CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4. Kết quả hồi quy
4.4.1. Lợi nhuận ROA
Kết quả hồi quy tác động của chiến lược đa dạng hóa đến lợi nhuận của các ngân hàng được đại diện bởi ROA và được trình bày trong bảng 4.6. Dựa vào bảng kết quả này, có thể thấy rằng tất cả các yếu tố đều có tác động đáng kể đến lợi nhuận của ngân hàng trong mẫu nghiên cứu ở mức ý nghĩa 0.10.
Đầu tiên, các hệ số hồi quy của biến đại diện cho chiến lược đa dạng hóa ở các cột (1) – (4) lần lượt bằng 0.0055, -0.0050, 0.0147, -0.0140 và có ý nghĩa thống kê ở mức 0.10. Kết quả này cho thấy rằng tất cả các đại diện cho chiến lược đa dạng hóa theo loại hình khách hàng và kỳ hạn khoản vay đều có tương quan âm với lợi nhuận của các ngân hàng3. Nói cách khác, việc đa dạng hóa cho vay của ngân hàng theo loại hình khách hàng và theo kỳ hạn khoản vay đều sẽ làm giảm lợi nhuận mà các ngân hàng đạt được. Phát hiện này tuy có phần trái ngược với đa số các nghiên cứu thực nghiệm của Sanya và Wolfe (2011), Gurbuz và các cộng sự (2013), Meslier và các cộng sự (2014), Ismail và các cộng sự (2015), Nisar và các cộng sự (2018), Brahmana và các cộng sự (2018), Cinar và các cộng sự (2018), Ammar và Boughrara (2019), Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015), Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015), Đoàn Anh Tuấn (2016), Trịnh Thị Thúy Hồng và các cộng sự (2018) nhưng lại tương đồng với bằng chứng mà Acharya và các cộng sự (2006), Mercieca và các cộng sự (2007), Berger và các cộng sự (2010), Tabak và các cộng sự (2011), Chen và các cộng sự (2013) đã tìm thấy. Có thể giải thích kết quả này như là chiến lược đa dạng hóa có thể sẽ làm cho ngân hàng trở nên phức tạp để quản lý, khi đó sẽ làm gia tăng chi phí hoạt động của ngân hàng. Hơn thế nữa, việc đa dạng hóa vào các đối tượng khách
3 Sự gia tăng trong DIV1 và DIV3 hàm ý đa dạng hóa giảm; ngược lại sự gia tăng trong DIV2 và DIV3 hàm ý đa dạng hóa gia tăng
hàng, kỳ hạn khoản vay cũng có thể làm cho các nhân viên của ngân hàng lẫn các nhà quản lý gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát cho vay. Điều này dẫn đến nhiều rủi ro phát sinh trong tương lai cũng như sụt giảm lợi nhuận của các ngân hàng này. Cụ thể, các ngân hàng thương mại Việt Nam đang có khuynh hướng chuyển từ bán bn (tập trung vào nhóm khách hàng doanh nghiệp) sang bán lẻ (đẩy mạnh nhóm khách hàng cá nhân nhỏ lẻ). Mặc dù điều này có thể giúp các ngân hàng có thể giảm thiểu rủi ro tập trung vào một nhóm khách hàng (dư nợ cho vay của khách hàng doanh nghiệp thường lớn tương đối hơn so với nhóm khách hàng cá nhân) và đồng thời giúp ngân hàng thu được thu từ lãi cao hơn do lãi suất cho vay ở nhóm các khách hàng cá nhân này thường cao hơn so với các khách hàng doanh nghiệp. Nhưng việc đẩy mạnh vào hệ khách hàng cá nhân nhỏ lẻ thì sẽ có thể làm cho các ngân hàng tốn kém nhiều chi phí hơn để có thể theo dõi, kiểm soát các khoản vay nhằm hạn chế chuyển sang nợ xấu. Đồng thời nhóm khách hàng cá nhân tuy có thể mang đến thu nhập cao hơn dựa vào lãi suất cho vay cao hơn, nhưng dư nợ cho vay của nhóm khách hàng cá nhân này thật sự khá nhỏ so với nhóm khách hàng doanh nghiệp. Cho nên việc đẩy mạnh đa dạng hóa, chuyển từ bán bn sang bán lẻ của các ngân hàng có thể khơng đạt được như mong đợi vì các chi phí đi kèm từ việc đa dạng hóa gia tăng cũng như các lợi ích mà các ngân hàng có được từ chiến lược đa dạng hóa khơng như mong đợi.
