Các biến trong mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân sản xuất kinh doanh ở quận thốt nốt, thành phố cần thơ (Trang 32)

Stt Biến giải thích Ký hiệu biến

Kỳ vọng

dấu Cơ sở lý thuyết

I Biến phụ thuộc

Tiếp cận tín dụng Y

II Biến độc lập

1 Tuổi X1 + Okurut (2006); Mwangi (2012);

Kristiansen và cộng sự, 2003 2 Giới tính X2 + Ngọc Anh (2012); Ajagbe (2012) 3 Hôn nhân X3 Headd (2003); Mwangi (2012) 4 Học vấn X4 + Onstenk (2003); Ajagbe (2012) 5 Dân tộc X5 Sử Ngọc Anh (2012)

6 Số năm kinh

doanh X6 + Sử Ngọc Anh (2012)

7 Thu nhập X7 + Marge Sults (2003); Mwangi (2012)

8 Số lượng người

trong gia đình X8 + Marge Sults (2003) 9 Thủ tục vay vốn X9 - Oánh và Dung (2010)

10 Lãi suất cho vay X10 - Lại Thị Thu Huyền (2012); Ajagbe (2012)

11 Tài sản thế chấp X11 + Barslund & Tarp (2008); Ninh và Hùng (2011); Ajagbe (2012)

3.4. Dữ liệu nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu, đề tài sử dụng cả dữ liệu thứ cấp và sơ cấp như sau:

3.4.1. Dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp bao gồm:

(1) Số liệu về tín dụng chính thức giai đoạn 2014 - 2018 trên địa bàn quận Thốt Nốt được thu thập từ các báo cáo của NHNN Chi nhánh thành phố Cần Thơ;

(2) Số liệu về kinh tế xã hội giai đoạn 2014 - 2018 và định hướng phát triển kinh tế của quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ đến năm 2025 được thu thập từ Cục Thống kê thành phố Cần Thơ và từ các báo cáo của UBND quận Thốt Nốt.

3.4.2. Dữ liệu sơ cấp

3.4.2.1. Chọn điểm điều tra

Quận Thốt Nốt có tất cả 9 phường trực thuộc. Do hạn chế về thời gian và chi phí, đề tài chỉ chọn 3 phường thuộc quận Thốt Nốt để thu thập thông tin sơ cấp. Tác giả chọn các phường được chọn là Tân Lộc, Tân Hưng, Thốt Nốt do đây là những phường có số lượng lớn cá nhân sản xuất kinh doanh (Phòng Kinh tế quận Thốt Nốt, 2019).

3.4.2.2. Phương pháp thu dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp cá nhân sản xuất kinh doanh bằng bảng câu hỏi in sẵn. Điều tra viên đến nhà và phỏng vấn trực tiếp cá nhân sản xuất kinh doanh.

“Bảng phỏng vấn gồm 3 phần chủ yếu: Phần đầu giới thiệu mục đích của cuộc

phỏng vấn và cam kết với người cung cấp thông tin. Phần tiếp theo là các mục hỏi được sắp xếp phù hợp theo từng yếu tố, hình thức câu hỏi đóng. Phần cuối là những câu hỏi mở và thông tin cá nhân của người được phỏng vấn (chi tiết ở Phụ lục 1).”

“Bảng câu hỏi gồm có những thơng tin chính như sau: (1) Thơng tin về bản thân

của người phỏng vấn và gia đình của họ: thơng tin nhân khẩu, tuổi, học vấn, tình trạng hơn nhân; (2) Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức; (3) Thực trạng tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân sản xuất kinh doanh.”

3.4.2.3. Xác định cỡ mẫu điều tra

“Chọn mẫu theo xác xuất có ưu điểm là tính đại diện cao và tổng quát hóa

được cho tổng thể. Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), chọn mẫu xác xuất tốn nhiều thời gian và chi phí nên các nhà nghiên cứu thường phải sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác xuất thay cho phương pháp xác xuất và hy sinh tính đại diện của mẫu trong kiểm định lý thuyết khoa học.”

