Kiểm định phân phối chuẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi dự định của người dân trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại huyện bàu bàng, tỉnh bình dương (Trang 70 - 87)

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS 20

- Kiểm định về tính độc lập của sai số trong mơ hình

Từ Giá trị Durbin – Watson cho thấy D = 1,381 và D = 1,849 , giá trị D nằm trong miền chấp nhận suy ra tương quan giữa các phần dư rất nhỏ (d ≈ 2 (1r). cho thấy mơ hình khơng có tự tương quan giữa các phần dư.

- Kiểm định sự đa cộng tuyến

Từ chỉ số VIF cho thấy các chỉ số VIF đều nhỏ hơn 10 nên khơng có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập (Hoàng Trọng & Mộng Ngọc, 2005). Trong nghiên cứu này tác giả không tiến hành kiểm tra giả định về hiện tượng tự tương quan giữa các nhiễu vì dữ liệu nghiên cứu này là dữ liệu khảo sát (dữ liệu chéo điều tra tại một thời điểm) nên hiện tượng tự tương quan giữa các nhiễu thường không xuất hiện. Như vậy, qua kiểm tra các giả định của mơ hình hồi quy

tuyến tính với kết quả là các giả định đều khơng bị vi phạm. Do đó, các kết quả của mơ hình hồi quy là đáng tin cậy.

4.4.2. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Với các kết quả phân tích số liệu của mẫu nghiên cứu, kiểm định sự phù hợp của thang đo, phân tích nhân tố khảm phá … ở trên cho phép kết luận rằng, số liệu và các nhân tố là phù hợp để chuyển sang bước phân tích tiếp theo.

H1. Thái độ của người dân có thể có liên quan và tác động đến ý định phân loại chất thải rắn

Các kết quả kiểm định giả thiết nghiên cứu đã cho thấy mối liên hệ và tác động tích cực của thái độ của người dân với ý định phân loại chất thải rắn với hệ số hồi quy là β1 = 0,280 (Sig 0.000). Kết quả đó cho phép kết luận giả thuyết H1 có ý nghĩa.

H2. Chuẩn chủ quan của người dân có thể có liên quan và tác động đến ý định phân loại chất thải rắn

Các kết quả kiểm định giả thiết nghiên cứu đã cho thấy mối liên hệ và tác động tích cực của chuẩn chủ quan của người dân với ý định phân loại chất thải rắn với hệ số hồi quy là β2 = 0,485 (Sig 0.000). Kết quả đó cho phép kết luận giả thuyết H2 có ý nghĩa.

H3. Nhận thức kiểm soát hành vi của người dân có thể có liên quan và tác động đến ý định phân loại chất thải rắn.

Các kết quả kiểm định giả thiết nghiên cứu đã cho thấy mối liên hệ và tác động tích cực của nhận thức kiểm sốt hành vi của người dân với ý định phân loại chất thải rắnvới hệ số hồi quy là β3 = 0,219(Sig 0.000). Kết quả đó cho phép kết luận giả thuyết H3 có ý nghĩa.

Bảng 4.15. Phân tích hồi quy tuyến tính bội với biến phụ thuộc YD

Biến Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa Hệ số hồi quy chuẩn hóa Kiểm định Student Ý nghĩa thống kê VIF B Sai số Beta (Constant) -7,042E-017 ,053 ,000 1,000 TD ,280 ,053 ,280 5,277 ,000 1,010 CCQ ,485 ,056 ,485 8,683 ,000 1,117 KSHV ,219 ,056 ,219 3,920 ,000 1,122 a. Dependent Variable: YD Nguồn: Phân tích SPSS 20

H4. Ý định phân loại của người dân có thể có liên quan và tác động đến hành vi phân loại chất thải rắn. Các kết quả kiểm định giả thiết nghiên cứu đã cho thấy mối liên hệ và tác động tích cực của ý định phân loại của người dân với hành vi phân loại chất thải rắn với hệ số hồi quy là β4 = 0,679 (Sig 0.000). Kết quả đó cho phép kết luận giả thuyết H4 có ý nghĩa.