Bảng 4.6. Kết quả ước lượng tác động của chiến lược đa dạng hóa cho vay đến lợi nhuận ROA của các ngân hàng
Biến Hệ số (DIV1) Hệ số (DIV2) Hệ số (DIV3) Hệ số (DIV4) SIZE 0.0007* (1.92) 0.0006* (1.74) 0.0009*** (2.64) 0.0009*** (3.00) LIQ 0.0076** 0.0073** 0.0075** 0.0073**
(2.10) (2.06) (2.16) (2.21) LOAN 0.0086*** (5.30) 0.0098*** (5.89) 0.0080*** (5.00) 0.0076*** (4.78) COST 0.3826*** (4.61) 0.3888*** (4.76) 0.3494*** (4.46) 0.3308*** (4.48) CR -0.1661** (-2.27) -0.1774** (-2.29) -0.1743** (-2.44) -0.1745** (-2.46) GROWTH 0.0035*** (2.99) 0.0039*** (3.30) 0.0030*** (2.59) 0.0035*** (3.03) DIV 0.0055* (1.70) -0.0050* (-1.89) 0.0147*** (2.98) -0.0140*** (-4.04) Hệ số chặn -0.0337*** (-2.82) -0.0266** (-2.12) -0.0423*** (-3.53) -0.0231** (-2.03)
Nguồn: Kết quả chạy dữ liệu Tiếp theo, hệ số hồi quy của biến đại diện cho quy mô ngân hàng SIZE ở các cột (1) – (4) có giá trị lần lượt là 0.0007, 0.0006, 0.0009, 0.0009 và có ý nghĩa thống kê ở mức 0.10. Kết quả này cho thấy rằng khi quy mô ngân hàng tăng 1 đơn vị thì lợi nhuận được đại diện bởi ROA sẽ tăng khoảng 0.0006 đơn vị đến 0.0009 đơn vị. Nói cách khác, quy mơ ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng có tương quan dương với nhau. Phát hiện này tương đồng với các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước đây bao gồm Mercieca và các cộng sự (2007), Tabak và các cộng sự (2011), Sanya và Wolfe (2011), Chen và các cộng sự (2013), Gurbuz và các cộng sự (2013), Lee và các cộng sự (2014), Ismail và các cộng sự (2015), Cinar và các cộng sự (2018). Có thể giải thích phát hiện này như là quy mô ngân hàng sẽ giúp các ngân hàng giảm thiểu chi phí dựa vào quy mơ nền kinh tế và qua đó các ngân hàng sẽ có thể có được nguồn vốn bên ngồi ở chi phí tương đối thấp. Hơn thế nữa có thể thấy rằng các ngân hàng có quy mơ lớn sẽ có
thể đa dạng hóa kinh doanh, đa dạng hóa rủi ro tốt hơn các ngân hàng có quy mơ nhỏ. Kết quả là các ngân hàng quy mô lớn sẽ đạt được hiệu quả hoạt động tương đối cao hơn so với các ngân hàng quy mô nhỏ.
