Giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân sản xuất kinh doanh ở quận thốt nốt, thành phố cần thơ (Trang 27 - 30)

Chƣơng 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Giả thuyết nghiên cứu

Tuổi của người đi vay thể hiện kinh nghiệm trong lao động sản xuất và mối quan hệ quan hệ xã hội của họ. Nó được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều thu nhập hơn, có ít vốn tích lũy và có tài sản, vì vậy có khả năng vay được vốn cao hơn. Kristiansen và cộng sự (2003) đã chứng minh rằng có mối tương quan có ý nghĩa giữa tuổi của cá nhân sản xuất kinh doanh và kinh doanh thành công. Những người trên 25 tuổi sẽ thành công cao hơn so với những người trẻ tuổi hơn. Các nghiên cứu của Arun, Imai và Sinha (2006), Gobezie và Garber (2007) đều chỉ ra rằng tuổi của người đi vay có mối quan hệ đồng biến với thu nhập. Tuổi càng lớn thì càng có điều kiện tiếp cận với tín dụng chính thức (Okurut, 2006; Mwangi, 2012). Tuy nhiên, nếu tuổi quá lớn (trên 60 tuổi) thì lại khó vay vốn vì ngân hàng đánh giá khả năng lao động, sự năng động trong kinh doanh đã giảm sút. Do đó, biến X1 được kỳ vọng mang dấu dương hoặc dấu âm (+/-).

Giả thuyết H1: Tuổi của người đi vay có thể làm tăng hoặc làm giảm khả năng tiếp cận tín dụng chính thức.

Sự khác biệt về giới tính cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức. Theo Mazzarol và cộng sự (1999), các cá nhân sản xuất kinh doanh là phụ nữ nói chung ít năng động, khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh thấp hơn so với nam giới. Nói cách khác, nam giới có ý định kinh doanh tốt hơn đáng kể so với nữ giới. Nam giới thường có mối quan hệ rộng nên dễ được vay nhiều vốn từ tín dụng chính thức hơn phụ nữ (Sử Ngọc Anh, 2012; Ajagbe, 2012). Do đó, biến GENDER được kỳ vọng mang dấu dương (+).

Giả thuyết H2: Người đi vay là nam giới, sẽ có khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cao hơn người đi vay là nữ giới.

Reynold (1999) và Headd (2003) nhận thấy có mối quan hệ tích cực giữa tình trạng hôn nhân và hiệu quả kinh doanh. Những người đang kết hôn kinh doanh tốt hơn so với người độc thân hoặc đã ly hơn (Mwangi, 2012). Do đó, biến X3 được kỳ vọng mang dấu dương (+).

Giả thuyết H3: Người đi vay đang kết hơn, sẽ có khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cao hơn người đi vay độc thân hoặc đã ly hôn.

Học vấn của người đi vay”liên quan trực tiếp đến việc tiếp thu kiến thức kinh tế - xã hội và khoa học kỹ thuật, từ đó có thể đưa ra các quyết định lựa chọn các phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả. Người đi vay có trình độ văn hóa thấp thường gặp khó khăn khi vay vốn với các thủ tục hiện tại do họ khơng có khả năng tự làm đơn, tự xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng như đáp ứng các thủ tục phức tạp khác. Ngoài ra, những người này thiếu am hiểu về kỹ thuật sản xuất và thông tin thị trường nên đa phần họ không dám vay để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Những cá nhân có học vấn cao sẽ tham gia tốt hơn trong kinh doanh, họ thường hiểu được sự cần thiết phải vay tiền và được người cho vay đánh giá cao (Tolentino, 1998; Gibb, 1998).”Trình độ học vấn càng cao sẽ dễ tiếp cận tín dụng hơn học vấn thấp (Vaessen, 2000; Onstenk, 2003; Ajagbe, 2012). Do đó, biến X4 kỳ vọng mang dấu dương (+).”

Giả thuyết H4: Người đi vay có học vấn là cao đẳng hoặc đại học, sẽ có khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cao hơn người đi vay có học vấn dưới cao đẳng, đại học.

Người Kinh hoặc Hoa có điều kiện về kinh tế - xã hội tốt hơn các dân tộc ít người khác, nên dễ tiếp cận tín dụng hơn (Sử Ngọc Anh, 2012). Biến X5 kỳ vọng mang dấu dương (+).

Giả thuyết H5: Người đi vay thuộc dân tộc Kinh hoặc Hoa, sẽ có khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cao hơn người đi vay thuộc dân tộc khác.

