Một nền kinh tế phát triển nhộn nhịp, mơi trường cạnh tranh lành mạnh thì bất cứ các nhà ĐTMH nào cũng muốn tham gia môi trường kinh doanh ấy. Việc tạo ra một nền kinh tế cạnh tranh lành mạnh, hạn chế tối đa độc quyền, thiết nghĩ cần thực hiện các giải pháp.
Tuyên truyền, nâng cao kiến thức về cạnh trạnh văn minh, một nền kinh tế bền vững. Việt Nam có tình trạng để cạnh tranh giá với đối thủ, thay vì củng cố chất lượng, tăng tính hồn mỹ và sáng tạo sản phẩm, thì một số doanh nghiệp nhập vật liệu, linh kiện từ các nguồn giá rẻ kém chất lượng, thậm chí độc hại, không rõ nguồn gốc rồi về gia công, tạo ra sản phẩm, gán mác thành hàng Việt Nam chất lượng cao, cụ thể như vụ của Tập đoàn Asanzo. Thúc đẩy thay đổi về tư duy cạnh tranh, cạnh tranh là tạo động lực cho sự phát triển, hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp; cạnh tranh không phải là lý do cho suy thoái về đạo đức nhằm trục lợi ngắn hạn. Pháp luật cần xử lý nghiêm minh các hành vi cạnh tranh xấu xí cho xã hội nói chung và nền kinh tế nói riêng. Chỉnh sửa, thêm các điều khoản luật nhằm hạn chế các trường hợp lợi dụng sự chồng chéo, mâu thuẫn, không rõ ràng của luật pháp để thực hiện hành vi tác động tiêu cực đến kinh tế và xã hội. Doanh nghiệp tuy có quy mơ nhỏ, mới khởi sự, nhưng hoạt động, cạnh tranh minh bạch, mang lại thành tựu thì vẫn thu hút được nhiều vốn đầu tư.
Về hạn chế độc quyền, cần có một tổ chức chính quyền hay đơn vị chuyên trách nghiên cứu, rà soát, theo dõi và giám sát liên quan đến kinh doanh độc quyền. Có những hành động như tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư muốn đầu tư vào
các lĩnh vực, ngành có nguy cơ hay đang bị độc quyền bởi doanh nghiệp lớn, đồng thời hỗ trợ vốn, ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp khởi sự kinh doanh các lĩnh vực, ngành có nguy cơ hay đang bị độc quyền bởi doanh nghiệp lớn đó. Xử phạt các hành động lạm dụng sự độc quyền của các doanh nghiệp lớn.
3.3.5. Phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động khởi nghiệp và đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam