2.5.1 Yếu tố về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của một quốc gia, một vùng, một địa phương có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hình thành các điểm đến du lịch và tính bền vững của các sản phẩm du lịch. Thực tiễn cho thấy, một quốc gia, một vùng, một địa phương nếu có nhiều cảnh đẹp tự nhiên, có khí hậu ấm áp, có rừng, biển, động vật, thực vật phong phú, hệ thống giao thơng thuận lợi... thì ở nơi đó chắc chắn sẽ có sức hấp dẫn lớn thu hút khách du lịch đến tham quan, nghiên cứu. Đồng thời, nơi đó cũng sẽ có khả năng đáp ứng các yêu cầu của nhiều loại hình du lịch với các đối tượng khác nhau góp phần thúc đẩy mạnh du lịch phát triển.
Cà Mau là tỉnh nằm tận cùng phía Nam Việt Nam trong khoảng từ 8o34’ đến 9o33’ vĩ độ Bắc và 104o43’ đến 105o25’ kinh độ Đông, cách thành phố Hồ Chí Minh 370km về phía Nam. Tỉnh Cà Mau có ba mặt tiếp giáp với biển: phía Đơng giáp biển Đơng, phía Nam và phía Tây giáp vịnh Thái Lan. Phía Bắc Cà Mau giáp hai tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang.
Lãnh thổ gồm 02 phần: đất liền và vùng biển chủ quyền. Diện tích đất liền hơn 5.294km2, chiếm 12,97% diện tích vùng Đồng bằng sơng Cửu Long và bằng 1,58% diện tích cả nước. Vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam do tỉnh Cà Mau quản lý có diện tích 71.000 km2. Trong đó, có đảo Hịn Khoai, Hịn Chuối và Hòn Đá Bạc. Cà Mau nằm ở khu vực trung tâm vùng biển các nước Đơng Nam Á, có điều kiện thuận lợi trong giao lưu hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực. Tỉnh Cà Mau cũng nằm trong hành lang kinh tế phía Nam của chương trình hợp tác Tiểu vùng Sơng Mêkơng mở rộng, đây là điều kiện thuận lợi góp phần phát triển kinh tế xã hội, trong đó khả năng mở rộng và kết nối khai thác du lịch là rất lớn.
Cà Mau có vị trí nằm ở rìa giáp biển của đồng bằng sơng Cửu Long, là vùng đất mới, bằng phẳng và thấp so với mực nước biển (trung bình chỉ cao từ 0,5 đến 1,5m so với mặt biển). Hướng địa hình nghiêng dần từ bắc xuống nam, từ đơng bắc xuống tây nam. Phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh bị ngập nước vào mùa mưa, trong đó một số diện tích đất đai khá lớn thường xuyên bị ngập nước. Ngoài đất ngập mặn, đất phèn và than bùn, Cà Mau có diện tích lớn đất bãi bồi màu mỡ, có giá trị cao đối với việc phát triển các vườn cây ăn trái phục vụ phát triển du lịch miệt vườn. Do có độ cao trung bình thấp, Cà Mau là một trong những địa phương được dự báo là chịu tác động nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.
Do chịu ảnh hưởng của vị trí địa lý, Cà Mau có khí hậu mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với nền nhiệt trung bình hàng năm cao. Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh vào khoảng 26,5oC, ở mức trung bình so với tồn vùng đồng bằng sơng Cửu Long.
Cùng chung đặc điểm của miền khí hậu phía Nam, Cà Mau có khí hậu phân thành hai mùa mưa, khô rõ rệt. Hàng năm, mùa mưa kéo dài khoảng 7 tháng từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô kéo dài 5 tháng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Tổng lượng mưa năm ở đây đạt xấp xỉ 2.400mm và rơi chủ yếu vào thời gian mùa mưa (chiếm khoảng 90% lượng mưa cả năm). Trung bình trên địa bàn tỉnh có khoảng 165 ngày mưa/năm. Độ ẩm tương đối trung bình năm thường đạt 85,6% với cực tiểu rơi vào tháng 3 hàng năm (đạt xấp xỉ 80%).
Chế độ gió cũng mang tính mùa rõ rệt. Mùa khơ hướng gió thịnh hành là hướng Đông Bắc và Đông với vận tốc trung bình 1,6m-2,8m/s. Mùa mưa hướng gió thịnh hành là hướng Tây Nam hoặc Tây với vận tốc trung bình 1,8-4,5m/s. Cà Mau nằm trong khu vực ít chịu ảnh hưởng của bão nhưng thỉnh thoảng cũng có giơng, lốc xốy.
Như vậy, vị trí địa lý thuận lợi cũng như điều kiện về thời tiết và khí hậu là một thuận lợi lớn cho Cà Mau phát triển du lịch, có thể khai thác hầu hết các thời điểm trong năm.
Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế
Sự phát triển của nền sản xuất xã hội có tầm quan trọng hàng đầu, làm xuất hiện nhu cầu du lịch và biến nhu cầu của con người thành hiện thực. Thực tế cho thấy ở các nước có nền kinh tế chậm phát triển, nhìn chung nhu cầu nghỉ ngơi du lịch cịn rất hạn chế. Ngược lại, nhu cầu nghỉ ngơi du lịch ở các nước kinh tế phát triển rất đa dạng. Nhưng sự phát triển của kinh tế kéo theo nhu cầu về sự nghỉ ngơi cũng tăng theo và ngược lại, Du lịch càng phát triển thì điều kiện kinh tế xã hội cũng được tăng lên.
