Dữ liệu nghiên cứu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của kiều hối, phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế ở các nước châu á thái bình dương (Trang 41 - 43)

5. Cấu trúc luận văn

2.3 Dữ liệu nghiên cứu:

Phần này sẽ diễn tả một cách chi tiết những dữ liệu được trình bày trong bài nghiên cứu. Tồn bộ dữ liệu của bài, bao gồm các chỉ số tài chính và con người ở

28 nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong giai đoạn từ 1994 – 2018, được khai thác ở nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, điển hình nhất là bộ dữ liệu lấy từ ngân hàng thế giới (WB) và quỹ tiền tệ thế giới (IMF) được trình bày ở phụ lục.

- Biến phụ thuộc là tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người thực. Biến

này được khai thác trực tiếp từ ngân hàng thế giới ở mục các chỉ số phát triển khu

vực Châu Á – Thái Bình Dương. Ở đây cịn sử dụng thêm biến GDP bình qn đầu người được tính bằng tổng sản phẩm trong nước chia cho dân số giữa năm. GDP là tổng giá trị gia tăng của tất cả các nhà sản xuất thường trú tại nền kinh tế cộng với thuế và trừ đi bất kỳ khoản trợ cấp khơng tính vào giá trị của sản phẩm. GDP khơng liên quan đến việc trích khấu hao tài sản hay cạn kiệt và suy thoái tài nguyên thiên nhiên. Dữ liệu tính theo đồng USD hiện tại.

Dữ liệu về kiều hối trên GDP được thu thập ở Ngân hàng thế giới: mục các

chỉ số phát triển. Dữ liệu là tổng của hai nguồn kiều hối được định nghĩa trong ấn

bản IMF’s Balance of Payments Manual 6 (IBPM6). Dữ liệu tính theo đồng USD

hiện tại. Ở đây, kiều hối được cấu thành từ các nguồn sau:

• Nguồn kiều hối thứ nhất là kiều hối của người lao động ở nước ngoài: Thu

nhập của người lao động ở biên giới, thu nhập theo mùa, hay người lao động ngắn hạn khác- những người đang làm việc trong nền kinh tế mà họ không

cư trú hay được thuê bởi các tổ chức nước ngồi.

• Nguồn kiều hối thứ hai là kiều hối được nhận từ các cá nhân: bao gồm các

hiện vật và tiền mặt được chuyển về quê hương bởi các hộ gia đình hay các

cá nhân thường trú hay khơng thường trú ở nước ngồi. Những người này đã

định cư hoặc đang được xem xét để định cư tại một quốc gia khác, và lượng

người gửi nhận thu nhập từ lao động, thu nhập từ kinh doanh hay tài sản, lợi ích xã hội, bất kỳ các loại chuyển tiền nào; hoặc chuyển nhượng tài sản). Mối quan hệ giữa người nhận và người gửi cũng không cần thiết phải thiết lập (cho dù các cá nhân, tổ chức đó có liên quan hay khơng liên quan đến

nhau).

- Biến động của kiều hối được tính tốn dựa trên độ lệch chuẩn của tỷ lệ lượng kiều hối nhận được trên GDP. Số liệu này được tính dựa trên tỷ lệ kiều hối nhận được của một quốc gia trên GDP.

Trong bài nghiên cứu có nhắc đến hai biến đại diện cho chỉ số tăng trưởng

tài chính là cung tiền mở rộng M2 trên GDP và tỉ lệ tín dụng của khu vực tư nhân trên GDP. Hai biến này đã được thống kê bởi Ngân hàng thế giới mục các chỉ số

phát triển. Ở đây cung tiền mở rộng M2 được đo lường bằng các khoản tiền gửi

không kỳ hạn của các ngân hàng tại ngân hàng quốc gia và tiền giấy cũng như tiền kim loại trong lưu hành, khoản tiền có thể dùng làm phương tiện thanh toán, các khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Tín dụng nội địa lại đo lường mức độ mà các tổ chức tài chính tài trợ vay đáp ứng các khoảng giao dịch thương mại đầu tư cho khu vực tư nhân.

- Biến tương tác giữa kiều hối và tăng trưởng tài chính bằng tích số giữa tỷ lệ kiều hối trên GDP và tỷ lệ tín dụng khu vực tư nhân trên GDP DC hoặc tỷ lệ kiều hối trên GDP và lượng cung tiền mở rộng M2;

- Biến tỷ lệ lạm phát được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm thay đổi của chỉ số

giá tiêu dùng, phản ánh sự thay đổi tỷ lệ phần trăm trong chi phí cho một rổ hàng hố hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng phải bỏ ra;

- Biến độ mở thương mại được định nghĩa là tỷ lệ giữa tổng kim nghạch xuất khẩu và nhập khẩu trên GDP;

- Biến nhân lực, với đại diện là tỷ lệ nhập học tiểu học trên GDP của một quốc gia, đo lường bằng tỷ lệ giữa tổng số học sinh nhập học tiểu học, bất chấp tuổi và

- Chi tiêu của chính phủ một quốc gia bao gồm tất cả các khoản chi thường xuyên của chính phủ cho việc mua bán hàng hóa và dịch vụ (bao gồm tiền lương nhân viên). Nó cũng bao gồm hầu hết các khoản chi tiêu về quốc phòng và an ninh quốc gia, nhưng khơng bao gồm chi phí qn sự của chính phủ.

Tất cả các biến được liệt kê ở trên đều thống kê ở mục các chỉ số phát triển của Ngân hàng thế giới và dữ liệu của quỹ tiền tệ thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của kiều hối, phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế ở các nước châu á thái bình dương (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)