Hiện nay trên thế giới có rất nhiều cơng trình nghiên cứu sự tác động của Bảng điểm cân bằng đến việc quản trị các doanh nghiệp, các cơng trình nghiên cứu có thể kể đến như:
- Theo (Nattarinee Kopecka., 2015). Bảng điểm cân bằng giúp ban lãnh đạo cấp cao liên kết chiến lược vững chắc bằng cách tập trung vào bốn khía cạnh họ có thể trả lời các câu hỏi sau: (1) Phương diện khách hàng: Làm thế nào để chúng ta tạo ra giá trị cho khách hàng? (2) phương diện học hỏi và phát triển: Năng lực của nhân viên, hệ thống thông tin và khả năng tổ chức nào chúng ta cần để cải tiến liên tục các quy trình ? (3) phương diện kinh doanh nội bộ: Tại quy trình nào bảng điểm cân bằng phải thực hiện xuất sắc để đáp ứng kỳ vọng của khách hàng và cổ đơng ? (4) phương diện tài chính: Đo lường sự thành cơng như thế nào được thực hiện bởi các cổ đông. Áp dụng bảng điểm cân bằng, giúp nhà quản lý có thể kiểm sốt mục tiêu (nhiệm vụ) chính xác hơn trên bốn phương diện. Đối với phương diện tài chính với mục tiêu là tăng doanh thu bán hàng, mở rộng khách hàng hiện tại, phương diện khách hàng với mục tiêu cung cấp giải pháp hoàn chỉnh cho khách hàng, phương diện kinh doanh nội bộ với mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng thông qua việc cải tiến liên tục qui trình và cuối cùng là phương diện học hỏi phát triển với mục tiêu cân đối các ưu đãi và phần thưởng cho nhân viên với chiến lược. Ngoài ra bảng điểm cân bằng có thể liên kết các tài sản vơ hình và có thể đo lường bằng cách ước tính mức độ liên kết chặt chẻ của tài sản đó với chiến lược cơng ty được gắn kết trực tiếp đến giá trị của tổ chức. Tại phương diện học hỏi và phát triển phân chia tài sản vơ hình để thực hiện chiến lược thành ba loại:
Vốn nhân lực: Kỹ năng, tài năng và kiến thức mà nhân viên của một cơng ty có được. Các cơng ty phải xác định vị trí mà nhân viên với kỹ năng, tài năng và kiến thức phù hợp có tác động lớn nhất trong việc tăng cường tổ chức các quy trình nội bộ quan trọng. Sau đó, họ phải thiết lập các năng lực cụ thể cần thiết để thực hiện từng cơng việc chiến lược đó. Ngồi ra, cuối cùng, họ cần đo lường hiệu quả đó bằng các nhân viên có năng lực và trình độ kỹ năng để thực hiện các quy trình quan trọng trong bản đồ chiến lược hay không.
Vốn thông tin: Cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin, mạng và cơ sở hạ tầng cơng nghệ của cơng ty; có hai loại ứng dụng: Thứ nhất, ứng dụng qui trình xử lý, chẳng hạn như Hệ thống ERP; thứ hai, ứng dụng phân tích, thúc đẩy phân tích, giải thích và chia sẻ thơng tin. Để đo lường các ứng dụng đó, điều đó có nghĩa là danh mục đầu tư cơ sở hạ tầng và ứng dụng CNTT của cơng ty hỗ trợ các quy trình nội bộ như thế nào.
Vốn tổ chức: Văn hóa của cơng ty, sự lãnh đạo của cơng ty, cách mọi người liên kết với các mục tiêu chiến lược và khả năng chia sẻ kiến thức của nhân viên. Một cơng ty cần khuyến khích tổ chức nhận thức và giúp mọi người nhận thức sâu sắc về nhiệm vụ, tầm nhìn và giá trị cốt lõi. Mục tiêu cuối cùng là sắp xếp để mọi người để chia sẻ kiến thức chiến lược và xây dựng tinh thần đồng đội trong một tổ chức.