“Theo Zikmund và Babin (2010) chọn mẫu thuận tiện có ưu điểm là có thể khảo sát được nhiều đối tượng trong thời gian ngắn (tiết kiệm thời gian) và có tính kinh tế (tiết kiệm chi phí). Tuy nhiên, chọn mẫu thuận tiện có nhược điểm là: (i) các khái niệm có thể khơng đạt độ tin cậy khi khảo sát cho tổng thể nghiên cứu lớn hơn, (ii) dữ liệu khơng thể tổng qt hóa cho tổng thể nghiên cứu. Tính đại diện của mẫu khơng thể đo được vì khơng tính được sai số do chọn mẫu.”

Yang và cộng sự (2006) chỉ ra phần lớn các nghiên cứu trong kinh doanh chủ yếu chọn mẫu phi xác xuất.”Do hạn chế về thời gian cũng như kinh phí thực hiện, đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện.

Theo Green W.H. (1991), số mẫu tối thiểu cho một nghiên cứu n = 50 + 5 lần số biến độc lập.“Trong nghiên cứu này có 12 biến độc lập nên cỡ mẫu tối thiểu n = 50 + 5 x 12 = 110. Để đảm bảo thu thập đủ số lượng quan sát, đề tài chọn thêm 40 quan sát để dự phòng, nên cỡ mẫu điều tra là 110 + 40 = 150.”

3.4.2.4. Phương pháp chọn mẫu và phân bổ mẫu điều tra

Do hạn chế về thời gian cũng như kinh phí thực hiện, đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Phương pháp này có hạn chế về khả năng mở rộng các kết luận của nghiên cứu và có thể gặp những sai số lấy mẫu. Tuy nhiên, nó khá phù hợp với những nghiên cứu hàn lâm với chi phí thấp.

Phân bổ số lượng quan sát theo địa bàn: Tân Lộc phỏng vấn 50 cá nhân sản xuất kinh doanh; Tân Hưng phỏng vấn 50 cá nhân sản xuất kinh doanh; Thốt Nốt phỏng vấn 50 cá nhân sản xuất kinh doanh (bảng 3.2).

Bảng 3.2: Phân bổ mẫu điều tra theo phƣờng

Stt Tên phường Số lượng quan sát Tỷ trọng (%)

1 Tân Lộc 50 33,3

2 Tân Hưng 50 33,3

3 Thốt Nốt 50 33,4

Tổng số 150 100,0

Nguồn: Tính tốn của tác giả (2019)

Nghiên cứu phát ra 150 phiếu khảo sát để phỏng vấn các cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận Thốt Nốt. Sau khi thu về và sàng lọc thì có 119 phiếu khảo sát đạt u cầu được đưa vào phân tích, do đó cỡ mẫu nghiên cứu là 119 (lớn hơn cỡ mẫu tối thiểu 110).

3.4.3. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu

Phiếu khảo sát khi thu về sẽ kiểm tra tính phù hợp, đơn vị tính, tính đồng nhất, mức độ chính xác và loại loại đi những phiếu không hợp lệ (thiếu nhiều thông tin quan trọng, đánh theo quy luật). Sau đó sẽ được mã hóa, nhập dữ liệu, làm sạch dữ liệu trước khi tiến hành phân tích thơng qua phần mềm Stata phiên bản 12.0.

“Sử dụng mơ hình hồi quy nhị phân logit để phân tích mức độ ảnh hưởng của

từng yếu tố đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức. Theo Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), đối với mơ hình hồi quy nhị phân, cần thực hiện một số kiểm định sau:

Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập có quan hệ tuyến tính. Việc bỏ qua hiện tượng đa cộng tuyến làm các sai số chuẩn thường cao hơn, giá trị thống kê thấp hơn và có thể khơng có ý nghĩa.”Để kiểm tra hiện tượng này, ta sử dụng thước đo độ phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor - VIF), điều kiện là VIF < 3 để khơng có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng.”

