Danh sách các ngân hàng TMCP trong mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chiến lược đa dạng hóa cho vay đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 50)

Tên ngân hàng thương mại Giai đoạn Số quan sát

Ngân hàng TMCP An Bình 2010 - 2017 8

Ngân hàng TMCP Á Châu 2010 - 2017 8

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 2010 - 2017 8

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 2010 - 2017 8

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam 2010 - 2017 8

Ngân hàng TMCP Bản Việt 2010 - 2017 8

Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TP HCM 2010 - 2017 8

Ngân hàng TMCP Kiên Long 2010 - 2017 8

Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt 2010 - 2017 8

Ngân hàng TMCP Quân Đội 2010 - 2017 8

Ngân hàng TMCP Hàng Hải 2010 - 2017 8

Ngân hàng TMCP Nam Á 2010 - 2017 8

Ngân hàng TMCP Bắc Á 2010 - 2017 8

Ngân hàng TMCP Quốc Dân 2010 - 2017 8

Ngân hàng TMCP Phương Đông 2010 - 2017 8

Ngân Hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex 2010 - 2017 8

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á 2010 - 2017 8

Ngân hàng TMCP Sài gòn Hà nội 2010 - 2017 8

Ngân hàng TMCP Sài gịn Thương tín 2010 - 2017 8

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam 2010 - 2017 8

Ngân hàng TMCP Tiên Phong 2010 - 2017 8

Ngân hàng TMCP Việt Á 2010 - 2017 8

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam 2010 - 2017 8

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam 2010 - 2017 8

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 2010 - 2017 8

Nguồn: FiinPro.com

3.4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp hồi quy OLS là phương pháp ước lượng đơn giản và dễ thực hiện nhất nhưng phải đảm bảo thỏa các giả định của phương pháp, cụ thể:

(1) Mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc là tuyến tính (2) Khơng có mối tương quan giữa các biến độc lập

(4) Khơng có hiện tượng tự tương quan

(5) Khơng có mối tương quan giữa biến độc lập và sai số mơ hình

Trong đó giả định (3) và (4) nếu bị vi phạm sẽ làm cho hệ số hồi quy được ước lượng bởi OLS mặc dù là tuyến tính nhưng khơng đạt được ước lượng hiệu quả nhất.

Do đó, để khắc phục được khuyết điểm này, phương pháp ước lượng GLS (Generalized least square) được sử dụng. Đồng thời, theo Greene (2012) đề nghị, khi có tồn tại hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan thì ma trận phương sai – hiệp phương sai sẽ có dạng : Varcov() = , trong đó,  là ma trận đối xứng và được xác định dương.

Cho nên tồn tại ma trận P không suy biến sao cho -1 = P’ P

Khi đó mơ hình hồi quy ban đầu có dạng:

𝑌 = 𝛼 ∗ 𝑋 + 𝜀 ↔ 𝑃𝑌 = 𝑃 ∗ 𝛼 ∗ 𝑋 + 𝑃 ∗ 𝜀

↔ 𝑌∗= 𝛼 ∗ 𝑋∗+ 𝜀∗

Với 𝑌∗ = 𝑃 ∗ 𝑌;⁡𝑋∗ = 𝑃 ∗ 𝑋;⁡𝜀∗ = 𝑃 ∗ 𝜀

Mơ hình chuyển đổi cuối cùng lúc này sẽ thỏa mãn các giả định ban đầu của phương pháp ước lượng OLS, khơng có phương sai thay đổi và khơng có tự tương quan trong mơ hình nghiên cứu. Khi đó việc áp dụng phương pháp ước lượng OLS đối với mơ hình này sẽ thu được kết quả ước lượng vững chắc, hiệu quả và không chệch với ma trận hệ số hồi quy được tính tốn như sau:

𝛽̂𝐹𝐺𝐿𝑆 = (𝑋′−1𝑋)−1(𝑋′−1𝑌)

Phương pháp này được gọi là phương pháp ước lượng FGLS (Feasible Generalized Least Square).