Kinh doanh lâu năm thì có kinh nghiệm và tình hình kinh doanh ổn định hơn nên dễ tiếp cận vốn tín dụng chính thức hơn (Sử Ngọc Anh, 2012). Do đó, biến X6 kỳ vọng mang dấu dương (+).

Giả thuyết H6: Người đi vay có nhiều năm kinh doanh thì khả năng tiếp cận tín dụng chính thức càng lớn.

(nơng, lâm nghiệp, thuỷ sản, sau khi đã trừ chi phí và thuế sản xuất); (2) Thu nhập từ phi nông nghiệp (ngành nghề phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản sau khi đã trừ chi phí và thuế sản xuất); Các khoản thu khơng tính vào thu nhập gồm rút tiền tiết kiệm, thu nợ, bán tài sản, vay nợ, tạm ứng và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được do liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh.”Các nghiên cứu thực nghiệm của Morduch (2007), Diagne (1999), Bhuiya và cộng sự (2001) và Marge Sults (2003) đều chỉ ra rằng thu nhập cao làm tăng khả năng tiếp cận tín dụng bởi vì thu nhập cao sẽ giúp cho người đi vay có nguồn trả nợ tốt hơn.

Giả thuyết H7: Người đi vay có thu nhập càng cao thì khả năng tiếp cận tín dụng chính thức càng lớn.

Marge Sults (2003) cho rằng, hộ gia đình có đơng người sẽ có điều kiện giúp nhau trong kinh doanh, giúp cải thiện hoạt động kinh doanh, nên dễ dàng tiếp cận tín dụng hơn (Marge Sults, 2003). Tuy nhiên, khi số lượng thành viên quá đơng thì khả năng thu nhập của hộ gia đình lại giảm sút, làm giảm khả năng tiếp cận tín dụng chính thức (Mwangi, 2012), Do đó, biến X8 có thể mang dấu dương hoặc âm (+/-).

Giả thuyết H8: Số lượng thành viên trong hộ gia đình có thể làm tăng hoặc giảm khả năng tiếp cận tín dụng chính thức.

Người đi vay có nhu cầu vay vốn không phải ai cũng am hiểu về kiến thức, nghiệp vụ ngân hàng. Họ chủ yếu chỉ có kiến thức về ngành nghề, lĩnh vực mình đang làm việc (Mpuga, 2008). Thủ tục vay vốn đơn giản hay phức tạp đều ảnh hưởng đến việc người vay có tiếp cận được vốn hay khơng (Nguyễn Quốc nh và Phạm Thị Mỹ Dung; 2010). Đối với một số tổ chức tín dụng có cơ chế quá cứng nhắc, máy móc, sẽ khiến người đi vay cho hoạt động kinh doanh thấy khó khăn khi phải cung cấp nhiều hồ sơ, thủ tục để vay vốn như: Hoá đơn đầu vào, đầu ra; Hoá đơn mua hàng, máy móc, thiết bị có giá trị lớn, tờ khai thuế... làm họ cảm thấy khó khăn và tìm các phương án khác thay vì vay ngân hàng. Do đó, biến X9 kỳ vọng mang dấu âm (-).”

Giả thuyết H9: Khi người đi vay cảm nhận thủ tục cho vay phức tạp, rườm rà thì khả năng tiếp cận tín dụng chính thức sẽ giảm.

Người đi vay chỉ muốn vay vốn nếu lãi suất thấp hoặc bình thường (Nguyễn Phượng Lê và Nguyễn Mậu Dũng, 2011; Lại Thị Thu Huyền, 2012; Ajagbe, 2012). Lãi suất càng thấp càng thu hút được người vay vốn (Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ Dung; 2010; Mamo Girma và cộng sự, 2015). Do đó, biến X10 được kỳ vọng mang dấu âm (-).

Giả thuyết H10: Khi người đi vay cảm nhận lãi suất cho vay là cao, thì khả năng tiếp cận tín dụng chính thức sẽ giảm.

Đối với người cho vay, tài sản thế chấp là cơng cụ phịng ngừa rủi ro, giúp họ thu hồi được khoản vay trong trường hợp người đi vay không thể trả nợ hoặc trả nợ khơng đầy đủ. Người đi vay có tài sản thế chấp sẽ dễ được tiếp cận tín dụng chính thức (Barslund & Tarp, 2008; Lê Khương Ninh và Huỳnh Văn Hùng, 2011; Ajagbe, 2012). Do đó, Do đó, biến X11 kỳ vọng mang dấu dương (+).”

Giả thuyết H11: Người đi vay có tài sản thế chấp cho khoản vay, sẽ có khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cao hơn người đi vay khơng có tài sản thế chấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân sản xuất kinh doanh ở quận thốt nốt, thành phố cần thơ (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)