Kiểm định độ phù hợp tổng quát: dùng kiểm định Chi-square để kiểm định giả thuyết H0: 1 = 2 = ….= k = 0. Căn cứ vào mức ý nghĩa thống kê (ở đây là giá trị Sig. trong kiểm định Chi-square) để quyết định bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết H0. Điều kiện bác bỏ giả thuyết H là kiểm định Chi-square phải có Sig. ≤ 5%. Có nghĩa

là hệ số hồi quy của các biến độc lập không đồng thời bằng 0.

Kiểm định ý nghĩa của các hệ số hồi quy: Để kiểm định ý nghĩa thống kê của từng hệ số hồi quy của biến độc lập. Khi giá trị Sig. của biến độc lập nhỏ hơn hoặc bằng 5% thì biến độc lập đó ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến biến phụ thuộc.

Phân tích tỷ số odd: khi tính tốn hồi quy logit, tỷ số odd được định nghĩa là tỷ lệ có xác suất của một sự kiện xảy ra và so sánh với khi nó khơng xảy ra (Vittinghoff và cộng sự, 2010). Trong nghiên cứu này, tỷ số odd được sử dụng để đo lường xác suất được tiếp cận tín dụng so với khơng được tiếp cận tín dụng nếu yếu tố ảnh hưởng (biến độc lập) xuất hiện.

Tóm tắt chƣơng 3

Chương 3 trình bày khung phân tích và phương pháp nghiên cứu. Trên cơ sở lý thuyết tiếp cận tín dụng chính thức và lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân sản xuất kinh doanh được xác định gồm: (1) Tuổi; (2) Giới tính; (3) Hơn nhân; (4) Học vấn; (5) Dân tộc; (6) Số năm kinh doanh; (7) Tài sản; (8) Thu nhập; (9) Số lượng người trong gia đình; (10) Thủ tục vay vốn; (11) Lãi suất cho vay; (12) Tài sản thế chấp. Phương pháp định lượng bằng mơ hình hồi quy nhị phân Logit sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức. Mẫu được chọn bằng phương pháp thuận tiện, kích thước mẫu là 119.

Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tổng quan về quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Quận Thốt Nốt nằm ở phía Đơng Bắc của thành phố Cần Thơ;”phía Bắc giáp thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang; phía Nam giáp quận Ơ Mơn, huyện Cờ Đỏ; phía Tây giáp huyện Vĩnh Thạnh, huyện Cờ Đỏ; phía Đơng giáp sông Hậu, ngăn cách với tỉnh Đồng Tháp.”

Quận nằm ở cửa ngõ phía Bắc của TP Cần Thơ,”lãnh thổ bao gồm phần đất liền và dãy cù lao Tân Lộc hình thoi nằm trên sơng Hậu. Quận có tiềm năng phát triển công nghiệp và du lịch sinh thái. Đến Thốt Nốt, du khách có dịp tham quan nhiều thắng cảnh đẹp và những làng nghề nổi tiếng như: vườn cò Bằng Lăng, cù lao Tân Lộc, làng lưới Thơm Rơm, làng bánh tráng Thuận Hưng, làng thúng Thốt Nốt...”

Hình 4.1: Bản đồ hành chính quận Thốt Nốt

4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Theo UBND quận Thốt Nốt (2019) thì “Quận Thốt Nốt có 11.780,74 ha diện tích tự nhiên và 160.580 nhân khẩu, có 9 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các phường: Thốt Nốt, Thới Thuận, Thới An, Thạnh Hoà, Trung Nhứt, Trung Kiên, Thuận Hưng, Tân Hưng, Tân Lộc. Các phường nằm ở trung tâm quận gồm có: phường Thốt Nốt và Trung Kiên.”