Để minh chứng cho việc nên sử dụng phương pháp hồi quy nào là phù hợp, luận văn cũng xem xét vấn đề tự tương quan và phương sai thay đổi bởi các kiểm định với giả thuyết H0 như sau:

- Kiểm định phương sai thay đổi bởi Modified Wald: H0 là phương sai không đổi trong mơ hình nghiên cứu

- Kiểm định tự tương quan bởi Wooldridge: H0 là không tồn tại hiện tượng tự tương quan trong mơ hình nghiên cứu

Do đó, nếu cả hai kiểm định này đều cho thấy không tồn tại hiện tượng tự tương quan lẫn phương sai thay đổi thì các kết quả ước lượng từ phương pháp ước lượng OLS có thể dùng để phân tích. Tuy nhiên ngược lại thì kết quả thu được từ phương pháp ước lượng OLS bị chệch, do vậy luận văn đề cử dùng phương pháp ước lượng FGLS với ưu điểm khắc phục được cả hiện tượng tự tương quan lẫn phương sai thay đổi và cho ra kết quả ước lượng hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 nêu lên phương pháp và cách thức thực hiện nghiên cứu. Dựa trên mơ hình nghiên cứu từ các nghiên cứu thực nghiệm trước đây được lựa chọn để hồi quy do có sự tương đồng về mẫu dữ liệu đề tài và mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã nêu ra các bước thu thập dữ liệu, đặt giả thuyết và chọn phương pháp hồi quy thích hợp. Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu thì mẫu phải đủ lớn, đặt giả thuyết đối với đầy đủ các biến trong mơ hình và phương pháp hồi quy giảm thiểu sai số thấp nhất có thể (khơng tồn tại hiện tượng tự tương quan hay phương sai thay đổi). Ngoài ra, tác giả cũng nêu rõ kỳ vọng dấu của các hệ số hồi quy của các biến độc lập để trong chương tiếp theo, từ kết quả chạy dữ liệu, có thể đánh giá kỳ vọng này có đúng hay không và đi đến kết luận của nghiên cứu.

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Thực trạng đa dạng hóa cho vay của các ngân hàng

Trong phần này đề tài tiến hành trình bày thực trạng chiến lược đa dạng hóa cho vay của các ngân hàng theo loại hình khách hàng và kỳ hạn khoản vay thông qua việc thể hiện tỷ lệ cho vay khách hàng cá nhân/khách hàng doanh nghiệp trên tổng dư nợ cho vay (được trình bày trong hình 4.1) và tỷ lệ cho vay ngắn hạn/trung dài hạn trên tổng dư nợ cho vay (được trình bày trong hình 4.2.).

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Hình 4.1. Tình hình tỷ lệ cho vay bình quân của các ngân hàng theo loại hình khách hàng từ năm 2010 đến năm 2017 25% 24% 26% 27% 29% 33% 35% 37% 75% 76% 74% 73% 71% 67% 65% 63% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 KHCN KHDN

Đầu tiên, qua hình 4.1 có thể thấy rằng các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu nhìn chung có khuynh hướng chuyển từ bán buôn (tập trung vào khách hàng doanh nghiệp) chuyển sang bán lẻ (đẩy mạnh hệ khách hàng cá nhân). Cụ thể, tỷ lệ cho vay khách hàng cá nhân từ mức 25% ở năm 2010, tăng qua các năm và đạt đến 37% vào năm 2017 với mức gia tăng 12% trong vòng 8 năm. Tương ứng với thực trạng này, tỷ lệ cho vay khách hàng doanh nghiệp cũng suy giảm từ mức 75% ở năm 2010 và còn chiếm khoảng 63% vào năm 2017. Diễn biến này thể hiện được các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu đang đẩy mạnh các chiến lược đa dạng hóa cho vay.

