Chƣơng 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Dữ liệu nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu, đề tài sử dụng cả dữ liệu thứ cấp và sơ cấp như sau:
3.4.1. Dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp bao gồm:
(1) Số liệu về tín dụng chính thức giai đoạn 2014 - 2018 trên địa bàn quận Thốt Nốt được thu thập từ các báo cáo của NHNN Chi nhánh thành phố Cần Thơ;
(2) Số liệu về kinh tế xã hội giai đoạn 2014 - 2018 và định hướng phát triển kinh tế của quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ đến năm 2025 được thu thập từ Cục Thống kê thành phố Cần Thơ và từ các báo cáo của UBND quận Thốt Nốt.
3.4.2. Dữ liệu sơ cấp
3.4.2.1. Chọn điểm điều tra
Quận Thốt Nốt có tất cả 9 phường trực thuộc. Do hạn chế về thời gian và chi phí, đề tài chỉ chọn 3 phường thuộc quận Thốt Nốt để thu thập thông tin sơ cấp. Tác giả chọn các phường được chọn là Tân Lộc, Tân Hưng, Thốt Nốt do đây là những phường có số lượng lớn cá nhân sản xuất kinh doanh (Phòng Kinh tế quận Thốt Nốt, 2019).
3.4.2.2. Phương pháp thu dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp cá nhân sản xuất kinh doanh bằng bảng câu hỏi in sẵn. Điều tra viên đến nhà và phỏng vấn trực tiếp cá nhân sản xuất kinh doanh.
“Bảng phỏng vấn gồm 3 phần chủ yếu: Phần đầu giới thiệu mục đích của cuộc
phỏng vấn và cam kết với người cung cấp thông tin. Phần tiếp theo là các mục hỏi được sắp xếp phù hợp theo từng yếu tố, hình thức câu hỏi đóng. Phần cuối là những câu hỏi mở và thơng tin cá nhân của người được phỏng vấn (chi tiết ở Phụ lục 1).”
“Bảng câu hỏi gồm có những thơng tin chính như sau: (1) Thơng tin về bản thân
của người phỏng vấn và gia đình của họ: thơng tin nhân khẩu, tuổi, học vấn, tình trạng hôn nhân; (2) Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức; (3) Thực trạng tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân sản xuất kinh doanh.”
3.4.2.3. Xác định cỡ mẫu điều tra
“Chọn mẫu theo xác xuất có ưu điểm là tính đại diện cao và tổng quát hóa
được cho tổng thể. Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), chọn mẫu xác xuất tốn nhiều thời gian và chi phí nên các nhà nghiên cứu thường phải sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác xuất thay cho phương pháp xác xuất và hy sinh tính đại diện của mẫu trong kiểm định lý thuyết khoa học.”
“Theo Zikmund và Babin (2010) chọn mẫu thuận tiện có ưu điểm là có thể khảo sát được nhiều đối tượng trong thời gian ngắn (tiết kiệm thời gian) và có tính kinh tế (tiết kiệm chi phí). Tuy nhiên, chọn mẫu thuận tiện có nhược điểm là: (i) các khái niệm có thể khơng đạt độ tin cậy khi khảo sát cho tổng thể nghiên cứu lớn hơn, (ii) dữ liệu không thể tổng qt hóa cho tổng thể nghiên cứu. Tính đại diện của mẫu khơng thể đo được vì khơng tính được sai số do chọn mẫu.”
Yang và cộng sự (2006) chỉ ra phần lớn các nghiên cứu trong kinh doanh chủ yếu chọn mẫu phi xác xuất.”Do hạn chế về thời gian cũng như kinh phí thực hiện, đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
Theo Green W.H. (1991), số mẫu tối thiểu cho một nghiên cứu n = 50 + 5 lần số biến độc lập.“Trong nghiên cứu này có 12 biến độc lập nên cỡ mẫu tối thiểu n = 50 + 5 x 12 = 110. Để đảm bảo thu thập đủ số lượng quan sát, đề tài chọn thêm 40 quan sát để dự phòng, nên cỡ mẫu điều tra là 110 + 40 = 150.”
3.4.2.4. Phương pháp chọn mẫu và phân bổ mẫu điều tra
Do hạn chế về thời gian cũng như kinh phí thực hiện, đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Phương pháp này có hạn chế về khả năng mở rộng các kết luận của nghiên cứu và có thể gặp những sai số lấy mẫu. Tuy nhiên, nó khá phù hợp với những nghiên cứu hàn lâm với chi phí thấp.
