8. Kết cấu của Luận văn:
2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành phầndân sự trong bản án hình sự
hình sự đã có hiệu lực pháp luật tại Trại giam Sơng Cái – Bộ Công an
Nhằm nâng cao hiệu quả thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật tại Trại giam Sông Cái trong thời gian tới cần tiếp tục thực hiện những nội dung sau cụ thể là:
Một là, nắm vững các quy định của pháp luật về THADS và THA hình sự, nhận thức sâu sắc về vai trị của cơng tác phối hợp, trên cơ sở đó, tổ chức thực hiện đúng, đủ chức năng nhiệm vụ được giao, vì chỉ cần thực hiện đúng, đủ chức năng nhiệm vụ được giao cũng có nghĩa là đã thực hiện tốt công tác phối hợp; thường xuyên nghiên cứu, rà soát để kịp thời phát hiện những mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp, những vấn đề pháp luật chưa điều chỉnh, trên cơ sở đó kiến nghị, đề xuất có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hồn thiện pháp luật về THADS.
Hai là, tiếp tục chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BTP-BCA-BTC ngày 06/2/2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an và Bộ Tài chính trong việc THADS đối với người phải THA và người được THA là phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù; đồng thời, thường xuyên rà soát, đánh giá về những khó khăn, vướng mắc, hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện Quy chế phối hợp số 42/QCPH/CTHADS-TGSC ngày 11/01/2017 giữa Cục THADS tỉnh Ninh Thuận và Trại giam Sông Cái trong THADS để kịp thời sửa đổi, bổ sung và tiếp tục hoàn thiện; tổ chức trao đổi thông tin, làm việc trực tiếp giữa Cơ quan THADS và Trại giam.
Ba là, các cơ quan THADS thực hiệp kịp thời và đầy đủ việc trả lời bằng văn bản cho Trại giam sau khi nhận được thông báo của Trại giam về nơi chấp hành hình phạt tù của phạm nhân là người phải THADS; đồng thời thực hiện nghiêm túc việc gửi các quyết định THADS… cho Trại giam nới đương sự là phạm nhân đang chấp hành phạt tù. Trường hợp ủy thác THA cần có văn bản thơng báo cho Trại
giam nơi phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù biết về việc ủy thác thi hành án. Đối với các khoản tiền do Trại giam thu và chuyển đến thù cần rà soát để xử lý kịp thời theo quy định. Trong quá trình rà sốt, xử lý, nếu có khó khăn, vướng mắc cần phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét giải quyết tháo gỡ như trường hợp chưa nhận được bản án quyết định của Toàn án; đã ủy thác cho cơ quan THADS nơi khác thi hành hoặc khoản bồi thường dân sự đã trả đơn yêu cầu THA theo quy định của Luật THADS năm 2014
Bốn là, các cấp thẩm quyền tiếp tục quan tâm hoàn thiện thể chế pháp luật nói chung, trong đó có pháp luật về THADS và THA hình sự, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, chặt chẽ cho công tác thi hàn án dân sự; tiếp tục quan tâm đầu tư, củng cố các nguồn lực về tổ chức, con người, cơ sở vật chất, kinh phí…, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan thi THADS, cũng như các cơ quan THA hình sự hồn thành nhiệm vụ chính trị được giao.
Năm là, phát huy tốt hơn nữa vai trị của các tổ chức, cá nhân có liên quan, nhất là cấp ủy, chính quyền và các tổ chức đồn thể ở cơ sở trong cơng tác THADS và THA hình sự; đẩy mạnh cơng tác tun truyền, thực hiện nghiêm kỷ cương pháp luật, lấy vận động thuyết phục đương sự THA là cốt yếu, kiên quyết áp dụng các biện pháp cứng rắn theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng cố tình chống đối, khơng tự nguyện thi hành.
Sáu là, kiến nghị Bộ Tư pháp phối hợp Bộ Công an nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu, phần mềm quản lý phạm nhân, trong đó có nội dung quản lý việc thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật liên thơng với cơ sở dữ liệu của cơ quan thi hành án nhằm thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước, truy xuất dữ liệu để đối chiếu nhanh chóng, dễ dàng; đồng thời tiết kiệm nhân lực và hồ nhập vào dịng chảy ứng dụng công nghệ thông tin trong thời đại 4.0 hiện nay.
Theo đó, cụ thể hố thành các giải pháp để thực hiện tốt việc xử lý tiền thu được từ Trại giam như sau:
(1) Định kỳ hàng quý, Phòng Nghiệp vụ tham mưu lãnh đạo Cục chỉ đạo Tổ Công tác trực tiếp phối hợp với trại giam thuộc quyền quản lý rà soát, phân loại, xử lý tiền thi hành án mà trại giam đã thu được từ các phạm nhân. Đồng thời, đề nghị trại giam khi lập danh sách phạm nhân tự nguyện nộp tiền tại trại giam gửi cho cơ quan THADS phải thể hiện đầy đủ thơng tin, nội dung của Tịa án xét xử sơ thẩm đảm bảo cho việc rà soát, xử lý số tiền do phạm nhân đã nộp được kịp thời.