Bảng 4.16. Phân tích hồi quy tuyến tính bội với biến phụ thuộc HV

Biến Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa Hệ số hồi quy chuẩn hóa Kiểm định Student Ý nghĩa thống kê VIF B Sai số Beta (Constant) 9,183E-017 ,052 ,000 1,000 YD ,679 ,052 ,679 12,959 ,000 1,0000 a. Dependent Variable: HV Nguồn: Phân tích SPSS 20 4.4.3. Thảo luận chung các nhân tố ảnh hưởng đến ý định và hành vi phân loại rác thải rắn.

Kết quả nghiên cứu ở trên đã chỉ ra rằng, 3 yếu tố cơ bản có mối quan hệ tác động tích cực đến ý định phân loại chất thải rắn của người dân tại huyện Bàu Bàng, bao gồm các yếu tố: thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi đồng thời yếu tố ý định có tác động tích cực đến hành vi phân loại chất thải rắn. Trong

các yếu tố đó, người dân đánh giá yếu tố chuẩn chủ quan là yếu tố có tác động lớn nhất đến ý định, với hệ số hồi quy là 0,485. Tiếp đến là yếu tố thuộc về thái độ và cuối cùng là yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi. Kết quả này cung cấp thêm bằng chứng chứng minh cho các kết quả nghiên cứu trước của Hồ Lê Thu Trang và ctg (2018) liên quan đến trách nhiệm bảo vệ môi trường của khách du lịch tại Cần Thơ.

Tóm tắt Chương 4

Chương này trình bày kết quả kiểm định mơ hình thang đo và mơ hình nghiên cứu. Qua các bước kiểm định mơ hình thang đo và mơ hình nghiên cứu đã khẳng định: 3 yếu tố cơ bản có mối quan hệ tác động tích cực đến ý định phân loại chất thải rắn của người dân tại huyện Bàu Bàng, bao gồm các yếu tố: thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm sốt hành vi đồng thời yếu tố ý định có tác động tích cực đến hành vi phân loại chất thải rắn.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 5.1. Kết luận

Nghiên cứu này là nhằm nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi dự định của người dân trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. Trên cơ sở lý thuyết về hành vi nói chung và các nghiên cứu có liên quan, tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu gồm 4 giả thuyết nghiên cứu, trong đó có 3 nhân tố độc lập tác động đến ý định phân loại chất thải rắn và đồng thời ý định đó có tác động đến hành vi phân loại chất thải rắn. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn người dân trên địa bàn Huyện, tập trung tại trung tâm huyện. Bảng câu hỏi được gửi trực tiếp cho người dân thơng qua các trưởng ấp, xóm trên địa bàn nghiên cứu. Kết quả thu được 198 câu trả lời hợp lệ được đưa vào phân tích. Kết quả cho thấy, có 3 nhân tố quan trọng tác động tới ý định phân loại chất thải rắn đó là các yếu tố thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi. Đồng thời biến ý định phân loại chất thải rắn có tác động tích cực đến hành vi phân loại chất thải rắn(Sig < 0,05). Trong các yếu tố đó, người dân đánh giá yếu tố chuẩn chủ quan là yếu tố có tác động lớn nhất đến ý định, với hệ số hồi quy là 0,485. Tiếp đến là yếu tố thuộc về thái độ và cuối cùng là yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi. Kết quả này thêm bằng chứng thực nghiệm để bổ sung cho các lý thuyết liên quan và các nghiên cứu trước như nghiên cứu của Hồ Lê Thu Trang và ctg (2018) hay nghiên cứu của Wilma F. Strydom (2018).

5.2. Kiến nghị chính sách

“Quản lý và phân loại rác thải là một hoạt động mang tính hệ thống, trong đó, mỗi q trình hoạt động là một tiểu hệ thống, bao gồm: phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế và tái sử dụng rác. Huyện Bàu Bàng là một địa phương có dân số ngày một tăng cao đã kéo theo các vấn đề phát sinh trong mơi trường, vì thế cần có những giải pháp mang tính cộng đồng từ dưới lên trên (bottom-up), kết hợp với những giải pháp từ trên xuống dưới (top-down). Các giải pháp từ cộng đồng nhấn

mạnh đến vai trò và sự tham gia của các bên liên quan trong cả hệ thống phân loại rác thải, trong đó các hộ gia đình, dù với tư cách cá nhân từng thành viên hay sức mạnh của tập thể cộng đồng thì cũng đều quan trọng trong việc thải rác, phân loại, thu gom và tái chế. Tuy nhiên, không thể phủ nhận tồn tại mối quan hệ tương tác giữa các bên tham gia trong hoạt động phân loại rác thải. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, để nâng cao kết quả hoạt động phân loại chất thải rắn tại địa bàn Huyện, các cơ quan chức năng và người dân trên địa bàn cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như sau:”