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Hình 4.2. Tình hình tỷ lệ cho vay bình quân của các ngân hàng theo kỳ hạn khoản vay từ năm 2010 đến năm 2017

57% 58% 58% 57% 52% 47% 47% 50% 43% 42% 42% 43% 48% 53% 53% 50% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Ngắn hạn Trung dài hạn

Tiếp theo, qua hình 4.2 có thể thấy rằng các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu nhìn chung có khuynh hướng chuyển từ việc tập trung cho vay các kỳ hạn ngắn hạn sang các khoản vay có kỳ hạn dài hơn. Cụ thể, tỷ lệ cho vay trung dài hạn từ mức 43% ở năm 2010, tăng qua các năm và đạt đến 50% vào năm 2017 với mức gia tăng 07% trong vòng 8 năm. Tương ứng với thực trạng này, tỷ lệ cho vay ngắn hạn cũng suy giảm từ mức 57% ở năm 2010 và còn chiếm khoảng 50% vào năm 2017. Diễn biến này thể hiện được các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu đang đẩy mạnh các chiến lược đa dạng hóa cho vay.

4.2. Thống kê mơ tả và ma trận tương quan

Đề tài trình bày mơ tả thống kê các biến trong mơ hình nghiên cứu ở bảng 4.1. Căn cứ vào bảng 4.1, đề tài thấy rằng lợi nhuận của các ngân hàng được đại diện bởi hai tiêu chí ROA và ROE có sự khác biệt tương đối với nhau. Cụ thể, lợi nhuận đo lường bởi ROA thì có giá trị trung bình đạt 0.0077 và độ lệch chuẩn xấp xỉ 0.0061. Số liệu cho này cho thấy rằng các ngân hàng thương mại trong mẫu nghiên cứu đang tạo ra lợi nhuận sau thuế chiếm khoảng 0.77% so với tổng tài sản mà các ngân hàng đang nắm giữ. Đồng thời có sự khác biệt giữa các ngân hàng thương mại trong giai đoạn nghiên cứu, với Ngân hàng TMCP Tiên Phong năm 2011 là ngân hàng thương mại có lợi nhuận ROA thấp nhất (-0.0134), và Ngân hàng TMCP Sài gịn Cơng Thương năm 2010 là ngân hàng có lợi nhuận ROA cao nhất (0.0475). Trong khi đó, lợi nhuận đo lường bởi ROE thì có giá trị trung bình đạt 0.0863 và độ lệch chuẩn xấp xỉ 0.0628. Số liệu cho này cho thấy rằng các ngân hàng thương mại trong mẫu nghiên cứu đang tạo ra lợi nhuận sau thuế chiếm khoảng 8.63% so với vốn chủ sở hữu mà các ngân hàng đang nắm giữ. Đồng thời có sự khác biệt giữa các ngân hàng thương mại trong giai đoạn nghiên cứu, với Ngân hàng TMCP Tiên Phong năm 2011 là ngân hàng có lợi nhuận ROE thấp nhất (-0.1288), và Ngân hàng TMCP Á Châu năm 2011 là ngân hàng có lợi nhuận ROE cao nhất (0.2682).

Bảng 4.1. Mơ tả thống kê các biến trong mơ hình Biến Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Phân vị 50 Lớn nhất ROA 0.0077 0.0061 -0.0134 0.0069 0.0475 ROE 0.0863 0.0622 -0.1288 0.0772 0.2682 SIZE 32.1730 1.1109 30.1630 32.2543 34.7230 LIQ 0.3801 0.1151 0.1747 0.3802 0.7493 LOAN 0.8611 0.2118 0.3719 0.8414 1.8050 COST 0.0165 0.0052 0.0058 0.0157 0.0320 CR 0.0060 0.0048 -0.0048 0.0050 0.0288 GROWTH 0.2162 0.2544 -0.4164 0.1768 1.1714 DIV1 0.6047 0.1006 0.5001 0.5697 0.9008 DIV2 0.5794 0.1140 0.2054 0.6217 0.6930 DIV3 0.4325 0.0751 0.3338 0.4222 0.7050 DIV4 0.9521 0.1074 0.5712 0.9610 1.0979

