HÌNH 2 2: CƠ CẤU NHU CẦU NHÂN LỰC THEO TRÌNH ĐỘ NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM QUÝ 4 NĂM 2018 VÀ QUÝ 1 NĂM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) triển vọng để thành phố hồ chí minh trở thành trung tâm tài chính quốc tế (Trang 40 - 43)

TPHCM QUÝ 4 NĂM 2018 VÀ QUÝ 1 NĂM 2019

Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu về năng lực và thông tin thị trường TPHCM – Đồ họa: L.T

Có thể thấy rằng, Thành phố đang tập trung thu hút nguồn nhân lực với chất lượng đào tạo đã qua đào tạo, đáp ứng yêu cầu về ngành nghề, có kiến thức về chun mơn hơn. Nhóm có trình độ lao động bậc trung (cao đẳng, trung cấp) đã có ảnh hưởng mạnh đến năng suất lao động trong thị trường trên địa bàn Thành phố. Hiện nay, với sự phát triển cao của các ngành nghề khi có sự can thiệp của cơng nghệ thì các cơng ty lớn, các tập đồn cần tuyển dụng nhiều ở các vị trí: giám sát, điều hành, nghiên cứu, phát triển… cần chuyên môn, năng lực cao, và

cũng cần đáp ứng được các yêu cầu chuyên môn về ngành nghề, đặc biệt là các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế để áp dụng làm việc tại Việt Nam. Trên địa bàn Thành phố và cả nước có rất nhiều trường đào tạo nhưng nhìn chung, chất lượng đào tạo vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn và thiếu tiêu chuẩn quốc tế. Phần lớn, sinh viên mới ra trường tại Việt Nam chưa đủ kỹ năng tin học cũng như trình độ ngoại ngữ. Chính điều này gây cản trở lớn đến việc phát triển nền kinh tế Việt Nam hội nhập với thế giới. Singapore phát triển thành Trung tâm Tài chính Quốc tế vượt bậc chỉ sau London và New York là chủ yếu dựa vào nguồn nhân lực chất lượng cao và trình độ chun mơn đáp ứng u cầu. Singapore đã tiến tới q trình hội nhập quốc tế nhanh chóng bằng việc trở thành quốc gia nói tiếng Anh. Do vậy, đây được xem như là chìa khóa xây dựng Trung tâm Kinh tế cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong quá trình thực hiện dùng Tiếng Anh là ngôn ngữ chủ yếu, Singapore đã trở thành cường quốc kinh tế toàn cầu, nơi giao thoa thương mại quốc tế, điểm thu hút các sinh viên giỏi trên khắp thế giới cũng như môi trường thu hút các chuyên gia lành nghề đến sinh sống và làm việc. Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung cũng có thể xem Singapore là động lực để phấn đấu và phát triển. Thực tế thì ở nước ta, các trường Đại học đã có nhiều chương trình liên kết với Quốc tế nhưng chi phí cịn đắt đỏ, việc sử dụng Tiếng Anh là ngơn ngữ để dùng hàng ngày, trao đổi và nghiên cứu vẫn chưa phổ biến. Vào tháng 5 năm 2016, trường Đại học Full bright Việt Nam mới chính thức được thành lập, 100% Vốn đầu tư nước ngồi, được đặt tại Khu cơng nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một trong những trường Đại học hiếm hoi sử dụng 100% chương trình giảng dạy Tiếng Anh tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, việc thu hút các chun gia nước ngồi chun mơn cao đến Thành phố và làm việc cũng là việc mà Thành phố cần quan tâm khi Chính phủ phải có các chính sách, phúc lợi, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, tình trạng tắc nghẽn giao thông, ngập lụt tại thành phố, di chuyển đông đúc, chật hẹp của Thành phố cũng là các vấn đề khó khăn để thu hút các tổ chức và người lao động chất lượng cao các nước khác đến sinh sống và làm việc. Như Singapore là nơi quy tụ các chuyên gia tài chính đến và làm việc, việc này

khuyến khích các tổ chức tài chính quốc tế đến và đặt trụ sở hoạt động tại Singapore.

Vị trí địa lý và hình ảnh Thành phố Hồ Chí Minh đối với quốc tế:

Vị trí địa lý giờ đây trở nên kém quan trọng hơn khi có sự xuất hiện của viễn thông và công nghệ. Nhưng vẫn không thể phủ nhận vai trị của nó đối với việc phát triển kinh tế, tài chính trong nước và khu vực trong giai đoạn hiện nay bởi vì dù cơng nghệ có thật sự phát triển cao đến đâu thì việc trực tiếp gặp mặt và trao đổi vẫn mang lại hiệu quả tích cực hơn, các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận và hiểu rõ các doanh nghiệp và tổ chức khác hơn.

Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở trung tâm của vùng Nam Bộ, nối Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, là đầu mối giao thông vận tải đường bộ, đường thủy, đường hàng không nối vùng kinh tế trọng điểm về công nghiệp và nông nghiệp của cả nước, đồng thời Thành phố kết nối quốc tế với sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, cảng biển Sài Gòn..

Thời tiết tại Thành phố Hồ Chí Minh tuy nóng và khắc nghiệt, nhưng so với khu vực miền Bắc và miền Trung thì ít xảy ra các thiên tai như bão lụt, động đất.

Hình ảnh của Thành phố đối với quốc tế cũng là một trong những mối quan tâm khảo sát và phải được quản lý tích cực cả trong và ngồi nước. Để thực hiện được dự án xây dựng Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh, địi hỏi một chiến lược xây dựng hình ảnh cụ thể, phạm vi của dự án cần công khai, cùng với thơng tin về thị trường tài chính, mơi trường pháp lý, thuế trong thành phố.

Các yếu tố vừa được phân tích và triển khai như trên là sự phân tích dựa vào nghiên cứu của Tansu Yıldırım và Andrew Mullineux (2015) về các yếu tố liên quan đến năng lực cạnh tranh của Thành phố Istanbul trong việc xây dựng đề án và phát triển thành Trung tâm Tài chính Quốc tế. Trong bối cảnh Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và quốc gia Việt Nam nói chung, xét về yếu tố về Địa điểm kinh doanh bao gồm vị trí địa lý và hình ảnh của Thành phố đối với Quốc tế có vẻ khả thi vì Thành phố có những lợi thế địa lý cũng như hình ảnh nhất định, nhưng nếu so sánh các yếu tố về Môi trường kinh doanh: thể chế, môi trường

thuận lợi hay Điều kiện kinh tế như: Thị trường tài chính, chính sách thuế,.. thì khó sánh bằng các Trung tâm Tài chính khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) triển vọng để thành phố hồ chí minh trở thành trung tâm tài chính quốc tế (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)