CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.5 Hàm ý chính sách
Dựa trên các kết quả mà đề tài đã tìm thấy, học viên cũng có đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm giúp các nhà quản lý ngân hàng cũng như phía Chính phủ có thể hạn chế vấn đề rủi ro tín dụng đang xảy ra ở các ngân hàng.
4.5.1 Hàm ý đối với cơ quan chức năng
Chính phủ tập trung nhiều hơn nữa vào vấn đề tăng trưởng kinh tế và lạm phát của Việt Nam nếu mong muốn giúp các ngân hàng thương mại giảm thiểu rủi ro tín dụng. Do đề tài tìm thấy rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam càng cao thì có thể giảm thiểu rủi ro tín dụng mà các ngân hàng đang phải đối mặt; trong khi đó, lạm phát của Việt Nam càng cao thì ngân hàng sẽ gặp rủi ro tín dụng càng cao. Nguyên nhân xuất phát từ vấn đề, tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ có tương quan cùng chiều với thu nhập của các
cá nhân lẫn tổ chức trong nền kinh tế, ảnh hưởng đến khả năng trả lãi và nợ của người vay. Cụ thể, khi nền kinh tế tăng trưởng tốt thì thu nhập của cá nhân cũng như doanh nghiệp cũng tăng tương ứng, dẫn đến khả năng thanh toán lãi vay và nợ của người đi vay sẽ cải thiện và tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng cũng giảm. Mặt khác, khi nền kinh tế tăng trưởng thấp hoặc tăng trưởng âm, các hoạt động kinh doanh cũng như thu nhập của các cá nhân, tổ chức cũng sẽ bị thu hẹp. Từ đó có thể dẫn tới việc mất khả năng thanh toán lãi và nợ vay của người đi vay, xác suất hình thành nợ xấu ở ngân hàng cũng tăng lên tương ứng. Trong khi đó, lạm phát cũng có thể làm giảm năng lực trả nợ của các khách hàng bởi việc làm giảm thu nhập thực của các khách hàng. Hơn thế nữa, khi lãi suất cho vay là thả nổi, thì lạm phát sẽ làm giảm năng lực trả nợ của các khách hàng khi các ngân hàng điều chỉnh lãi suất cho vay nhằm duy trì lãi suất thực áp dụng cho các khách hàng, kết quả là sẽ làm gia tăng rủi ro tín dụng của các ngân hàng. Vì thế, để giảm thiểu rủi ro tín dụng ngân hàng thì Chính Phủ cần nghiên cứu việc phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ phù hợp để vừa có thể gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế và vừa có thể hạn chế lạm phát tăng quá cao.
4.5.2 Hàm ý đối với các NHTM
Đầu tiên, các nhà quản lý ngân hàng nên tập trung nhiều hơn vào vấn đề vốn ngân hàng nếu đang mong muốn giảm thiểu rủi ro tín dụng của ngân hàng. Mặc dù vậy, cần có sự phân tách rõ ràng giữa tang vốn điều lệ và tang hệ số CAR. Do đề tài tìm thấy rằng, vốn điều lệ của các ngân hàng tăng cao thì có thể làm tăng rủi ro tín dụng mà các ngân hàng phải đối mặt, trong khi đó, hệ số an tồn vốn gia tăng thì có thể giúp các ngân hàng giảm thiểu rủi ro tín dụng. Nguyên nhân xuất phát từ vấn đề, các ngân hàng có vốn điều lệ càng cao thì để bù đắp chi phí cao của việc tăng vốn cổ phần, các ngân hàng này có thể cho vay các đối tượng có rủi ro cao nhằm tìm kiếm thu nhập cao hơn. Trong khi đó, để có hệ số CAR cao hơn thì các ngân hàng phải hạn chế cho vay vào các khoản vay có tiềm tàng rủi ro cao chẳng hạn như bất động sản khi mà cho vay các lĩnh vực này thì hệ
số rủi ro của các khoản vay lên đến 150%. Cho nên, các ngân hàng có CAR cao thì dường như sẽ có rủi ro tín dụng thấp. Nói cách khác, việc tăng hệ số an toàn vốn theo chủ trương của NHNN có thể giúp các ngân hàng thương mại giảm thiểu được rủi ro tín dụng của ngân hàng. Vì thế, để giảm thiểu rủi ro tín dụng ngân hàng thì các ngân hàng cần cố gắng nâng cao hệ số an toàn vốn CAR nhiều hơn, đồng thời xem lại vốn ngân hàng cũng như tình hình tài chính hiện tại của ngân hàng, hạn chế việc chấp nhận rủi ro khi cảm thấy vốn ngân hàng có thể bù đắp được các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai.
Thứ hai, các NHTM nên tập trung nhiều hơn vào vấn đề lợi nhuận ngân hàng nếu đang mong muốn giảm thiểu rủi ro tín dụng của ngân hàng. Do đề tài tìm thấy rằng, lợi nhuận của các ngân hàng càng cao thì sẽ có thể giảm thiểu rủi ro tín dụng mà ngân hàng đang đối mặt. Nguyên nhân xuất phát từ vấn đề, các ngân hàng càng có lợi nhuận càng cao sẽ có ít có động cơ tham gia vào các hoạt động rủi ro bởi vì các ngân hàng này ít bị áp lực bởi việc tạo ra lợi nhuận. Đồng thời các ngân hàng có lợi nhuận càng cao thì sẽ có cơ hội để lựa chọn ra các khách hàng có khả năng tài chính tốt và rủi ro thấp. Do đó, khi lợi nhuận của các ngân hàng gia tăng, xác suất mà các nhà quản trị ngân hàng tham gia vào các dự án đầu tư rủi ro sẽ giảm và do đó xác suất mà các khoản vay của ngân hàng chuyển sang nợ xấu cũng sẽ giảm tương ứng. Ngược lại, các ngân hàng khơng có lợi nhuận (hoặc hoạt động khơng hiệu quả) thì sẽ tham gia vào các hoạt động cho vay có rủi ro khi các nhà quản trị bị áp lực về việc tạo ra lợi nhuận trong ngắn hạn. Khi các nhà quản trị tham gia vào các hoạt động các rủi ro thì sẽ làm gia tăng khả năng mà các khoản vay chuyển sang nợ xấu và do đó sẽ làm gia tăng rủi ro tín dụng của các ngân hàng. Vì thế, để giảm thiểu rủi ro tín dụng ngân hàng thì các ngân hàng cần cố gắng nghiên cứu các chính sách hoạt động kinh doanh làm sao để vừa có thể thu được lợi nhuận càng nhiều nhưng hạn chế tập trung q nhiều vịa hoạt động cho vay mà khơng có sự thẩm định, giám sát với các khoản vay đã cho vay. Đồng thời, các nhà quản lý cũng có thể cân nhắc đến việc đẩy mạnh đến các hoạt động kinh doanh phi truyền thống nếu ngân hàng
có đủ hệ thống cơng nghệ thơng tin cao cũng như nguồn nhân lực phù hợp với các hoạt động kinh doanh phi truyền thống.