HÌNH 2 1: CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH NĂM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) triển vọng để thành phố hồ chí minh trở thành trung tâm tài chính quốc tế (Trang 30 - 40)

Nguồn: Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Để thu hút đầu tư kinh doanh, Thành phố Hồ Chí Minh cần cho thấy được năng lực cạnh tranh với những điều kiện thuận lợi cho Kinh doanh so với các

Môi trường kinh doanh dù có hệ thống luật pháp cụ thể, nhưng trong thực

tế, các quy trình thủ tục, quy trình pháp lý cịn phức tạp và mất khá nhiều thời

gian, đặc biệt là các cơng ty nước ngồi. Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa có trung tâm giúp đỡ các nhà đầu tư nước ngoài về luật pháp, hỗ trợ giấy tờ trong kinh doanh để họ có thể dễ dàng và thuận tiện trong việc tiến hành đầu tư.

Theo World Bank, tại Singapore, một doanh nghiệp chỉ mất khoảng 6 ngày cho

việc thành lập doanh nghiệp với chi phí khởi nghiệp tương đối thấp, cùng với

điều kiện pháp lý thuận lợi về việc cấp giấy phép kinh doanh, thuế, các quy định về tín dụng, bảo vệ nhà đầu tư, Singapore được đánh giá là một trong những trung tâm tài chính thân thiện nhất trên thế giới.

Qua đó, phần nào cho thấy chính quyền Thành phố cần phải nâng cao môi trường cạnh tranh minh bạch hơn, tạo điều kiện thuận lợi và cắt giảm thời gian

cho các thủ tục hành chính phức tạp, làm thơng thống mơi trường pháp lý hơn

cho các Doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo sự giám sát từ chính quyền Thành

phố, Trung ương để tránh xảy ra rủi ro.

Điều kiện kinh tế của Thành phố (c2) bao gồm việc ổn định chính trị, chính

sách thuế và thị trường tài chính cũng là các yếu tố thể hiện năng lực cạnh tranh

của Thành phố.

Ổn định chính trị:

Sự trỗi dậy và phát triển của một trung tâm tài chính là khơng thể độc lập

với mơi trường kinh tế và chính trị của quốc gia. Như New York, London, Paris

và Amsterdam liên tiếp được xếp hạng đầu trong nền kinh tế thế giới từ thế kỷ

18. Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung có tình hình chính

trị tương đối ổn định. Tuy nhiên, vấn đề tham nhũng vẫn đang còn tồn đọng trong

bộ máy Nhà nước.

Thị trường tài chính:

Theo định nghĩa về Trung tâm Tài chính Quốc tế của Investopedia thì

“Trung tâm tài chính là một thành phố hay đô thị được coi là đầu mối của ngành

dịch vụ tài chính”. Do đó, thị trường tài chính được xem xét là yếu tố chủ chốt

trong việc hình thành nên một Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Thành phố Hồ

Nói đến thị trường tài chính là phải xem xét đến các định chế tài chính đang

hoạt động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Định chế tài chính (Financial Institution) là các tổ chức, thể chế được hình

thành theo luật mà đóng vai trị trung gian tài chính trong q trình chuyển vốn từ

người cho vay sang người đi vay. Ở Thành phố Hồ Chí Minh đã phát triển các

sản phẩm của thị trường qua các định chế như: Ngân hàng (thanh toán, ngoại hối)

và các định chế tín dụng; Định chế tài chính-tín dụng phi ngân hàng bao gồm:

Thị trường chứng khoán và các chủ thể tham gia, các cơng ty tài chính và cho

thuê tài chính, các quỹ đầu tư, bảo hiểm, dịch vụ tài chính cơng (Trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương), dịch vụ hỗ trợ (kế tốn, kiểm tốn,..).

Thrift (1994) đã mơ tả các đặc điểm cơ bản của thị trường tài chính là quy

mơ, thơng tin được triển khai nhanh chóng, đầu cơ và sự biến động. Quy mô của

thị trường tài chính được đánh giá qua các nhân tố như quy mơ các định chế tài

chính, khối lượng trái phiếu phát hành, giá trị vốn hóa thị trường, tài sản cá nhân,

doanh nghiệp, tính thanh khoản.. Ngồi ra, mức độ phát triển của thị trường tài

chính bao gồm: số lượng các tổ chức quốc tế, công ty đa quốc gia, số lượng các

nhà đầu tư nước ngồi đối với thị trường tài chính trong nước.

Sở Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) được xem như là sàn Giao dịch chứng khoán phát triển nhất cả nước cùng với HNX. Tính đến ngày 15/08/2018,

HOSE đã có 410 mã chứng khốn niêm yết, trong đó có 361 mã cổ phiếu, 2 chứng chỉ quỹ đóng, 2 chứng chĩ quỹ ETF và 45 mã trái phiếu. quy mơ vốn hóa đạt 3,07 triệu tỷ đồng, tương đương 61,27 % GDP, so với 5 năm trước 842 nghìn tỷ đồng đã tăng lên đáng kể, cho thấy chất lượng doanh nghiệp đã tăng lên rất nhiều.

Thị trường chứng khoán cũng đã thể hiện hơn phần nào hơn vai trò là kênh dẫn vốn trung, dài hạn so với trước đây khi tính thanh khoản cũng được cải thiện rõ rệt, từ năm 2005 đến 2018 tăng khoảng 32%. Mặt khác, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng được nâng hạng hơn khi trên HOSE liên tiếp xuất hiện những tập đồn, cơng ty nhà nước lớn, bổ sung vào danh sách các công ty vốn hóa tỷ đơ trên thị trường như: Vinhomes, Petrolimex,

Vincom Retail, VP bank, Vietjet, … góp phần nào thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào. Khác với trước đây, trên thị trường chứng khoán phát triển sản phẩm trên cả thị trường cơ sở lẫn phái sinh. Hiện nay, tại Việt Nam mới xuất hiện chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant- CW) là sản phẩm do cơng ty chứng khốn phát hành dựa trên 26 chứng khốn cơ sở trong nhóm VN 30 được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán cho phép. Nhà đầu tư mua CW có thể bán khi chứng quyền niêm yết trên sàn giao dịch hoặc giữ đến đáo hạn, NĐT giữ chứng quyền đáo hạn sẽ được nhận lãi chênh lệch bằng tiền mặt giữa giá thanh toán chứng quyền tại ngày đáo hạn và giá thực hiện của CW.

CW không hạn chế sở hữu nước ngoài, điều này sẽ làm tăng sức hấp dẫn của TTCK Việt Nam trong việc thu hút dòng vốn ngoại trong thời gian tới.

Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng, thị trường cũng cịn tiềm tàng một số khó khăn như: quản trị cơng ty chưa tốt so với các nước trong khu vực, thị trường còn biến động nhiều do thiếu các NĐT chuyên nghiệp có tổ chức, chuẩn mực công bố thông tin và báo cáo tài chính chưa theo chuẩn quốc tế. Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn còn tương đối thấp, khoảng 1,25%, trái phiếu chính phủ vẫn chiếm chủ yếu. Thơng thường, các quốc gia có thị trường tài chính tương đối phát triển thì tỷ trọng dư nợ trái phiếu trên GDP của trái phiếu doanh nghiệp tương đối cao, có thể tương đương với trái phiếu chính phủ hoặc thậm chí cao hơn, ví dụ trong trường hợp của Hàn Quốc (dư nợ trái phiếu doanh nghiệp trên GDP là 74,3% trong khi dư nợ trái phiếu chính phủ trên GDP chỉ đạt 53,2%).Tuy nhiên, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn còn tương đối thấp, khoảng 1,25%, trái phiếu chính phủ vẫn chiếm chủ yếu.. Theo ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nhà nước cho biết, “chiến lược của thị trường vốn Việt Nam là hướng đến sự cân bằng của thị trường ngân hàng, thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu”. Nhưng nhìn chung, sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam nói chung và thị trường tài chính Thành phố Hồ Chí Minh vẫn cịn khá khập khiễng trong mối quan hệ giữa thị trường vốn và thị trường tiền tệ, vẫn còn lệ thuộc vào hệ thống Ngân hàng mọi loại vốn. Các định chế ngân hàng thì vẫn cịn hạn chế về quy mơ, các dịch vụ tài chính-ngân hàng cũng chưa đáp ứng được nhu cầu tăng ngày càng

nhanh của Thành phố. Trong khi đó, các định chế phi ngân hàng cịn ít, loại hình hoạt động chưa thật sự đa dạng, mới mẻ nên chưa thể trở thành kênh cung cấp vốn trung- dài hạn cho Thành phố Hồ Chí Minh. So với các nước khác trong khu vực, dư nợ tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam cao hơn, kèm theo rủi ro cũng cao hơn, nguyên nhân do tính chất của doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh dựa vào vay nợ, không dựa vào vốn chủ sở hữu; Thị trường vốn trung và dài hạn không huy động được nhiều. Doanh nghiệp khi vay ngân hàng chủ yếu là vay ngắn hạn. Bởi vậy, các Ngân hàng thương mại vẫn giữ vai trò chủ đạo trong việc giải quyết vốn cho nền kinh tế. Do đó, đối với các doanh nghiệp chưa niêm yết thì vốn vay ngân hàng là nguồn vốn huy động chính. Ngay cả khi thị trường chứng khoán phát triển,

Ngân hàng thương mại cũng là nhà đầu tư trực tiếp và chủ chốt trên thị trường chứng khốn, giữ vai trị chi phối thị trường trái phiếu.

Mặc dù quy mô của các Ngân hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh phát triển nhiều hơn so với cả nước, nhưng so với Ngân hàng trong khu vực và quốc tế vẫn còn rất nhiều hạn chế như các vấn đề về việc xử lý nợ xấu, quản trị rủi ro vẫn còn chưa đáp ứng được so với chuẩn thông lệ quốc tế. Để nhằm tái cấu trúc ngành Ngân hàng, giảm số lượng Ngân hàng yếu kém, nâng cao năng lực cạnh tranh, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động xây dựng lộ trình triển khai và áp dụng chuẩn Basel II quy định về tỷ lệ an toàn vốn đối với Ngân hàng. Điều này sẽ gây áp lực thúc đẩy các Ngân hàng có kế hoạch, động lực tăng vốn hoặc có thể tính đến việc sáp nhập với các Ngân hàng khác để tăng năng lực cạnh tranh.

Ngoài ra, “sự tồn tại của các sản phẩm riêng biệt tinh vi cũng là một tiêu chí

phân biệt rõ nhất của thị trường tài chính” (Simon, 1995), sự phát triển của một

trung tâm tài chính trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào sự phát triển thị trường tài

chính của nó. Các tổ chức tài chính nên tìm cách phát triển các sản phẩm thích

hợp để thu hút khách hàng đến thành phố. (Cassis, 2006) “nhận thấy tầm quan

trọng của các sản phẩm đa dạng làm một trung tâm tài chính trở nên hấp dẫn”. Ví

dụ, trung tâm tài chính Thụy Điển phát triển ở một vài điểm đặc biệt, trong đó,

kỳ thành phố nào muốn trở thành một trung tâm tài chính cũng nên tìm điểm khác biệt để cung cấp.

Thật vậy, để thị trường tài chính Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí

Minh nói riêng khơng bị đơn điệu và thu hút được các nhà đầu tư lớn, các nhà

đầu tư nước ngồi thì sản phẩm tài chính cần phải có sự đa dạng, đổi mới để có thể tạo sự riêng biệt.

Chứng khốn phái sinh là một cơng cụ tài chính năng động, phát triển tại

các Trung tâm Tài chính quốc tế, mà giá trị của nó phụ thuộc vào giá của một tài

sản cơ sở, nhằm mục tiêu phân tán rủi ro, bảo vệ và kiếm thêm lợi nhuận. Hợp

đồng tương lai chỉ số VN30 chính thức được ra mắt vào tháng 08/2017, đây là

sản phẩm phái sinh chính thức đầu tiên được giao dịch chính thức trên sàn chứng

khoán. Hợp đồng tương lai là thỏa thuận giữa hai bên tham gia về việc mua và

bán một loại tài sản vào một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá và

khối lượng được xác định trước. Đây là hợp đồng được chuẩn hóa, niêm yết và

giao dịch trên thị trường tập trung. Thực tế, nhu cầu về sản phẩm phái sinh đã

xuất hiện được trước đó, dù chỉ được giao dịch trên sàn giao dịch phi tập trung

như sàn giao dịch dầu thô (2002), sàn giao dịch thủy sản (2004), sàn giao dịch cà phê (2004),..Trong giai đoạn 2007-2009, một số sản phẩm phái sinh đầu tiên mà

chủ yếu là quyền chọn mua cổ phiếu đã được cơng ty chứng khốn giao dịch trực

tiếp với khách hàng. Mới đây, chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant- CW)

là sản phẩm do cơng ty chứng khốn phát hành dựa trên 26 chứng khốn cơ sở trong nhóm VN 30 được Ủy ban Chứng khốn Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán cho phép hoạt động. Trong khi các nước trong khu vực thường mở cửa thị trường phái sinh sau khoảng 30 năm kể từ ngày mở cửa thị trường chứng khoán cơ sở, trong khi Việt Nam chỉ mất khoảng 17 năm để mở cửa. Qua đó, cho thấy tiềm năng phát triển của thị trường phái sinh trong tương lai.