Và nội dung cuối của nghiên cứu này cho thấy bảng điểm cân bằng là một hệ thống quản lý tích hợp để phát triển và thực hiện chiến lược nhằm phù hợp với các chức năng quản lý khác. Một khi tầm nhìn đã được làm rõ và nâng cao, cơng ty có một bức tranh rõ ràng về những gì cần phải đạt được. Cơng việc cụ thể là cơng ty phải thực hiện phân tích nội bộ bao gồm đánh giá tồn diện về khả năng và hiệu quả của đơn vị so với các đối thủ cạnh tranh, cũng như vị trí của cơng ty với xu hướng của ngành. Để xác định chiến lược, phải thiết kế bản đồ chiến lược và trong quá trình thực hiện đòi hỏi sử dụng các công cụ kỹ thuật. Việc tích hợp là một trong những vấn đề quan trọng cần được lựa chọn cẩn thận, xem xét giá trị, mục đích, phân bổ nguồn lực và các hoạt động phía sau .
- Theo (LuAnn, B. & Bill, D. J., 2002). Chỉ ra những lợi ích khi vận dụng bảng điểm cân bằng như sau: Bảng điểm cân bằng là một hệ thống quản lý được lập ra nhằm giúp nhà quản trị hiểu các mục tiêu một cách rõ ràng thơng qua cân bằng các khía cạnh tài chính và phi tài chính trong hoạt động của cơng ty. Cân bằng liên quan đến mục tiêu công ty đặt ra rất quan trọng cho việc đạt được hiệu quả tài chính, cũng như các mục tiêu và chiến lược tổng thể. Khi đề cập đến hiệu quả tài chính, kết quả đo lường bằng bảng điểm đối với mục tiêu khách hàng nên phù hợp
với loại hình cơng ty và động lực của nó. Kaplan và Norton chỉ ra một số biện pháp hiệu quả cho các đơn vị, tổ chức như : Thu hút khách hàng, sự hài lòng của khách hàng, tỷ lệ khách hàng giữ lại được, thị phần và suất sinh lợi của khách hàng. Tác giả còn ghi nhận các mục tiêu cụ thể khác liên quan đến khách hàng dựa trên thị trường mục tiêu và loại hình kinh doanh bao gồm: Cung cấp sản phẩm giá rẻ nhất, giao sản phẩm đúng thời hạn, cung cấp dịch vụ hỗ trợ sản phẩm tốt nhất và cung cấp sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Khi đã xác định các biện pháp cho hiệu quả tài chính và mục tiêu khách hàng, cơng ty phải tập trung vào các quá trình kinh doanh nội bộ. Những biện pháp của quá trình nội bộ bao gồm xác định các quy trình hiện có, cải thiện các quy trình hiện có hoặc phát triển quy trình mới hồn tồn. Các biện pháp chung áp dụng cho hầu hết các bảng điểm là xác định thị trường, xác định sản phẩm hoặc dịch vụ, xây dựng sản phẩm hoặc dịch vụ, phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ và dịch vụ khách hàng.