- Dân cư và lao động
Dân cư là lực lượng sản xuất quan trọng của xã hội, cùng với hoạt động lao động, dân cư cịn có nhu cầu nghỉ ngơi và du lịch. Số lượng lao động và học sinh tăng lên sẽ làm gia tăng nhu cầu tham gia vào các loại hình du lịch khác nhau. Số lượng lao động trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của kinh tế du lịch. Số dân, thành phần dân tộc, đặc điểm nhân khẩu, cấu trúc, sự phân bố và mật độ dân cư có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển du lịch.
Con người giữ vai trò then chốt trong tất cả các hoạt động và ngành du lịch cũng không ngoại lệ. Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến phát triển du lịch. Nguồn nhân lực du lịch gián tiếp và tự phát tại tỉnh Cà Mau chiếm gần 70%, hầu hết là không chuyên nghiệp, khiến du khách phiền lòng về cung cách phục vụ, hiện tượng chèo kéo và bán hàng giá cao tại các điểm tham quan đến nay vẫn còn.
Số lượng lao động và cơ cấu đào tạo của đội ngũ lao động trong du lịch có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của dịch vụ du lịch. Lao động trong du lịch bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Lao động trực tiếp là số lao động làm việc trong các công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ khác. Lao động gián tiếp tham gia vào các hoạt động có liên quan đến hoạt động du lịch. Trên địa bàn tỉnh Cà Mau, tỷ lệ giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp trong lĩnh vực du lịch là 1/2,2. Trong khách sạn, số lao động bình qn trên một phịng càng cao, chứng tỏ hệ thống các dịch vụ bổ sung càng hoàn chỉnh. Đối với khách sạn hiện đại, đầy đủ các dịch vụ tỷ lệ này có thể lên tới 2 - 2,2 người/phịng.
- Điều kiện sống của dân cư
Điều kiện sống của dân cư là nhân tố quan trọng để phát triển du lịch. Nó được hình thành nhờ việc tăng thu nhập thực tế và cải thiện điều kiện sinh hoạt, nâng cao khẩu phần ăn uống, phát triển đầy đủ mạng lưới y tế, văn hóa, giáo dục.... Khơng có mức thu nhập (cả cá nhân và xã hội) cao thì khó có thể nghĩ đến việc nghỉ ngơi du lịch. Nhìn chung, ở những nước kinh tế phát triển, có mức thu nhập bình qn theo đầu người cao, thì nhu cầu về hoạt động du lịch trên thực tế phát triển càng mạnh mẽ.
Thực trạng chung của đội ngũ lao động ngành du lịch Cà Mau trong những năm qua là số người đã qua đào tạo chiếm số lượng rất thấp, chiếm tỉ lệ dưới 15%, trong đó số người được đào tạo từ đại học trở lên chiếm tỉ lệ chưa đến 10%. Đại đa số là lao động phổ thông chưa qua đào tạo (chiếm khoảng trên 80%), trong số đó có một số ít được hướng dẫn, tập huấn thực hành một số dịch vụ, kỹ năng, nghiệp vụ phục vụ du lịch (chiếm khoảng trên 20%). Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, số người được đào tạo tập huấn trong lĩnh vực du lịch có tăng lên, do các địa phương bắt đầu có sự quan tâm phát triển nguồn nhân lực du lịch.
2.5.3 Các yếu tố về quản lý nhà nước về du lịch
Quá trình phát triển du lịch chịu sự tác động của quy luật khách quan trong nền sản xuất xã hội. Tuy nhiên, các hoạt động du lịch không thể thiếu sự quản lý của nhà nước. Nhà nước là chủ thể đặc biệt trong các mối quan hệ xã hội, đảm bảo cho các quan hệ xã hội được thực hiện theo định hướng. Để đảm bảo cho việc tìm kiếm, hưởng thụ, bảo vệ và tái tạo những tài nguyên du lịch, nhà nước phải điều phối các thành viên, các nhóm xã hội khác nhau để họ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia các hoạt động liên quan đến du lịch.
Cán bộ chuyên trách khu vực liên kết chặt chẽ khu vực tư nhân và mơ hình hợp tác, khuyến khích sự tham gia của các đồn thể chính trị, xã hội các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch.
Nâng cao năng lực giám sát các dự án đầu tư nhằm giữ gìn, bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa, đảm bảo phát triển các dự án du lịch không làm mất đi các giá trị văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, ơ nhiễm mơi trường.
Như vậy, bộ máy tổ chức, cơ chế hoạt động và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch cũng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển du lịch. Thực tiễn cho thấy, nếu một quốc gia, một vùng, một địa phương nào đó xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý có chuyên mơn nghiệp vụ về du lịch, có trình độ ngoại ngữ tốt, am hiểu luật pháp về du lịch, sử dụng thành thạo các thiết bị thông tin, điện tử... cộng với tổ chức bộ máy quản lý nhà nước thống nhất, đồng bộ thì sẽ thúc đẩy du lịch phát triển nhanh. Ngược lại, sẽ làm cho du lịch chậm phát triển, thậm chí khơng phát triển và sử dụng lãng phí tài nguyên du lịch. Sơ đồ hệ thống QLNN về du lịch: Hình 2.2. Sơ đồ hệ thống QLNN về du lịch UBND Sở VH-TT-DL Các Sở, Ban, Ngành Liên quan UBND Huyện, Quận
Các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau UBND Phường, Xã
Các tiêu chí về quản lý nhà nước:
Nội dung quản lý nhà nước về du lịch theo Luật Du lịch (Điều 10) bao gồm: (1) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch; (2) Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế – kỹ thuật trong hoạt động du lịch; (3) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch; (4) Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ; (5) tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch; (6) Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch, hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài; (7) Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch; (8) Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch; (9) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch.