngày rác thải sinh hoạt được người dân đưa đến các điểm tập kết rác, rác thải trong hẻm ngóc ngách thì được các nhân viên thu gom dùng xe đẩy tay đẩy đến những điểm tập kết rác, sau đó các xe ép rác của Xí nghiệp Cơng trình cơng cộng đến thu gom rác và chở thẳng lên Nhà máy xử lý chất thải Chánh Phú Hòa (thuộc thị xã Bến Cát, Tỉnh Bình Dương), tại đây rác thải mới được xử lý, chôn lấp và tái chế... Theo khảo sát việc thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã còn nhiều bất cập. Thùng rác đặt ở nhiều nơi khơng hợp lý, tình trạng thiếu thùng chứa rác ở các điểm tập kết rác dẫn đến người thải rác bừa bãi tràn ra khỏi thùng rác gây mất mỹ quan.

Lượng rác trung bình thu gom của 6 xã, 01 thị trấn trên địa bàn huyện là 60 tấn/ngày, lượng rác thải sinh hoạt bình quân năm 2018 là 21.600 tấn/năm.

Bảng 4.2. Lượng thu gom rác trên địa bàn

Đơn vị TT Lai Uyên Xã Lai Hưng Xã Cây Trường II Xã Trừ Văn Thố Xã Long Nguyên Xã Tân

Hưng Xã Hưng Hòa

Tấn/ngày 15 10 8 8 7 6 6

Tỷ lệ

phân loại 0 0 0 0 0 0 0

Nguồn: Phịng Tài ngun- Mơi trường huyện Bàu Bàng, 2018

Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện hiện nay có khoảng 60tấn/ngày. Chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý liên tục được cải thiện

nhiều trong thời gian qua. Xí nghiệp cơng trình cơng cộng đã tăng cường thêm nhân lực và trang thiết bị, hệ thống thu gom rác dân lập ngày càng phát triển đã nâng tỷ lệ rác đô thị được tăng liên tục qua các năm (năm 2013 đạt 70 %, năm 2014 đạt 75%, năm 2015 đạt 80%, năm 2016 đạt 85% và hiện nay đạt gần 90 %). Và các chất thải rắn sinh hoạt sau khi thu gom, được vận chuyển đến Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương để tiến hành xử lý. Trong thời gian qua, huyện đã nghiêm túc chỉ đạo các ngành, các cấp triển khaithực hiện các chính sách, pháp luật về quản lý chất thải sinh hoạt thông qua việc thực hiện Đồ án Quy hoạch tổng thể quản lý - xử lý chất thải rắn tỉnh Bình Dương đến năm 2030 theo Quyết định số 2474/QĐ- UBND ngày 10/9/2012 và Phê duyệt bổ sung Quyết định số 2474/QĐ-UBND tại Quyết định số 1942/QĐ-UBND ngày 12/8/2013.

Đồng thời, UBND huyện và Hội đồng nhân dân cũng đã ban hành Chương trình bảo vệ mơi trường giai đoạn 2011 - 2015, giai đoạn 2016 - 2020; kế hoạch bảo vệ môi trường giai đoạn 2011 - 2015, giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó, xác định cụ thể các mục tiêu, nhiệm vụ, đề án, dự án trọng tâm cần thực hiện, liên quan đến công tác quản lý chất thải sinh hoạt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi dự định của người dân trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại huyện bàu bàng, tỉnh bình dương (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)