Chính quyền Thành phố cần hỗ trợ và kích thích sự phát triển của thành phố gắn với sự phát triển của thị trường tài chính, bên cạnh đó cũng cần có chủ trương, chính sách phối hợp với Trung ương và các nước trong khu vực và trên thế giới, bao gồm:
Quy hoạch trung tâm tài chính của Thành phố Hồ Chí Minh, nơi trong tương lai sẽ tập trung các định chế tại chính đặt trụ sở hoạt động.
Tiếp tục tiến hành cải cách hành chính để góp phần giảm chi phí giao dịch và nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển vốn và cung cấp các dịch vụ tài chính.
Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng của thành phố đáp ứng yêu cầu phát triển của Trung tâm
Tài chính, đẩy mạnh hồn thiện hạ tầng giao thơng, tăng tốc trong việc thực hiện chương trình chống ngập của Thành phố cũng như hiện đại hóa quy hoạch đô thị. Cung cấp các ưu đãi về nhà ở, dịch vụ y tế, giáo dục trẻ em, góp phần khuyến khích các chun gia tài chính trong và ngồi nước đến khu vực Trung tâm Tài chính làm việc.
Nâng cao chất lượng giáo dục, chú trọng phát triển nguồn nhân lực trong nước theo chuẩn quốc tế. Lên kế hoạch và xây dựng đề án khuyến khích việc sử dụng chương trình học tập 100% bằng tiếng Anh để hỗ trợ quá trình hội nhập và phát triển khu vực Trung tâm Tài chính Quốc tế trong tương lai.
Đẩy mạnh hỗ trợ các chương trình khởi nghiệp sáng tạo của Thành phố, trong đó quan tâm đến khởi nghiệp về cơng nghệ tài chính (Fintech).
Ứng dụng và thử nghiệm các cơng trình liên quan đến cơng nghệ và trí tuệ nhân tạo, có các chính sách bảo vệ bản quyền cho các sản phẩm liên quan đến cơng nghệ, tài chính.
C. KẾT LUẬN
Để có thể thực hiện được việc xây dựng một Trung tâm Tài chính Quốc tế trong tương lai tại Thành phố Hồ Chí Minh, dù thực tế là Thành phố vẫn đang còn ở một khoảng cách khá xa so với các IFC trên thế giới, việc xem xét tiềm năng phát triển và thực trạng của Thành phố so với các điều kiện và kinh nghiệm từ các IFC trên thế giới để có lộ trình phát triển và giải pháp cụ thể cho từng vấn đề ngay từ những bước khởi đầu lên kế hoạch là việc vô cùng quan trọng. Luận văn nghiên cứu đã tiến hành xây dựng khung phân tích liên quan đến Trung tâm Tài chính Quốc tế và các điều kiện cần hội tụ để một đô thị hoặc thành phố trở thành một Trung tâm Tài chính Quốc tế. Từ những điều kiện liên quan đến các yếu tố về năng lực cạnh tranh và các điều kiện liên quan đến cơ sở hạ tầng được sử dụng trong nghiên cứu thực nghiệm ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, luận văn nghiên cứu này đã phân tích thực trạng các yếu tố tại khu đơ thị, Thành phố Hồ Chí Minh và nêu ra một số kiến nghị, giải pháp liên quan.
Theo phân tích trong nghiên cứu cho thấy, Thành phố Hồ Chí Minh có tiềm năng để trở thành một Trung tâm Tài chính, nhưng Thành phố cịn chưa đáp ứng được nhiều tiêu chí để trở thành một Trung tâm Tài chính. Thành phố cần thu hút nhiều tổ chức tài chính lớn, các tập đồn đa quốc gia bằng việc cải thiện và tái cơ cấu lại khung pháp lý, tạo nhiều điều kiện thuận lợi về kinh doanh, cải thiện quy trình pháp lý cịn phức tạp và mất nhiều thời gian nhưng bên cạnh đó vẫn đảm bảo sự giám sát từ chính quyền Thành phố, từ Trung Ương để tránh xảy ra những rủi ro. Vốn có nền tảng lịch sử, văn hóa cũng như có lợi thế về vị trí địa lý, Thành phố hồn tồn có lợi thế về khả năng tiếp cận với khu vực và các nước khác. Tuy nhiên, vấn đề phát triển thị trường tài chính, nguồn nhân lực chuyên nghiệp chất lượng cao để phục vụ khu vực Trung tâm Tài chính Quốc tế, cách tiếp cận và phát triển các cơng ty tài chính cơng nghệ (Fintech) trong bối cảnh công nghệ hiện đại 4.0 là vấn đề Thành phố cần phải quan tâm, giải quyết để có thể khẳng định mình là một Trung tâm Tài chính Quốc tế trong tương lai. Trong bối cảnh hội nhập, cần phải tập trung vào việc tái cấu trúc, phát triển hệ thống tài chính để gia tăng quy mơ tài chính, phát triển các sản phẩm tài chính đa dạng như cơng cụ phái sinh, quản lý tài sản,.. thu hút các định chế tài chính lớn và gia tăng
năng lực cạnh tranh. Thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu, mức độ mở cửa liên quan đến trọng số vốn nước ngoài trong thị trường tài chính là các tiêu chí quan trong trong việc phát triển khu vực tài chính. Đồng thời, các tiêu chuẩn phát hành, công bố thông tin trên thị trường chứng khoán cũng cần minh bạch và theo chuẩn quốc tế. Ngồi ra, Thành phố cịn phải quan tâm đến các yếu tố liên quan đến cơ sở hạ tầng như an ninh, y tế, giáo dục, nhà ở, giao thông để cải thiện môi trường, thu hút các chuyên gia trong và ngoài nước đến làm việc tại khu vực Trung tâm Tài chính. Thành phố có một danh sách dài các vấn đề cần phải giải quyết, từ năng lực cạnh tranh đến cơ sở hạ tầng để có thể thực hiện được dự án “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế”.
Hạn chế đề tài và gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo:
Luận văn nghiên cứu tuy đã phân tích các yếu tố tại Thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến việc phát triển thành Trung tâm Tài chính Quốc tế nhưng vẫn cịn một số hạn chế như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu dựa trên phân tích của tác giả qua các đánh giá liên quan của các chuyên gia về tài chính, các tổ chức khác nên khơng tập trung phân tích sâu và đưa ra kết quả thực nghiệm về từng yếu tố ảnh hưởng.
Thứ hai, những ý kiến và lập luận đơi chỗ cịn mang tính chủ quan của cá nhân do thiếu các quan sát thực tế và kiến thức cịn thiếu sót nhiều của tác giả.
Trước các hạn chế đó, tác giả đề xuất hướng phát triển của đề tài này như sau:
Thứ nhất, mở rộng nghiên cứu các yếu tố đó so với các Trung tâm Tài chính thuộc khu vực châu Á- Thái Bình Dương, tìm sự giống và khác nhau giữa Thành phố và các đô thị khác để phát triển Trung tâm Tài chính theo một định hướng cụ thể.
Thứ hai, tiến hành kiểm tra thực nghiệm các yếu tố quyết định đến việc xây dựng một Trung tâm Tài chính Quốc tế qua khảo sát về các yếu tố về ý kiến của các chuyên gia, các tổ chức làm việc trong ngành tài chính tại Việt Nam.