Tuy nhiên, so với một thị trường chứng khoán với nhiều điểm tương đồng như Thái Lan, Việt Nam thiếu các sản phẩm phái sinh với tài sản cơ sở là hàng hóa, tiền tệ, lãi suất.

Bên cạnh đó, theo như các nước khác trên thế giới, đa số các nhà đầu tư vào chứng khốn phái sinh là các tổ chức, thì tại Việt Nam, theo thống kê nhà đầu tư

cá nhân thường xuyên chiếm tỷ trọng giao dịch trên 90%. Thị trường chứng khoán phái sinh tuy phát triển khá nhanh, nhưng quy mô thị trường nhỏ, mỗi phiên giao dịch quanh ngưỡng 100.000 hợp đồng. Chính vì vậy, thị trường này rất có nguy cơ bị các nhà đầu tư lớn thao túng thị trường, dẫn đến mất lòng tin của các nhà đầu tư. Ngồi ra, chứng khốn phái sinh tại Việt Nam chủ yếu được các nhà đầu tư sử dụng để đầu cơ, hưởng chênh lệch giá. Còn đối với các nhà đầu tư, tổ chức chuyên nghiệp, mục đích họ sử dụng hợp đồng tương lai thường sẽ là phòng ngừa rủi ro. Mà biến động giá chứng khoán phái sinh và cơ sở (VN30) nhiều lúc thất thường, gây nhiều rủi ro. Chính vì vậy, việc hạn chế được rủi ro, phát triển sản phẩm phái sinh là một vấn đề hết sức cần thiết và quan trọng để thị trường tài chính Việt Nam thu hút hơn trong mắt các nhà đầu tư lớn. Đây chắc hẳn sẽ là một thị trường đầy tiềm năng để khai thác và phát triển trong bước đi hướng Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung trở thành Trung tâm Tài chính sánh với các Trung tâm Tài chính khác trong khu vực và trên thế giới.

Trung tâm tài chính Thụy Sĩ là một ví dụ điển hình thành cơng trong việc tập trung phát triển vào một loại sản phẩm riêng biệt là quản lý tài sản cá nhân. Ngồi ra, nhân chuyến viến thăm Thụy Sĩ của phó thủ tướng Vương Đình Huệ với quan chức thành phố Geneva và lãnh đạo Hiệp hội Trung tâm tài chính Geneva (Geneva Financial Center-GFC) vào ngày 13-15/9 năm 2017, phía Thụy Sĩ cho thấy họ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong việc thiết lập Trung tâm Tài chính quốc tế do họ muốn mở rộng hoạt động sang châu Á-Thái Bình Dương. Có thể, hoạt động quản lý tài sản (QLTS) sẽ là một trong những sản phẩm nước ta có thể nghiên cứu và phát triển nếu có sự giúp đỡ và hợp tác từ Thụy Sĩ. Quản lý tài sản (Wealth management) là dịch vụ quản lý tài sản cho người giàu, khách VIP của các định chế tài chính. Tại Việt Nam, cũng có một số Chủ tịch HĐQT của các doanh nghiệp lớn niêm yết thành lập một pháp nhân để sở hữu một số lượng lớn cổ phiếu. Nhưng nhìn chung, quản lý tài sản tại Việt Nam còn rất sơ khai. Nguyên nhân khách quan là các cá nhân có thói quen tự quản lý tài sản của mình hơn là giao phó cho một đơn vị nào khác. Trong lĩnh vực chứng khốn và bất động sản có hơi hướng của việc quản lý tài sản, ví dụ người mơi giới được tin

tưởng giao quyền giao dịch và ăn chia lợi nhuận từ khách VIP, hoặc môi giới bất động sản có thể trơng tài sản của khách hàng, tìm kiếm người mua, cho thuê,.. nhưng chỉ mang tính chất tư vấn và hỗ trợ chứ không theo ràng buộc hay quy định rõ ràng. Thách thức lớn nhất để phát triển sản phẩm này là thiếu nguồn nhân lực có chun mơn cao, có kinh nghiệm. Hơn nữa, quản lý quỹ cho hàng trăm nhà đầu tư công chúng sẽ dễ hơn là cho từng cá nhân riêng lẻ bởi mỗi khách hàng đòi hỏi sẽ chi tiết hơn, cùng với đó, hệ thống, quy trình, nghiệp vụ sẽ tốn rất nhiều thời gian và nhân lực trong ngành quản lý quỹ trong khi ngành này còn khá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) triển vọng để thành phố hồ chí minh trở thành trung tâm tài chính quốc tế (Trang 30 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)