Phân bổ số lượng quan sát theo địa bàn: Tân Lộc phỏng vấn 50 cá nhân sản xuất kinh doanh; Tân Hưng phỏng vấn 50 cá nhân sản xuất kinh doanh; Thốt Nốt phỏng vấn 50 cá nhân sản xuất kinh doanh (bảng 3.2).
Bảng 3.2: Phân bổ mẫu điều tra theo phƣờng
Stt Tên phường Số lượng quan sát Tỷ trọng (%)
1 Tân Lộc 50 33,3
2 Tân Hưng 50 33,3
3 Thốt Nốt 50 33,4
Tổng số 150 100,0
Nguồn: Tính tốn của tác giả (2019)
Nghiên cứu phát ra 150 phiếu khảo sát để phỏng vấn các cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận Thốt Nốt. Sau khi thu về và sàng lọc thì có 119 phiếu khảo sát đạt u cầu được đưa vào phân tích, do đó cỡ mẫu nghiên cứu là 119 (lớn hơn cỡ mẫu tối thiểu 110).
3.4.3. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu
Phiếu khảo sát khi thu về sẽ kiểm tra tính phù hợp, đơn vị tính, tính đồng nhất, mức độ chính xác và loại loại đi những phiếu không hợp lệ (thiếu nhiều thông tin quan trọng, đánh theo quy luật). Sau đó sẽ được mã hóa, nhập dữ liệu, làm sạch dữ liệu trước khi tiến hành phân tích thơng qua phần mềm Stata phiên bản 12.0.
“Sử dụng mơ hình hồi quy nhị phân logit để phân tích mức độ ảnh hưởng của
từng yếu tố đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức. Theo Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), đối với mơ hình hồi quy nhị phân, cần thực hiện một số kiểm định sau:
Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập có quan hệ tuyến tính. Việc bỏ qua hiện tượng đa cộng tuyến làm các sai số chuẩn thường cao hơn, giá trị thống kê thấp hơn và có thể khơng có ý nghĩa.”Để kiểm tra hiện tượng này, ta sử dụng thước đo độ phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor - VIF), điều kiện là VIF < 3 để khơng có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng.”
Kiểm định độ phù hợp tổng quát: dùng kiểm định Chi-square để kiểm định giả thuyết H0: 1 = 2 = ….= k = 0. Căn cứ vào mức ý nghĩa thống kê (ở đây là giá trị Sig. trong kiểm định Chi-square) để quyết định bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết H0. Điều kiện bác bỏ giả thuyết H là kiểm định Chi-square phải có Sig. ≤ 5%. Có nghĩa
là hệ số hồi quy của các biến độc lập không đồng thời bằng 0.
Kiểm định ý nghĩa của các hệ số hồi quy: Để kiểm định ý nghĩa thống kê của từng hệ số hồi quy của biến độc lập. Khi giá trị Sig. của biến độc lập nhỏ hơn hoặc bằng 5% thì biến độc lập đó ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến biến phụ thuộc.
Phân tích tỷ số odd: khi tính tốn hồi quy logit, tỷ số odd được định nghĩa là tỷ lệ có xác suất của một sự kiện xảy ra và so sánh với khi nó khơng xảy ra (Vittinghoff và cộng sự, 2010). Trong nghiên cứu này, tỷ số odd được sử dụng để đo lường xác suất được tiếp cận tín dụng so với khơng được tiếp cận tín dụng nếu yếu tố ảnh hưởng (biến độc lập) xuất hiện.
Tóm tắt chƣơng 3
Chương 3 trình bày khung phân tích và phương pháp nghiên cứu. Trên cơ sở lý thuyết tiếp cận tín dụng chính thức và lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân sản xuất kinh doanh được xác định gồm: (1) Tuổi; (2) Giới tính; (3) Hơn nhân; (4) Học vấn; (5) Dân tộc; (6) Số năm kinh doanh; (7) Tài sản; (8) Thu nhập; (9) Số lượng người trong gia đình; (10) Thủ tục vay vốn; (11) Lãi suất cho vay; (12) Tài sản thế chấp. Phương pháp định lượng bằng mơ hình hồi quy nhị phân Logit sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức. Mẫu được chọn bằng phương pháp thuận tiện, kích thước mẫu là 119.