- Theo (Ricardo Vinicius Dias Jordao, Jorge Luis Casas Novas, 2013) nghiên cứu tác động của việc thực hiện chiến lược bằng việc sử dụng bảng điểm cân bằng tại một tập đoàn kinh tế hổn hợp tại Brazil. Tập đoàn OC được thành lập vào năm 1952 và hiện là một trong những tập đoàn lớn nhất và mạnh nhất trong ngành năng lượng của Brazil và lớn nhất của ngành điện ở Mỹ Latinh về giá trị thị trường: 16 tỷ USD. Các doanh nghiệp cốt lõi của OC là thế hệ, truyền tải và phân phối năng lượng điện, viễn thơng và phân phối và thăm dị khí đốt tự nhiên. Tập đồn hoạt động ở một số khu vực trong quốc gia với sự tập trung cao hơn ở khu vực phía Đơng Nam, cũng như ở nước ngồi. Tầm nhìn kinh doanh của OC đến năm 2020 cho thấy công ty dự định là một trong hai tập đoàn năng lượng lớn nhất ở Brazil về giá trị thị trường. Chiến lược của OC nhằm tối đa hóa giá trị cho cổ đơng, một cách bền vững, có tính đến kế hoạch tổng thể từ năm 2005 đến năm 2035. Mơ hình đánh giá và giám sát hiệu quả bảng điểm cân bằng kết hợp với thực hiện chiến lược và liên tục cải tiến quy trình tạo điều kiện cho các tổ chức đề ra hành động phù hợp với chiến lược của họ để tạo ra giá trị. Bảng điểm cân bằng giúp đáp ứng kỳ vọng của cổ đông, nhân viên và khách hàng, giúp đạt được các chiến lược, và cải thiện dịch
vụ, quy trình nội bộ, học tập và sáng tạo. Mơ hình này cịn giúp phổ biến kế hoạch chiến lược của một tổ chức ở mọi cấp độ định hướng hành động của các cá nhân theo hướng cải thiện hiệu suất hiện tại và tương lai thơng qua bốn khía cạnh khác nhau của mơ hình. Các nghiên cứu được mơ tả trong bài viết này phân tích việc sử dụng BSC như một phần của hệ thống kiểm soát quản lý trên thực hiện chiến lược tại một tập đoàn kinh tế hỗn hợp lớn ở Brazil. Qua nghiên cứu trường hợp, ta thấy rằng BSC thực tế là mơ hình cực kỳ quan trọng cho phép theo dõi hiệu quả các yếu tố tài chính và phi tài chính góp phần vào việc hồn thành mục tiêu chiến lược của tổ chức. Việc theo dõi này là một phần của đề xuất quản trị chiến lược dựa trên dòng chảy cấu trúc của mỗi cuộc họp tạo liên kết và tập trung lớn hơn, điều chỉnh quá trình lập kế hoạch và kiểm sốt. Thường bảng điểm cân bằng trong tập đồn OC có chức năng như một phần của hệ thống kiểm sốt quản lý vì nó cho phép lập kế hoạch chiến lược có cấu trúc và điều chỉnh kịp thời thông qua một hệ thống cảnh báo chiến lược có thể được kích hoạt trong trường hợp cần thiết hoặc có cơ hội. Trong tập đoàn OC, điều quan trọng nhất là tiêu điểm và người dùng chính của mơ hình, và thơng qua bảng điểm cân bằng vận hành các bộ phận công ty cho phù hợp với mục tiêu của từng bộ phận.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trong chương hai, Tác giả trình bày một số cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến việc vận dụng bảng điểm cân bằng trong doanh nghiệp của họ và chỉ ra sự tác động khi vận dụng bảng điểm cân bằng, cụ thể là những lợi ích thiết thực mang lại cho họ như dịch vụ chuyển phát nhanh UPS sau khi áp dụng bảng điểm cân bằng đã UPS đã giữ chân khách hàng cũ với tỷ lệ 75% và để duy trì lợi thế cạnh tranh UPS đã thay đổi dịch vụ cung cấp. Tập đoàn khách sạn Hilton sau khi áp dụng bảng điểm cân bằng đã có được lợi nhuận tăng hơn 3% so với những đối thủ cùng ngành cung cấp dịch vụ đầy đủ khác. Trong giai đoạn 2000 – 2002, kết quả này đã chuyển thành quá trình gia tăng 100% trên giá cổ phiếu của tập đoàn. Ngoài các lợi ích cụ thể mang lại cho các doanh nghiệp các nghiên cứu còn chỉ ra cho chúng ta thấy được lợi ích tổng thể khi áp dụng bảng điểm cân bằng như giúp cho các nhà quản trị hiểu các mục tiêu một cách rõ ràng thơng qua cân bằng các khía cạnh tài chính và phi tài chính của cơng ty, phân tích sâu chiến lược hoạt động của doanh nghiệp, cân đối giữa chiến lược và nhiệm vụ, thay đổi phương pháp cách tiếp cận cũ nhằm hướng đến nhiệm vụ mục tiêu. Chương cơ sở lý thuyết là một chương rất quan trọng làm nền tảng lý thuyết cho việc triển khai vận dụng bảng điểm cân bằng tại các cơng ty nói chung và tại cơng ty cổ phần in Gia Định nói riêng.
CHƢƠNG 3
CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN GIA ĐỊNH