- Phải tập trung, huy động đầy đủ, kịp thời số thu cho NSNN trên cơ sở
2.3. Thực trạng QLT đối với các DNNQD trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
2.3.4. Về Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế
“Nhằm để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, Cục Thuế Đồng Tháp đã
xây dựng kế hoạch quản lý nợ; giao chỉ tiêu thu nợ đến từng Phòng chức năng, từng Chi cục Thuế và gắn kết quả thu nợ làm căn cứ bình xét thi đua. Tăng cường công tác đôn đốc thu nợ, đảm bảo thu đủ số thuế đã kê khai, hạn chế nợ mới phát sinh, các khoản thuế được gia hạn đến hạn nộp; phân công cán bộ trực tiếp đến DN để đôn đốc thu nợ; báo cáo Ủy ban Nhân dân tỉnh mời DN đến làm việc để xử lý cho cam kết nộp nợ, thực hiện cưỡng chế nợ theo quy định”
“Ngoài ra, Cục thuế đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo hướng dẫn, giải đáp các
kiến nghị vướng mắc trong q trình xử lý, đơn đốc thu nợ, bám sát tình hình hoạt động SXKD của DN để có những biện pháp cưỡng chế nợ thuế thích hợp. Bên cạnh đó, nhằm tác động DN nộp nợ thuế vào NSNN, Cục Thuế đã công khai các tổ chức, cá nhân còn nợ thuế lớn, chây ỳ trên trang Web của Cục thuế, công khai trên đài truyền thanh địa phương nhằm hỗ trợ thu nợ. Vì vậy, việc thu hồi nợ có khả năng thu đã từng bước có những chuyển biến căn bản, động viên được NNT nộp tiền nợ thuế
vào NSNN”
“Tuy nhiên, mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp thu nợ, nhưng tình nợ thuế
của các DNNQD vẫn có xu hướng tăng lên. Cụ thể, theo số liệu bảng 4.12 cho thấy”
“Nợ thuế của các DNNQD từ năm 2014 đến năm 2018 so với tổng số thuế nợ
tăng từ 81,65% lên 91,78%. Đồng thời, nợ có khả năng thu của DNNQD đang có xu hướng giảm từ 94,14% xuống cịn 78,33%. Các DN lâm vào tình trạng SXKD thua lỗ, tài chính gặp khó khăn. Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế để thu hồi nợ khơng đạt hiệu quả, vì hầu hết các DN này khơng có số dư tài khoản tại ngân hàng; áp dụng biện pháp cưỡng chế hóa đơn khơng cịn giá trị sử dụng càng làm DN gặp khó khăn trong kinh doanh và cũng khơng thu được nợ thuế. Vì vậy, đã ảnh hưởng đến chiến lược phát triển chung của địa phương”
“Bảng 2.12: Kết quả tổng hợp phân loại tiền thuế nợ của các DN ngoài quốc
doanh trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn năm 2014 – 2018”
Đvt: Triệu đồng TT Năm Tổng số thuế nợ Số thuế nợ của DNNQD Nợ có khả năng thu của DNNQD Tỷ lệ nợ DNNQD/ Tổng số thuế nợ Tỷ lệ nợ có khả năng thu/ tổng số thuế nợ DNNQD 1 2014 416.429 340.012 320.100 81,65% 94,14% 2 2015 397.500 350.096 321.510 88,07% 91,83% 3 2016 500.454 440.389 389.899 88,00% 88,54% 4 2017 506.866 452.490 389.677 89,27% 86,12% 5 2018 567.280 520.658 407.835 91,78% 78,33% Tổng cộng 2.388.529 2.103.645 1.829.021 Nguồn: Cục Thuế Đồng Tháp
* Tác giả đã tổng hợp kết quả phiếu khảo sát như sau:
- Đối tượng khảo sát là NNT: Giám đốc, Kế toán các DNNQD trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Trong phần C của phiếu khảo sát từ câu 1 đến câu 10:
“Qua kết quả khảo sát, có đến 70% - 85% các DN đều cho rằng, họ nợ thuế vì