Nguồn: Kết quả chạy dữ liệu Quy mô ngân hàng được đo lường bởi biến SIZE và có giá trị trung bình khoảng 32.1730 tương ứng với mức tổng tài sản bình quân của các ngân hàng thương mại trong mẫu khoảng 172267 nghìn tỷ VNĐ. Đồng thời, có sự khác biệt trong quy mô giữa các ngân hàng thương mại trong giai đoạn nghiên cứu, với Ngân hàng TMCP Kiên Long năm 2010 là ngân hàng có quy mơ SIZE thấp nhất (30.1630), và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam năm 2017 là ngân hàng có quy mơ SIZE thấp cao nhất (34.7230).

Thanh khoản ngân hàng được tính tốn bởi biến LIQ có giá trị trung bình đạt 0.3801 và độ lệch chuẩn 0.1151. Số liệu này cho thấy rằng các ngân hàng thương mại trong mẫu nghiên cứu nhìn chung đang nắm giữ tài sản thanh khoản chiếm khoảng 38.01% so với tổng tài sản mà ngân hàng có. Đồng thời có sự khác biệt trong thanh khoản của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu, với Ngân hàng TMCP Sài gịn Cơng Thương năm 2012 có tính thanh khoản thấp nhất khi LIQ đạt 0.1747 và Ngân hàng TMCP Đơng Nam Á năm 2011 có tính thanh khoản cao nhất khi LIQ đạt 0.7493.

Hoạt động cho vay của ngân hàng được tính tốn bởi biến LOAN có giá trị trung bình đạt 0.8611 và độ lệch chuẩn 0.2118. Số liệu này cho thấy rằng các ngân hàng thương mại trong mẫu nghiên cứu nhìn chung đang cho vay khoảng 86.11% so với tiền gửi huy động mà ngân hàng thu được. Đồng thời có sự khác biệt trong hoạt động cho vay của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu, với Ngân hàng TMCP Hàng Hải năm 2014 cho vay ít nhất khi LOAN đạt 0.3719 và Ngân hàng TMCP Bắc Á năm 2011 cho vay nhiều nhất khi LOAN đạt 1.8050.

Chi phí hoạt động của ngân hàng được tính tốn bởi biến COST có giá trị trung bình đạt 0.0165 và độ lệch chuẩn 0.0052. Số liệu này cho thấy rằng các ngân hàng thương mại trong mẫu nghiên cứu nhìn chung đang có chi phí hoạt động chiếm khoảng 1.65% so với tổng tài sản của các ngân hàng. Đồng thời có sự khác biệt trong chi phí hoạt động của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu với Ngân hàng TMCP Đông Nam Á năm 2011 là ngân hàng có chi phí hoạt động thấp nhất khi COST đạt 0.0058 và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng năm 2017 là ngân hàng trang trải nhiều chi phí hoạt động nhất khi COST đạt 0.0320.

Rủi ro tín dụng của ngân hàng được tính tốn bởi biến CR có giá trị trung bình đạt 0.0060 và độ lệch chuẩn 0.0048. Số liệu này cho thấy rằng các ngân hàng thương mại trong mẫu nghiên cứu nhìn chung đang có chi phí trích lập dự phịng rủi ro tín

dụng chiếm khoảng 0.60% so với tổng tài sản của các ngân hàng. Đồng thời có sự khác biệt trong rủi ro tín dụng của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội năm 2012 là ngân hàng có chi phí trích lập dự phịng rủi ro tín dụng thấp nhất khi CR đạt -0.00482 và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng năm 2017 là ngân hàng có chi phí trích lập dự phịng rủi ro tín dụng cao nhất khi CR đạt 0.0288.

