lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Một số chính sách, chiến lược, quy hoạch về phát triển kinh tế du lịch chưa đạt
hiệu quả cao, tình trạng dàn trải, chồng chéo về thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong triển khai thực hiện các chính sách khá phổ biến; nhiều
chương trình, dự án triển khai cịn chậm; chính sách huy động nguồn lực chưa thực sự hấp dẫn nên chưa khuyến khích được nhà đầu tư tích cực tham gia … Ngun nhân của tình trạng nói trên là do trong q trình xây dựng các cơ chế, chính sách về phát triển du lịch chưa có sự tham gia góp ý rộng rãi của các nhà đầu tư, doanh nghiệp; chưa xây dựng được cơ chế hợp lý để thu hút đầu tư; thiếu sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan quản lý nhà nước, giữa các ban ngành… trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình, dự án, hoạt động quảng bá du lịch chưa phát huy hiệu quả.
Công tác quản lý thị trường đối với du khách và hoạt động của du khách cịn nhiều vấn đề bất cập. Tình trạng du khách xâm phạm di tích, cảnh quan mơi trường, vi phạm pháp luật, lợi dụng con đường đi du lịch để buôn ma túy, trộm cắp, chiếm đoạt tài sản vẫn cịn diễn ra. Ngun nhân đầu tiên có thể thấy du khách đến từ nhiều vùng miền, quốc gia khác nhau và có ứng xử văn hố khác nhau, đồng thời một bộ phận nhỏ du khách, phần lớn là khách nội địa còn thiếu hiểu biết, thiếu ý thức trong việc giữ gìn, bảo vệ tài ngun, di tích, thắng cảnh… Ngồi ra, cịn có ngun nhân từ góc độ quản lý, đó là do trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ quản lý còn hạn chế, chưa đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ, hiệu quả quản lý của một số cơ quan chức năng chưa cao.
Cơ sở vật chất phục vụ khách lưu trú hiện nay theo ý kiến của các chuyên gia nghiên cứu nhìn chung về mặt chất lượng chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách; sản phẩm hàng hóa du lịch chưa phong phú, chưa có các khu vui chơi giải trí, mua sắm để thu hút du khách, sản phẩm du lịch chủ yếu dực vào các di tích lịch sử… Ngun nhân của tình trạng nói trên là do: Các cơ quan quản lý nhà nước chưa có sự định hướng, hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp; sự liên kết giữa tỉnh Cà Mau với các địa phương khác chưa được tiến hành thường xuyên và quan tâm đúng mức; hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chưa có tính chuyên nghiệp cao, chậm đổi mới; các doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình kinh doanh du lịch còn manh mún, thiếu liên kết; một số doanh nghiệp, người kinh doanh du lịch chạy theo lợi ích cục bộ trước mắt, làm ăn chụp giật, nạn “chặt chém”, chèo kéo du khách còn phổ biến gây phản cảm, khó chịu đối với du khách.
Cà Mau là địa phương có nhiều điểm, tuyến du lịch, nhưng đến nay chưa có điểm, tuyến du lịch nào có sức thu hút du khách mạnh mẽ. Du khách đến với Cà Mau khơng những chỉ có nhu cầu tham quan các khu sinh thái, khám phá Mũi Cà Mau nơi cuối cùng của cực Nam Tổ quốc … mà còn muốn được phục vụ chu đáo thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giải trí. Các điểm tham quan, du lịch của Cà Mau cũng ít nên khách khơng có nhiều lựa chọn; dịch vụ khách sạn chưa tương xứng với hạng sao. Dịch vụ tại các điểm tham quan, du lịch và các làng nghề chưa được đầu tư thích đáng, thiếu các chương trình biểu diễn nghệ thuật chất lượng, du lịch biển, đầm phá là thế mạnh của Cà Mau nhưng mức độ đầu tư thấp; hệ thống hạ tầng giao thông kết nối với các điểm tham quan, du lịch thiếu đồng bộ; hệ thống dịch vụ phục vụ khách tại các khu này còn manh mún, nhỏ lẻ, mang nặng tính mùa vụ. Ngun nhân của tình trạng trên là công tác xây dựng quy hoạch phát triển du lịch chưa chú trọng xây dựng, cải tạo các điểm, tuyến du lịch, đặc biệt là các khu vui chơi giải trí; quy mơ các dự án phát triển còn nhỏ, thời gian triển khai chậm cho thiếu vốn; nguồn lực của Tỉnh còn hạn chế, việc kêu gọi đầu tư chưa đạt kết quả như mong muốn.