kinh doanh kém hiệu quả, và các biện pháp cưỡng chế nợ chỉ càng làm cho các DN khó khăn trong kinh doanh, càng khơng có điều kiện về tài chính để nộp thuế, nên tăng cường các biện pháp đôn đốc, nhắc nhở hơn là cưỡng chế. Cơ quan thuế nên phân biệt rõ đối tượng cố tình chây ỳ nộp thuế, đối tượng chưa có khả năng nộp thuế để có biện pháp xử lý thích hợp. Điều này, giúp cho cơ quan thuế phần nào thấy được DN cũng có ý thức được nghĩa vụ của mình, chỉ là điều kiện chưa cho phép. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận DN còn chây ỳ trong việc nộp thuế, địi hỏi, cơng chức bộ phận quản lý nợ cần phải quản lý sát những ĐTNT để có biện pháp QLN & CCNT thích hợp”
“Qua kết quả tổng hợp được, có 125 DN, tương đương 63% số phiếu cho rằng,
hiệu quả của QLN & CCNT do nhiều yếu tố: Năng lực công chức; Ý thức NNT; Chính sách thuế hợp tình, hợp lý. NNT cho rằng, cơng chức bộ phận QLN & CCNT có năng lực, trình độ chun mơn nhưng phẩm chất đạo đức chưa tốt, giao tiếp với NNT thiếu hịa nhã, thân thiện (có 126 DN, tương đương 63%). Đây là vấn đề mà lãnh đạo cơ quan thuế nên đặc biệt quan tâm vì muốn thu được thuế phải thu được lịng dân, nếu dân khơng hài lịng thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu của cơ quan thuế”
- Đối tượng khảo sát là cơng chức Văn phịng Cục Thuế, các chi cục Thuế các huyện, Thị xã, Thành Phố. Trong phần C của phiếu khảo sát từ câu 1 đến câu 10:
“Kết quả khảo sát cho thấy, có đến 119 công chức thuế (60%) cho rằng nợ
đọng thuế kéo dài là do NNT chây ỳ, trốn thuế và một số khác cho rằng do mất khả năng thanh tốn, chính sách thuế hướng dẫn về QLN & CCNT còn chưa sâu sát với tình hình thực tế; năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nợ thuế còn hạn chế. Cho thấy, cơ quan thuế chưa thực hiện tốt công tác TT – HT NNT, chính sách thuế về QLN & CCNT áp dụng đối với tất cả các ĐTNT khơng phân loại theo từng nhóm NNT; cơng chức thuế chưa làm hết trách nhiệm trong công tác quản lý nợ. Theo các cơng chức làm cơng tác QLT, có 61% số phiếu nhận định rằng, để quản lý nợ đạt hiệu quả nên áp dụng đồng thời các biện pháp: Tăng cường TT – HT NNT; áp dụng
triệt để các biện pháp cưỡng chế nợ theo quy định; tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan”
“Qua kết quả tổng hợp có đến 123 công chức, chiếm 62% số phiếu khảo sát
cho rằng việc phối hợp giữa các cơ quan liên quan chưa chặt chẻ, hiệu quả chưa cao; Các khoản nợ thuế lớn thu được hầu hết đều do áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế (141 phiếu, chiếm tỷ lệ 71%); một số khác nhận định là do đôn đốc; lý do khách quan nên phải xóa nợ. Khó khăn lớn nhất trong công tác quản lý nợ hiện nay được 87 cán bộ thuế, tương đương 44% lựa chọn đó là NNT cịn chây ỳ, trốn thuế, các biện pháp cưỡng chế nợ chưa đem lại hiệu quả cao. Nhân sự công chức thuế ở bộ phận quản lý nợ được cho là hợp lý (có 142 cơng chức lựa chọn, tương ứng 72%). Ngồi ra, có đến 97% số phiếu đều cho rằng các quy trình Quản lý nợ, Cưỡng chế nợ đã hoàn thiện”
“Muốn thu được thuế phải thu được lịng dân” theo cơng chức thuế để thực
hiện tốt nội dung này, trước hết cán bộ thuế cần phải rèn luyện tốt phẩm chất đạo đức, nâng cao năng lực chun mơn, có thái độ hịa nhã, thân thiện khi tiếp xúc với NNT. Bên cạnh đó, chính sách thuế cần được thơng tin nhanh chóng, kịp thời đến NNT và quan trọng hơn chính sách thuế cần hợp tình, hợp lý, có như vậy khả năng vận động nguồn thu vào NSNN mới đem lại hiệu quả cao.