Bảng 4.1: Diện tích, dân số của các phƣờng trực thuộc quận Thốt Nốt

Stt Tên phường Diện tích (ha) Dân số (người) Mật độ dân số (người/km2 ) 1 Thốt Nốt 575,48 23.266 4.043 2 Thới Thuận 1.026,06 16.296 1.588 3 Thới An 777,09 13.972 1.798 4 Thạnh Hoà 742,64 8.132 1.095 5 Trung Nhứt 1.123,30 12.708 1.131 6 Trung Kiên 1.416,37 28.105 1.984 7 Thuận Hưng 1.385,39 18.290 1.320 8 Tân Hưng 1.466,25 9.216 629 9 Tân Lộc 3.268,16 30.595 936 Tổng 11.780,74 160.580 1.363

Nguồn: UBND quận Thốt Nốt (2019)

Đến cuối năm 2018, giá trị sản xuất toàn quận Thốt Nốt đạt 33.648,8 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp và thủy sản.”Đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt trên 80 triệu đồng (UBND quận Thốt Nốt, 2019).

Năm 2018, sản xuất công nghiệp - xây dựng trên địa bàn duy trì mức tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng (giá so sánh năm 2010) thực hiện được 23.512 tỷ đồng, tăng 14,76% so cùng kỳ (Cục Thống kê thành phố Cần Thơ, 2019). Các lĩnh vực kinh tế chủ yếu của quận Thốt Nốt gồm: chế biến thủy

phương có số lượng cơ sở sản xuất trong lĩnh vực cơng nghiệp - xây dựng cịn hạn chế vào những năm đầu mới thành lập, đến nay, Thốt Nốt có tổng số 1.291 cơ sở sản xuất công nghiệp - xây dựng (trong đó có 137 doanh nghiệp), giải quyết việc làm cho 16.494 lao động địa phương, khu vực lân cận, với 45 danh mục ngành nghề công nghiệp - xây dựng (UBND quận Thốt Nốt, 2019).

Với chủ trương chuyển dịch kinh tế theo hướng thương mại - dịch vụ- du lịch, Thốt Nốt phát triển đa dạng các loại hình thương mại- dịch vụ. Thời gian qua, hoạt động thương mại với lượng hàng hóa đa dạng, phong phú đảm bảo nhu cầu sản xuất, mua sắm và tiêu dùng của người dân. Tổng mức hàng hóa bán ra và doanh thu dịch vụ năm 2018 đạt 22.168 tỷ đồng. Giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ thực hiện đạt 7.957,44 tỷ đồng, tăng gần 16% so với năm 2017 (Cục Thống kê thành phố Cần Thơ, 2019).”

Đến cuối năm 2018, quận Thốt Nốt có 5.359 hộ và cá nhân sản xuất kinh doanh, góp phần giải quyết việc làm cho 14.592 lao động tại địa phương (UBND quận Thốt Nốt, 2019). Giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản thực hiện năm 2018 đạt 2.179,33 tỷ đồng, tăng 3,28% so năm 2017 (Cục Thống kê thành phố Cần Thơ, 2019).

Theo UBND quận Thốt Nốt (2019), “Những năm qua, đô thị của quận không ngừng được mở rộng, vốn đầu tư cho phát triển tăng khá nhanh. Công tác cải tạo, nâng cấp đường sá; cấp, thoát nước, điện chiếu sáng công cộng… được chú trọng, bộ mặt đô thị từng bước thay đổi theo hướng văn minh, hiện đại. Năm 2018, Thốt Nốt tập trung đẩy nhanh tiến độ các cơng trình chuyển tiếp, xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia với tổng số 40/49 trường đạt chuẩn. Quận đã hồn thành 26 tuyến đường giao thơng, rộng 4 mét, tổng chiều dài 11,6 km, tổng kinh phí thực hiện 18,7 tỷ đồng (trong đó, NSNN đầu tư 15,1 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 3,6 tỷ đồng); vận động nhân dân xây dựng 12 cây cầu kết cấu bê tông cốt thép, tổng chiều dài 190m, kinh phí xây dựng 1,7 tỷ đồng, do nhân dân đóng góp. Đến nay, tồn quận có 100% đường bê tơng xi măng đến tổ nhân dân tự quản, khu dân cư, xóm ấp”.