(2) Các Chi cục THADS cần thực hiện đúng đầy đủ trách nhiệm của cơ quan THADS theo quy định tại Thơng tư liên tịch số 07, trong đó thực hiện kịp thời và đầy đủ việc trả lời bằng văn bản cho trại giam sau khi nhận được thông báo của trại giam về nơi chấp hành hình phạt tù của phạm nhân là người phải thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật; đồng thời thực hiện nghiêm túc việc gửi các quyết định thi hành án dân sự… cho trại giam nơi đương sự là phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù. Trường hợp ủy thác THA cần có văn bản thơng báo cho trại giam nơi phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù biết về việc ủy thác THA.
(3) Đối với các khoản tiền do trại giam thu và chuyển đến thì cần rà sốt để xử lý kịp thời theo quy định. Trong quá trình rà sốt, xử lý, nếu có khó khăn, vướng mắc cần phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét giải quyết tháo gỡ như trường hợp chưa nhận được bản án quyết định của Tòa án; đã ủy thác cho cơ quan thi hành án dân sự nơi khác thi hành hoặc khoản bồi thường dân sự đã trả đơn yêu cầu thi hành án theo quy định của Luật THADS năm 2008 trước ngày 01/7/2015, cơ quan thi hành án dân sự đang phối hợp với Tòa án nơi xét xử, cơ quan thi hành án nhận ủy thác để xử lý hoặc đã thông báo cho người được thi hành án làm đơn yêu cầu thi hành án lại theo quy định.
(4) Đề xuất Ban Giám thị trại giam cử cán bộ trại lập biên bản tự nguyện thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật, thu các loại biên lai, tài liệu thi hành án, cập nhật đầy đủ vào cơ sở dữ liệu phạm nhân, lưu hồ sơ phạm nhân đồng thời mở số theo dõi việc thu tiền, giấy tờ thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật đúng quy định đề ra.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Cùng với việc phân tích và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận trong chương 1, tác giả cố gắng đánh giá thực trạng pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật về thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật từ thực tiễn tại Trại giam Sông Cái, chỉ ra những hạn chế, bất cập và đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật, bảo đảm thực hiện thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật. Đồng thời đã đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả pháp luật về thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật; nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ làm cơng tác có liên quan; người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tổ chức cá nhân trong áp dụng pháp luật về thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật ở Việt Nam và thực tiễn tại Trại giam Sông Cái.
KẾT LUẬN CHUNG
Thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật đóng một vai trị quan trọng. Nó đảm bảo cho bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật được thực hiện trên thực tế, thể hiện sự chuyên chế của Nhà nước ta trong việc kiên quyết xử lý những phần tử phạm tội, ngoài việc tước đi quyền tự do thì Nhà nước cịn tước đi của những phần tử nảy về vật chất. Việc qui định thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật trong hệ thống pháp luật là nhằm góp phần tích cực vào việc bảo vệ sự an tồn, vững mạnh của chế độ, bảo vệ tính mạng, tải sản, nhân phẩm, danh dự của công dân. Những hạn chế bất cập trong trình tự, thủ tục thực hiện thí hảnh án khơng những xâm hại hoạt động đúng đắn của các cơ quan có nhiệm vụ thi hành án, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kết án, mà còn làm giảm lòng tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Như vậy, việc thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật còn mang ý nghĩa đảm bảo sự dân chủ, tơn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kết án, thể hiện tính ưu việt của chế độ Xã hội chủ nghĩa.
Nâng cao hiệu quả thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật là một việc làm không đơn giản, không phải là công việc một sớm một chiều, mà phải địi hỏi sự kiên trì, lâu dài, thường xuyên bằng nhiều biện pháp vừa mang tính tổng thể vừa riêng biệt.
Trong những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả thỉ hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật, mỗi giải pháp đều có vai trị, vị trí quan trọng riêng, trong đó cần xác định rõ giải pháp hoàn thiện pháp luật về thí hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật là giải pháp cơ bản, hàng đầu, giải pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật là giải pháp tích cực, giải pháp về nâng cao năng lực của tổ chức, bộ máy của các cơ quan có nhiệm vụ thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật là giải pháp then chốt.
Đồng thời, phải coi thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành dưới sự lãnh đạo thống nhất của các cấp ủy Đảng. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật phải được kết hợp đồng bộ, có hệ thống. Chỉ có như vậy, mới có thể nâng cao hiệu quả thỉ hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật ở nước ta.