Mặc dù nguồn nhân lực du lịch có số lượng phát triển mạnh trong những năm qua nhưng chất lượng chưa có sự phát triển tương xứng. Trình độ chun môn, nghiệp vụ, học vấn… chưa đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. Nguyên nhân của tình trạng trên là do công tác đào tạo nhân lực du lịch chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo có sự đầu tư nhưng chưa theo kịp với sự phát triễn của thực tiễn ngành du lịch; thiếu các giảng viên có trình độ cao về chun mơn và ngoại ngữ, phương pháp đào tạo cịn nặng về lý thuyết, cơng tác đào tạo nghề cho lao động làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình kinh doanh du lịch và công tác tuyên truyền, trang bị kiến thức cho lao động ở các làng nghề, cách maketting sản phẩm, thái độ đón tiếp du khách… chưa được chú trọng.
Công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường Cà Mau vẫn đang đứng trước những thách thức to lớn, cụ thể là: Tình trạng hạn hán, khơ hạn và hoang mạc hóa do tác động cực đoan của thời tiết và biến đổi khí hậu đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Nước thải sinh hoạt ở hầu hết các đô thị, khu dân cư chưa được xử lý; rác thải sinh hoạt, chất thải nông nghiệp chưa được quản lý tốt, gây ô nhiễm môi trường.
Nguồn nước mặt, nước dưới đất trong các đô thị, khu dân cư ở một số địa phương bị ô nhiễm nặng. Diện tích các hệ sinh thái tự nhiên giảm mạnh, đa dạng sinh học tiếp tục bị suy thối như tình trạng ơ nhiễm nguồn nước do các nhà máy, xí nghiệp thải ra mơi trường, tình trạng biển nước dâng ở các huyện Trần Văn Thời, Ngọc Hiển ... Cảnh quan mơi trường ở các di tích và khu dịch vụ phục vụ du lịch thiếu sự kiểm tra, giám sát và xử lý kịp thời. Khu vệ sinh phục vụ du khách tại các điểm, tuyến du lịch và cơng cộng cịn thiếu về số lượng và kém về chất lượng phục vụ, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.
Thực trạng mơi trường nêu trên có cả ngun nhân khách quan và chủ quan. Về khách quan, do địa phương đang trong giai đoạn phát triển nhanh, mạnh, tốc độ cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa, đầu tư phát triển cao, kéo theo nhiều áp lực đến mơi trường; bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến nhanh hơn so với dự báo làm phức tạp thêm các vấn đề mơi trường. Những ngun nhân chủ quan chủ yếu đó là: Nhận thức, ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của chủ đầu tư, một số ngành, cấp chính quyền, tổ chức kinh tế, cộng đồng dân cư cịn hạn chế; tình trạng chú trọng lợi ích kinh tế trước mắt, coi nhẹ công tác bảo vệ mơi trường cịn khá phổ biến, nhất là trong quá trình thẩm định, xét duyệt, thực hiện các dự án đầu tư. Chất lượng, hiệu lực, hiệu quả các công cụ, biện pháp quản lý nhà nước về mơi trường cịn bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu; hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước chưa cao, đặc biệt trong phòng ngừa, kiểm sốt các nguồn gây ơ nhiễm mơi trường.
Công tác quản lý nhà nước về bảo tồn tài nguyên du lịch vẫn còn nhiều vấn đề hạn chế cần được giải quyết, cụ thể: tình trạng ơ nhiễm mơi trường ở hệ thống sơng ngịi, đầm phá và vùng biển của địa phương còn khá phổ biến; sự xuống cấp của các di tích dưới tác động của tự nhiên và hoạt động của con người ngày càng nghiêm trọng; các di tích lịch sử chưa được đầu tư khai thác hợp lý, phần lớn là các sản phẩm du lịch gắn liền với môi trường sinh thái từng địa phương, các tài nguyên du lịch nhân văn khác chưa được quan tâm phát triển.
Nguyên nhân của thực trạng nói trên là do: Một số cơ quan quản lý nhà nước và một bộ phận nhân dân chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của về vấn đề bảo
vệ tài nguyên du lịch, quan quản lý nhà nước chưa có nhiều hoạt động khảo sát, đánh giá để đưa ra các chính sách, giải pháp phù hợp nhằm thực hiện có hiệu quả cơng tác quản lý nhà nước về mơi trường.