5.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân

Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 3 yếu tố là thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm sốt hành vi đều có tác động đến ý định và hành vi phân loại chất thải rắn của người dân. Vì vậy để cải thiện ý định và từ đó cải thiện hành vi phân loại chất thải rắn của người dân trên địa bàn, cần tập trung các giải pháp vào công tác tuyên truyền đến người dân. Cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách, chủ trương, pháp luật các thông tin về chất thải rắn cho tất cả các đối tượng đặc biệt là vào các ngày môi trường như ngày môi trường thế giới 5/6, ngày nước sạch 22/3 để khôi phục lối sống yêu thiên nhiên, gần gũi với môi trường.

Phát triển các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường, khen thưởng những cá nhân có thành tích tốt trong cơng tác bảo vệ môi trường. Đối tượng tuyên truyền: Đối với cộng đồng dân cư, đối tượng tuyên truyền là những đối tượng gần gũi với người dân, dễ dàng nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng cũng như tâm lý của người dân hơn. Các đối tượng có thể đi tuyên truyền tốt nhất nhưcác tổ chức đồn thể trong thơn như hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, và các trưởng ấp. Các đối tượng này có thể vận động từng người dân trong ấp mà thường không bị phản bác một cách dữ dội khi người dân khơng đồng tình với các chính sách đưa ra.

Cách thức tuyên truyền: Có rất nhiều cách tuyên truyền khác nhau nhưng đối với người dân thì cần sử dụng những cách thức đơn giản mà đạt nhiều hiệu quả. Có thể đưa ra các quy định như khơng đổ rác bừa bãi, không họp chợ bừa bãi… trong

hương ước của xã, của ấp; tuyên truyền qua các buổi họp tổ, họp đoàn của ấp hay của xã; tuyên truyền qua loa đài vào các bản tin hàng ngày của thị trấn, xã thường là vào 6h sáng và 17h chiều trong ngày. Cụ thể:

+ Sáng tạo ra những thùng phân tách rác với những màu sắc, ký hiệu rõ rệt, đẹp, hấp dẫn, dễ phân biệt; các loại rác được tách ra theo các sơ đồ, hình ảnh dây

chuyền rất dễ hiểu, dễ làm theo, từ phân loại rác thải giấy, thủy tinh, kim loại, chất dẻo nhân tạo, vải và đặc biệt là rác thải hữu cơ; hoạt động tuyên truyền, khuyến cáo cịn được thể hiện bằng các áp phích tun truyền phong phú, hấp dẫn.

+ Tài liệu tuyên truyền khuyến cáo quảng đại dân chúng: Các áp phích, tờ rơi, thùng, túi đựng các loại rác thải được trình bày, trang trí tùy thuộc vào đối tượng được tuyên truyền khuyến cáo và nhất là phải sử dụng màu sắc và hình ảnh dễ hấp dẫn, dễ hiểu.

+ Vật liệu để chứa đựng rác thải thu gom, phân loại: Các loại vật liệu này phải được các công ty sản xuất theo mẫu mã, màu sắc, in chữ đồng nhất ở mỗi quốc gia, vùng/địa phương.Ví dụ,thùng rác thu gom rác hữu cơ màu xanh thì túi đựng cũng màu xanh, chữ viết to, hình vẽ tượng trưng dễ nhận biết. Giá thành các bao túi phải rẻ, phù hợp với khả năng trả tiền của cơng chúng. Một số quốc gia cịn phát miễn phí túi đựng rác thải hữu cơ sinh hoạt cho người dân để họ thêm phấn khởi tham gia chương trình.”

5.2.2. Giải pháp kỹ thuật xử lý chất thải rắn

“Xử lý CTR là giai đoạn cuối cùng trong công tác quản lý CTR (thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý, kể cả tái sử dụng và tái chế). Xử lý CTR đóng vai trị quan trọng trong BVMT - PTBV, bởi nó khơng chỉ ngăn chặn nguy cơ gây ơ nhiễm môi trường từ CTR (nếu không xử lý hoặc xử lý khơng hiệu quả, khơng đúng quy trình, yêu cầu) mà cịn có thể thu hồi vật liệu, sản phẩm để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Trong những năm qua, nước ta đã áp dụng một số công nghệ để xử lý CTR. Tuy nhiên, rất nhiều khu vực vẫn còn lúng túng trong việc lựa chọn cơng nghệ thích hợp. Hiện nay, phương pháp chủ yếu vẫn chôn lấp CTR chưa đảm bảo vệ sinh, gây ơ nhiễm mơi trường ở mức độ cao. Chính vì vậy, cần hiểu rõ cơng nghệ

và phương pháp lựa chọn công nghệ xử lý CTR. Trong luận văn, tác giả lựa chọn 2 phương pháp chính trong việc xử lý CTRSH tại huyện Bàu Bàng như sau:

Xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng phương pháp chôn lấp

Để xử lý lượng chất thải rắn sinh sinh hoạt vô cơ kết hợp với các loại chất thải rắn khác (chất thải rắn công nghiệp, nông nghiệp) có thể sử dụng phương pháp chơn lấp. Bãi chơn lấp chất thải rắn trong đó có chất thải rắn sinh hoạt được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 261:2001 - Bãi chôn lấp chất thải rắn. Tiêu chuẩn thiết kế do Công ty tư vấn xây dựng Công nghiệp và Đô thị Việt Nam biên soan, Vụ Khoa học Cơng nghệ trình duyệt, Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 35/2001/QĐ-BXD, ngày 26 tháng 12 năm 2001.

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật để thiết kế tổng mặt bằng bãi chôn lấp chất thải rắn, nội dung các giải pháp thiết kế khu chôn lấp, khu xử lý nước rác, khu phụ trợ của một bãi chôn lấp chất thải rắn và không áp dụng đối với chất thải rắn nguy hại.”

Xử lý chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ bằng phương pháp ủ phân thông thường: Chất thải rắn sinh hoạt thường chứa các thành phần hữu cơ chiếm tỷ trọng

lớn (từ 44- 50% trọng lượng). “Các q trình chuyển hóa sinh học phần chất hữu cơ có trong chất thải rắn sinh hoạt có thể áp dụng để: giảm thể tích - khối lượng chất thải, sản xuất phân compost để bổ sung chất dinh dưỡng cho đất và sản xuất khí methane. Những vi sinh vật chủ yếu tham gia quá trình chuyển hóa sinh học các chất thải hữu cơ bao gồm: vi khuẩn, nấm, men, và antinomycentes. Các q trình này có thể được thực hiện trong điều kiện hiếu khí hoặc kỵ khí, tùy theo lượng oxy sẵn có. Những điểm khác biệt cơ bản giữa các phản ứng chuyển hóa hiếu khí và kỵ khí là bản chất của các sản phẩm cuối của quá trình và lượng oxy thực sự cần phải cung cấp để thực hiện q trình chuyển hóa hiếu khí. Những q trình sinh học ứng dụng để chuyển hóa chất hữu cơ có trong chất thải sinh hoạt bao gồm q trình làm phân compost hiếu khí, q trình phân hủy kỵ khí và q trình phân hủy kỵ khí ở nồng độ chất rắn cao.” Để xử lý được toàn bộ lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện trong những năm tới, huyện có thể quy hoạch ở quy mô nhà

máy, xí nghiệp để tiến hành sản xuất phân vi sinh hay cịn gọi là phân compost có tác dụng làm phân bón cho cây trồng rất tốt.

5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp của đề tài

- Nghiên cứu này chỉ tập trung trong phạm vi hẹp, đối tượng được thực hiện khảo sát chỉ trong một số khu vực trên địa bàn của Huyện.

- Tác giả thực hiện việc chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện, phi xác suất nên khả năng đại diện cịn thấp, tính khái qt chưa cao, có thể chưa thể hiện đầy đủ cho ý kiến của phần lớn người dân.

- Biến quan sát được khảo sát thông qua bảng câu hỏi, phần lớn thông qua nhận thức của các đối tượng được khảo sát. Chính vì vậy có khả năng rằng có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi dự định của người dân trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại huyện bàu bàng, tỉnh bình dương (Trang 70 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)