Tương tự như vậy, hệ số hồi quy của biến đại diện cho thanh khoản ngân hàng LIQUID ở các cột (1) – (4) có giá trị lần lượt là 0.0076, 0.0073, 0.0075, 0.0073 và có ý nghĩa thống kê ở mức 0.05. Kết quả này cho thấy rằng khi thanh khoản ngân hàng tăng 1 đơn vị thì lợi nhuận được đại diện bởi ROA sẽ tăng khoảng 0.0073 đơn vị đến 0.0076 đơn vị. Nói cách khác, thanh khoản ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng có tương quan dương với nhau. Phát hiện này tương đồng với các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước đây bao gồm Bordeleau và Graham (2010), Andrew và Osuji (2013), Lartey và các cộng sự (2013), Abubakar (2015), Khan và Ali (2016). Có thể giải thích phát hiện này như là mức thanh khoản càng cao của ngân hàng có thể giúp các ngân hàng giảm thiểu rủi ro thanh khoản đối mặt trong tương lai và né tránh được các tác động của khủng hoảng tài chính. Trong trường hợp này các ngân hàng sẽ trở nên “mạnh mẽ” hơn để có thể chịu đựng các cú sốc không lường trước được mà vẫn đạt được lợi nhuận (Bordeleau và Graham, 2010).
Hệ số hồi quy của biến đại diện cho hoạt động cho vay của ngân hàng LOAN ở các cột (1) – (4) có giá trị lần lượt là 0.0086, 0.0098, 0.0080, 0.0076 và có ý nghĩa thống kê ở mức 0.01. Kết quả này cho thấy rằng khi dư nợ cho vay của ngân hàng tăng 1 đơn vị thì lợi nhuận được đại diện bởi ROA sẽ tăng khoảng 0.0076 đơn vị đến 0.0098 đơn vị. Nói cách khác, hoạt động cho vay của ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng có tương quan dương với nhau. Phát hiện này tương đồng với các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước đây bao gồm Mercieca và các cộng sự (2007), Sanya và Wolfe (2011),Ismail và các cộng sự (2015), Brahmana và các cộng sự (2018), Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015). Có thể giải thích phát hiện này như là hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu của ngân hàng và cũng là hoạt động tạo ra nguồn thu
nhập cao nhất đối với các ngân hàng thương mại, cho nên các nghiên cứu trước đây cho rằng một tỷ lệ cho vay trên tiền gửi càng cao thì lợi nhuận mà ngân hàng đang được càng cao. Naceur (2003) lập luận rằng lợi nhuận của các ngân hàng chủ yếu đến từ các tài sản có lãi suất trong đó bao gồm cho vay khách hàng. Guru và các cộng sự (2002) đã nghiên cứu ý tưởng tương tự với việc thực hiện nghiên cứu ở Malaysia và cho rằng các tài sản khác như cổ phiếu, chứng khốn có mức độ rủi ro tương đối cao và cho nên các ngân hàng cơ bản sẽ tiếp tục nắm giữ các khoản cho vay trong danh mục tài sản của họ.
Hệ số hồi quy của biến đại diện cho chi phí hoạt động của ngân hàng COST ở các cột (1) – (4) có giá trị lần lượt là 0.3826, 0.3888, 0.3494, 0.3308 và có ý nghĩa thống kê ở mức 0.01. Kết quả này cho thấy rằng khi chi phí hoạt động của ngân hàng tăng 1 đơn vị thì lợi nhuận được đại diện bởi ROA sẽ tăng khoảng 0.3308 đơn vị đến 0.3888 đơn vị. Nói cách khác, chi phí hoạt động của ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng có tương quan dương với nhau. Phát hiện này trái ngược với kỳ vọng ban đầu của đề tài cũng như các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước đây bao gồm Guru và các cộng sự (2002), Garcia – Herrero và các cộng sự (2009), Liu và Wilson (2010), Weersainghe và Perera (2013), Pasiouras và Kosmidou (2007), Dinh (2013), Batten và Vo (2014). Nhưng phù hợp với các bằng chứng mà Maudos và Sólis (2009), Sharma và Grounder (2011), Nguyễn Minh Sáng và các cộng sự (2014), Nguyễn Phạm Nhã Trúc và Nguyễn Phạm Thiên Thanh (2016) đã tìm thấy. Có thể giải thích phát hiện này như là khi ngân hàng có chi phí hoạt động cao thì các ngân hàng sẽ cố gắng bù đắp chi phí hoạt động bằng cách gia tăng lãi suất cho vay hay gia tăng thu nhập lãi thuần của ngân hàng và dẫn đến sự gia tăng của lợi nhuận sau thuế cũng như hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Hơn thế nữa, việc tăng chi phí hoạt động nhưng tăng ở khoản mục lương và phụ cấp cho nhân viên có thể giúp các nhân viên nâng cao năng suất cũng như hiệu suất theo dõi, kiểm soát cho vay và giảm được xác suất các khoản vay chuyển sang nợ xấu.