Nhiều di tích lịch sử bị xuống cấp nặng nề do chiến tranh, thiên tai… cần nguồn vốn lớn để trùng tu, tôn tạo. Thiếu sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ, trùng tu, tôn tạo và phát huy nguồn tài nguyên du lịch nhân văn của địa phương.
Công tác quản lý nhà nước về thu hút và sử dụng vốn được lãnh đạo tỉnh Cà Mau quan tâm triển khai thực hiện bằng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi, thơng thống nhằm thu hút vốn đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế xã - hội nói chung và kinh tế du lịch nói riêng. Tuy nhiên, quy mơ vốn đầu tư vào du lịch chưa nhiều, số lượng dự án đầu tư cịn ít, chưa thu hút được các nhà đầu tư có uy tín, thương hiệu lớn đến tìm kiếm cơ hội, hợp tác đầu tư vào các dự án lớn về du lịch. Công tác sử dụng vốn ở một số dự án cịn kém hiệu quả, nhiều cơng trình, dự án triển khai chậm gây thất thốt, lãng phí; nhiều khu du lịch bị hoang hóa, hay vẫn cịn ở “giấy”; dự án khu du lịch được cấp phép nhưng đến nay vẫn chưa triển khai gây lãng phí đất đai. Một số dự án khác xây dở phần móng, hay vài nhà lên rồi bao hàng rào lại đã làm một dải bờ biển đẹp hoang sơ ở các huyện Năm Căn, Ngọc Hiển như “miếng bánh bị gặm dở”.
Ngun nhân của tình trạng nói trên là cơng tác xúc tiến đầu tư vào du lịch kém hiệu quả, cơ sở hạ tầng còn thiếu và chưa đồng bộ, cơ quan quản lý nhà nước chưa xây dựng và ban hành được các cơ chế, chính sách thực sự hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư, công tác quy hoạch chưa còn nhiều bất cập; việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư cịn chưa nghiêm, vẫn cịn tình trạng phê duyệt nhiều dự án vượt quá khả năng cân đối vốn hoặc chưa thực sự cần thiết và cấp bách; bố trí vốn dàn trải, manh mún, dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện dự án, gây lãng phí thời gian, vốn đầu tư; chất lượng công tác quy hoạch, quản lý dự án đầu tư vẫn còn bất cập, một số dự án đầu tư, nhất là dự án sử dụng vốn vay hiệu quả chưa cao…
Công tác quản lý nhà nước về xúc tiến, quảng bá và liên kết phát triển du lịch của tỉnh Cà Mau trong những năm qua được địa phương triển khai thực hiện, góp
phần giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch Huế đến với du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, theo nhận xét của những nhà nghiên cứu, cơng tác này vẫn cịn tồn tại, bất cập, hiệu quả hoạt động xúc tiến, quảng bá và liên kết chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của du lịch của địa phương.
Ngun nhân dẫn đến tình trạng nói trên là do nguồn kinh phí phục vụ cho các cơng tác xúc tiến quảng bá cịn hạn chế nên ảnh hưởng đến hiệu quả các hoạt động; công tác xúc tiến quảng bá còn dàn trải, chồng chéo chưa tập trung; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, doanh nghiệp kinh doanh du lịch với cơ quan quản lý Nhà nước chưa được gắn kết; các nguồn lực chưa được tập trung để chia sẻ trách nhiệm trong công tác xúc tiến quảng bá, chưa phát huy được nguồn lực xã hội hóa, đặc biệt là nguồn lực từ các doanh nghiệp du lịch trong hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch; việc liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các địa phương trong nước và quốc tế còn ở mức độ phối hợp bề nổi, chưa có chiều sâu; cường độ phối hợp không thường xuyên, liên tục. Việc phối hợp xây dựng sản phẩm du lịch chung của vùng chưa rõ nét. Nội dung các hoạt động liên kết ít được đổi mới, chưa phong phú, chưa tạo được sự hấp dẫn và chưa tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch.
Tóm tắt chương 3:
Ở Chương 3, tác giả trình bày các nội dung cơ bản liên quan đến những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Cà Mau, trình bày những điều kiện kinh tế - xã hội, tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch văn hóa lịch sử… Qua đó nêu kết quả đạt được trên lĩnh vực du lịch của tỉnh Cà Mau, đồng thời đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