Tăng trưởng tài sản của ngân hàng được tính tốn bởi biến GROWTH có giá trị trung bình đạt 0.2162 và độ lệch chuẩn 0.2544. Số liệu này cho thấy rằng các ngân hàng thương mại trong mẫu nghiên cứu nhìn chung đang có mức tăng tổng tài sản ở năm hiện tại so với năm trước liền kề khoảng 21.62%. Đồng thời có sự khác biệt trong mức tăng trưởng tài sản của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu với Ngân hàng TMCP Tiên Phong năm 2012 là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tài sản thấp nhất khi GROWTH đạt -0.4164 và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng năm 2010 là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tài sản cao nhất khi GROWTH đạt 1.1714.

Tiếp theo để có cái nhìn chi tiết hơn về chính sách cho vay của các ngân hàng thương mại trong mẫu nghiên cứu, đề tài tính tốn giá trị trung bình của tỷ lệ cho vay theo loại hình khách hàng (khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp) và theo kỳ hạn khoản vay (ngắn hạn, trung hạn và dài hạn). Kết quả này được đề tài trình bày trong bảng 4.2. Dựa vào bảng 4.2, trong trường hợp xét theo loại hình khách hàng, thì có thể thấy rằng Ngân hàng TMCP Đông Nam Á là Ngân hàng thiên về cho vay đối tượng khách hàng doanh nghiệp nhiều nhất trong mẫu nghiên cứu (tỷ lệ cho vay 82.63%), tương tự, Ngân hàng TMCP Bắc Á là Ngân hàng thiên về cho vay đối tượng khách hàng cá nhân nhiều nhất trong mẫu nghiên cứu (tỷ lệ cho vay 75.91%).

2 Giá trị âm hàm ý rằng ngân hàng không tốn kém chi phí trích lập dự phịng và được hồn trả các khoản chi phí đã trích ở các năm trước đó

Xét về kỳ hạn khoản vay, Ngân hàng TMCP Sài gịn Cơng Thương là ngân hàng cho vay thiên về ngắn hạn nhiều nhất trong mẫu nghiên cứu (tỷ lệ cho vay ngắn hạn đạt 77.29%), trong khi đó, Ngân hàng TMCP Đơng Nam Á là ngân hàng cho vay thiên về trung hạn và dài hạn nhiều nhất trong mẫu nghiên cứu (tỷ lệ cho vay trung hạn và dài hạn lần lượt đạt 33.579% và 38.95%),

Bảng 4.2. Tỷ lệ cho vay bình quân theo loại hình khách hàng và kỳ hạn khoản vay của các ngân hàng thương mại

Tên ngân hàng KHCN KHDN NH TH DH ABB 0.3252 0.6748 0.5429 0.1954 0.2617 ACB 0.4512 0.5488 0.5048 0.1742 0.3210 BID 0.1917 0.8083 0.5592 0.1273 0.3136 CTG 0.1917 0.8083 0.5883 0.1027 0.3090 EIB 0.3779 0.6221 0.5544 0.1313 0.3143 HDB 0.4804 0.5196 0.5994 0.2275 0.1732 KLB 0.7552 0.2448 0.5853 0.3146 0.1002 MBB 0.2046 0.7954 0.6175 0.1825 0.2000 MSB 0.1750 0.8250 0.4164 0.2736 0.3100 NAB 0.3381 0.6619 0.5853 0.2593 0.1554 NASB 0.7591 0.2409 0.5896 0.2702 0.1402 NVB 0.3377 0.6623 0.4780 0.2504 0.2716 PGB 0.2088 0.7912 0.6241 0.1962 0.1796 SEAB 0.1737 0.8263 0.2526 0.3579 0.3895 SGB 0.5294 0.4706 0.7229 0.1255 0.1516 SHB 0.2467 0.7533 0.5126 0.2514 0.2359 STB 0.4370 0.5630 0.4977 0.3158 0.1864

TCB 0.3903 0.6097 0.4376 0.2918 0.2706

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chiến lược đa dạng hóa cho vay đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)