Nói cách khác, có thể giảm được chi phí trích lập dự phịng rủi ro tín dụng. Kết quả là lợi nhuận mà ngân hàng đạt được sẽ được cải thiện.
Hệ số hồi quy của biến đại diện cho rủi ro tín dụng của ngân hàng CR ở các cột (1) – (4) có giá trị lần lượt là -0.1661, -0.1774, -0.1743, -0.1745 và có ý nghĩa thống kê ở mức 0.01. Kết quả này cho thấy rằng khi chi phí hoạt động của ngân hàng tăng 1 đơn vị thì lợi nhuận được đại diện bởi ROA sẽ giảm khoảng 0.1661 đơn vị đến 0.1774 đơn vị. Nói cách khác, rủi ro tín dụng của ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng có tương quan âm với nhau. Phát hiện này tương đồng với các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước đây bao gồm Athanasoglou và các cộng sự (2008), Liu và Wilson (2010), Dietrich và Wanzenried (2011), Sufian (2011), Trujillo – Ponce (2013), Ammar và Boughrara (2019). Có thể giải thích phát hiện này như là rủi ro tín dụng là một trong các loại rủi ro có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng và cụ thể khi rủi ro tín dụng gia tăng thì các ngân hàng bắt buộc phải trích lập dự phịng nhiều hơn cho các khoản nợ xấu cũng như phải huy động nhiều hơn ở mức chi phí cao hơn nhằm đảm bảo các an toàn vốn theo quy định của Ngân hàng nhà nước. Kết quả là sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng và gây ra các hệ lụy trong dài hạn ở tương lai (Athanasoglou và các cộng sự, 2008).
Cuối cùng, hệ số hồi quy của biến đại diện cho tăng trưởng tài sản của ngân hàng GROWTH ở các cột (1) – (4) có giá trị lần lượt là 0.0035, 0.0039, 0.0030, 0.0035 và có ý nghĩa thống kê ở mức 0.01. Kết quả này cho thấy rằng tăng trưởng tài sản của ngân hàng tăng 1 đơn vị thì lợi nhuận được đại diện bởi ROA sẽ tăng khoảng 0.0030 đơn vị đến 0.0039 đơn vị. Nói cách khác, tăng trưởng tài sản của ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng có tương quan dương với nhau. Phát hiện này tương đồng với các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước đây bao gồm Mercieca và các cộng sự (2007), Gurbuz và các cộng sự (2013), Lee và các cộng sự (2014), Ammar và Boughrara (2019), Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015). Có thể giải thích phát hiện này
như là các ngân hàng có tăng trưởng tài sản tương đối lớn hơn có khuynh hướng theo đuổi các nguồn thu nhập từ các hoạt động kinh doanh phi truyền thống (Ammar và Boughrara, 2019). Trong trường hợp này lợi nhuận mà các ngân hàng có tăng trưởng tài sản nhanh sẽ cao tương đối hơn so với các ngân hàng khác. Hơn thế nữa, tăng trưởng cũng được xem như là một đại diện cho mức độ ưa thích rủi ro của các nhà quản lý của ngân hàng, các nhà quản lý sẽ có khuynh hướng tăng trưởng nhanh để ổn định lợi nhuận của ngân hàng hơn (Chiorazzo và các cộng sự, 2008; Meslier và các cộng sự, 2014; Ammar và Boughrara, 2019).