Gợi ý chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của kiều hối, phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế ở các nước châu á thái bình dương (Trang 68 - 70)

CHƯƠNG 4 : KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

4.2 Gợi ý chính sách

Kiều hối là nguồn thu ngoại tệ quan trọng với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Mỗi một nhân tố trong nền kinh tế đều có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực. Mỗi quốc gia, tùy thuộc vào điều kiện của nước mình, đều có khung pháp lý kiểm sốt dịng kiều hối, ngăn ngừa tác động tiêu cực đối với nền kinh tế. Cụ thể như Việt Nam hiện nay, với lợi thế nổi bật là thị trường tiềm năng, tỷ suất đầu tư vào các lĩnh vực như bất động sản, thị trường chứng khốn, các chính sách mở cửa tương đối thơng thống, chênh lệch lãi suất USD và VND tương đối cao nên dòng kiều hối chảy vào tăng đều qua các năm. Vì vậy, các chính sách nên tập trung vào việc thu hút, kiểm sốt dịng tiền vào hoạt động đầu tư góp phần phát triển kinh tế.

Trên thực tế, dòng kiều hối chảy vào các nước tiếp nhận thông qua nhiều con đường. Cách hiệu quả nhất để kiểm sốt dịng kiều hối là làm thế nào để dịng vốn này

phải được chu chuyển thơng qua con đường chuyển tiền chính thức. Muốn vậy, kênh chuyển tiền chính thức phải hấp dẫn hơn các kênh chuyển tiền khác, và Chính phủ phải có những biện pháp đảm bảo an toàn về tài sản, nguồn gốc của dịng tiền. Ngồi ra chính sách kiểm sốt dịng kiều hối được thiết kế dựa trên nền tảng thơng thống, hấp dẫn, hoàn thiện hệ thống nhận và trả kiều hối ở các vùng miền. Có như vậy, chính sách thu hút dịng kiều hối qua con đường chính thức của nó là chính sách cho phép nhiều đối tượng tham gia thu hút và sử dụng kiều hối với mục đích cải thiện kinh tế cho người nhận tiền.

Khi nguồn kiều hối được chuyển về nước theo con đường chính thức, tức là dòng ngoại tệ được chảy qua khu vực tài chính ngân hàng. Như vậy, ngân hàng trung ương dễ dàng nắm bắt được số liệu và có biện pháp ứng phó, can thiệp nếu như dịng ngoại tệ này có dấu hiệu ảnh hưởng tới giá trị nội tệ. Tiếp nữa là hệ thống ngân hàng trung ương có thể sử dụng nhiều vốn hơn để mở rộng cho vay theo nhu cầu của nền kinh tế. Muốn vậy, cần có biện pháp mở rộng sự tham gia của các tổ chức, các cá nhân trong kênh chuyển tiền chính thức. Ở một số nước, các tổ chức tài chính vi mơ được khuyến khích tham gia vào thị trường kiều hối bởi vì các tổ chức này chủ yếu cung cấp dịch vụ tài chính cho những người có thu nhập thấp và khó có thể tiếp cận được các dịch vụ tài chính ngân hàng thơng thường. Các tổ chức tài chính vi mơ thường nhận chuyển tiền kiều hối với chi phí thấp, và hướng dẫn người nhận tiền cách kiểm sốt dịng tiền, gửi tiết kiệm hoặc đầu tư vào một số lĩnh vực sản xuất kinh tế hộ gia đình. Khi càng nhiều đối tượng được phép tham gia chuyển tiền, các đối tượng tự động cạnh tranh với nhau để cho chi phí chuyển tiền kiều hối giảm đi.

Ngoài ra, các nước nên thực hiện kiểm soát chặt việc chuyển tiền phi chính thức. Đơn giản như những du học sinh, những người bán hàng nhập khẩu online, thường không qua hệ thống ngân hàng, mà chuyển theo cách hai đầu người gửi và người nhận ở hai nước khác nhau cả bằng nội tệ và ngoại tệ. Những đối tượng này

thường chuyển tiền và sử dụng tỷ giá chợ đen để quy đổi vì thơng thường do mức phí chuyển tiền qua hệ thống tài chính cịn cao hơn so với chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá chợ đen.

Ngồi ra một hệ thống tài chính phát triển nếu nguồn lực được phân b, giám sát tốt hơn, thông tin được báo cáo một cách đầy đủ hơn. Hệ thống tài chính có thể đóng góp vào tăng trưởng GDP thông qua việc huy động tiết kiệm; làm tăng nguồn vốn có sẵn để đầu tư tài chính. Mặt khác, nó sàng lọc và giám sát các dự án đầu tư góp phần tăng hiệu quả của các dự án được thực hiện Hệ thống tài chính trong nước càng phát triển càng có khả năng huy động tiết kiệm, sàng lọc và giám sát các dự án đầu tư, góp phần tăng trưởng kinh tế.

Tóm lại, để giữ dòng kiều hối chảy về nước một cách đều đặn, trong bối cảnh hội nhập, tự do hóa và thị trường hóa, dư địa cho các chính sách thu hút kiều hối khơng cịn nhiều, để có thể thu hút hơn nữa dịng kiều hối thì chính phủ các nước cần phải có sự phối hợp giữa các bộ, ngành chặt chẽ vì lợi ích chung. Chính phủ, ngân hàng trung ương và các cơ quan ban ngành liên quan nên tập trung nghiên cứu và đưa vào thực tiễn các chính sách thu hút kiều hối thơng thống, hợp lý hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của kiều hối, phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế ở các nước châu á thái bình dương (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)