Với đề tài luận văn thạc sĩ luật học “Thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật và thực trạng tại Trại giam Sông Cái – Bộ Cơng an”.Tác giả mong muốnthơng qua việc phân tích và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận,
đánh giá thực trạng pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật về thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật từ thực tiễn tại Trại giam Sông Cái. Tác giả đã chỉ ra những hạn chế, bất cập và đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật, bảo đảm thực hiện thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật. Theo đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả pháp luật về thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật; nâng cao trình độ chun mơn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ làm cơng tác có liên quan; người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tổ chức cá nhân trong áp dụng pháp luật về thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật ở Việt Nam và thực tiễn tại Trại giam Sông Cái./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục Thi hành án dân sự, Trại giam Sông Cái, 2017, “Quy chế phối hợp số 42/QCPH/CTHADS-TGSC ngày 11/01/2017, V/v phối hợp thực hiện giải quyết thi hành án dân sự trong bản án hình sự đối với phạm nhân đang chấp hành án phạt tù”.
2. Lê Cảm, 2004, “Một số vấn đề lý luận chung về các giai đoạn tố tụng hình
sự”, Tạp chí Kiểm sát, số 02/2004;
3. Lê Xuân Hồng, 2002, “Xã hội hóa một số nội dung thi hành án dân sự”, Luận văn thạc sĩ;
4. Nguyễn Ngọc Chí, 2010, “Bàn về nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong
vụ án hình sự”, Tạp chí Khoa học, số 26, 2010;
5. Nguyễn Văn Diễn, 2014, “Thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án và quyết
định hình sự của tồ án ở Việt Nam”. Luận văn thạc sĩ;
6. Nguyễn Thị Thu Huyền, 2019, “Thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án và
quyết định hình sự của tồ án nhân dân từ thực tiễn thành phố Hà Nội” Luận
văn thạc sĩ.
7. Nguyễn Quang Thái, 2003, “Đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án dân
sự ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ;
8. Trại giam Sông Cái, 2017,“Kế hoạch số 816/KH-TGSC ngày 7/8/2017, V/v
phát động phong trào thi đua trong phạm nhân với chủ đề “Nâng cao hiệu quả phối hợp với thi hành án phần dân sự trong bản án, quyết định hình sự””.
9. Trại giam Sông Cái, 2015, “Báo cáo hoạt động năm 2015 của Trại giam Sông Cái”.
10. Trại giam Sông Cái, 2016, “Báo cáo hoạt động năm 2016 của Trại giam Sông Cái”.
11. Trại giam Sông Cái, 2017, “Báo cáo hoạt động năm 2017 của Trại giam Sông Cái”.
12. Trại giam Sông Cái, 2018, “Báo cáo hoạt động năm 2018 của Trại giam Sông Cái”.
13. Trại giam Sông Cái, 2019, “Báo cáo hoạt động năm 2019 của Trại giam Sông Cái”.
DANH MỤC CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT
1. Bộ luật Hình sự năm 2015; 2. Bộ luật Dân sự năm 2015;
3. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; 4. Luật Thi hành án dân sự năm 2008;
5. Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014; 6. Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014;
7. Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hộiquy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tịa án.
8. Nghi định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ, quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự.
9. Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BTP-BCA-BTC ngày 6/2/2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an và Bộ Tài chính, về hướng dẫn trình tự, thủ tục thu, nộp, quản lý tiền, giấy tờ của người phải thi hành án dân sự và trả tiền, giấy tờ cho người được thi hành án dân sự là phạm nhân.
10. Quy chế số 911/QCLN/TCTHADS-TCTHAHS ngày 26/11/2015 của Tổng cục thi hành án dân sự và Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp, về phối hợp trong công tác thi hành án dân sự trong Trại giam.
Hình 2.1. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TRẠI GIAM SÔNG CÁI
GIÁM THỊ
P. GIÁM THỊ 1 P. GIÁM THỊ 2 P. GIÁM THỊ 3 P. GIÁM THỊ 4
ĐỘI THAM MƯU TỔNG HỢP ĐỘI HẬU CẦN ĐỘI CẢNH SÁT BẢO VỆ ĐỘI TRINH SÁT ĐỘI KẾ HOẠCH SẢN XUẤT XÂY DỰNG ĐỘI HỒ SƠ GIÁO DỤC PHÂN TRẠI SỐ 1 PHÂN TRẠI SỐ 2 ĐỘI Y TẾ MÔI TRƯỜNG ĐỘI CẢNH SÁT QUẢN GIÁO
BẢNG TỔNG HỢP THI HÀNH QUA CÁC NĂM
CHỈ TIÊU ĐVT NĂM 2015 NĂM 2016 NĂM 2017 NĂM 2018 NĂM 2019
TỔNG SỐ PHẠM NHÂN