4.2. Tổng quan về hệ thống tín dụng chính thức trên địa bàn quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ Nốt, thành phố Cần Thơ

4.2.1. Mạng lƣới và quy mơ tín dụng chính thức

Theo NHNN Chi nhánh thành phố Cần Thơ (2019), trên địa bàn quận Thốt Nốt hiện có 27 tổ chức tín dụng đang hoạt động, gồm 2 chi nhánh ngân hàng và 25 phòng giao dịch trực thuộc các ngân hàng thương mại.

Bảng 4.2: Số lƣợng chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng tại quận Thốt Nốt

Stt Phường Số lượng chi nhánh, phòng giao dịch

Tỷ lệ (%)

1 Trung tâm (Thốt Nốt, Trung Kiên) 22 88 2 Các phường còn lại 3 12

Tổng 25 100

Nguồn: UBND quận Thốt Nốt (2019)

Trong thời gian qua, hoạt động ngân hàng trên địa bàn quận Thốt Nốt có bước phát triển trên cả lĩnh vực huy động vốn và cho vay. Đến cuối năm 2018, tổng vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt hơn 1.798 tỷ đồng, tăng 10,1% so với năm 2017 và tổng dư nợ cho vay đạt 2.663 tỷ đồng, tăng 17,6% so với năm 2017. Tỷ lệ nợ xấu dưới 2% (NHNN Chi nhánh thành phố Cần Thơ, 2019).

Hình 4.2 cho thấy, trong giai đoạn 2014 - 2018, dư nợ cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận Thốt Nốt tăng trưởng khá ổn định từ mức 11,90% đến 12,80%, cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ trên địa bàn (10,00% - 10,80%). Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ cá nhân sản xuất kinh doanh có tăng nhưng khơng nhiều, từ mức 6,10% năm 2014 lên mức 6,52% năm 2018.

Như vậy, tỷ trọng dư nợ cho vay các đối tượng khác ngoài cá nhân sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tiêu dùng, …) ở thời điểm năm 2014 và 2018 lần lượt là 93,90% và 93,48%. Điều này cho thấy, cho vay cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn chưa được quan tâm đúng mức và còn nhiều tiềm năng để phát triển.

Hình 4.2: Tăng trƣởng và tỷ trọng dƣ nợ cá nhân kinh doanh 2014 - 2018

Nguồn: NHNN Chi nhánh thành phố Cần Thơ (2015 - 2019)

4.2.2. Đánh giá chung về hệ thống tín dụng chính thức trên địa bàn quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ

Nhìn chung, hệ thống tín dụng chính thức tại quận Thốt Nốt có sự tham gia có nhiều ngân hàng lớn (Agribank, Vietcombank, BIDV, VietinBank, Sacombank, ACB, …), cơ sở vật chất của các ngân hàng khang trang, lịch sự. Tuy nhiên, có đến 88% các ngân hàng đặt điểm chi nhánh, phòng giao dịch tại các phường trung tâm của quận Thốt Nốt (phường Thốt Nốt và phương Trung Kiên), tại các phường xa trung tâm chỉ chiếm 12% còn lại.

Dư nợ cho vay cá nhân sản xuất kinh doanh có sự tăng trưởng ổn định mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ của các ngân hàng (đến cuối năm 2018 chỉ chiếm 6,52%). Trong khi đó, nguồn vốn tín dụng tại địa bàn tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp chế biến lương thực, thủy sản, sản xuất đồ gỗ. Do quy mô nhỏ, lẻ nên cá nhân sản xuất kinh doanh cũng gặp hạn chế trong tiếp cận vay vốn (UBND

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân sản xuất kinh doanh ở quận thốt nốt, thành phố cần thơ (Trang 32)