Biến Tên biến Kỳ vọng dấu
YPCG Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người thực
YPCR GDP bình quân đầu người thực -
REMV Mức độ biến động của kiều hối -
M2 Cung tiền mở rộng +
DC Tín dụng của khu vực tư nhân +
M2REMY Biến tương tác giữa M2 và REMY -
DCREMY Biến tương tác giữa Dc và REMY -
INF Tỷ lệ lạm phát -
GI Tổng đầu tư +
GOV Chi tiêu của chính phủ -
GER Tỷ lệ nhập học bậc tiểu học +
TR Độ mở thương mại +
2.2 Mẫu nghiên cứu:
Luận văn sử dụng mẫu nghiên cứu gồm 28 quốc gia nằm ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong 24 năm kể từ năm 1995 đến 2018. Các quốc gia trong
mẫu nghiên cứu là các quốc gia có dữ liệu cơ bản là đầy đủ được Work Bank và
quỹ tiền tệ thế giới IMF thống kê và thu thập nên số liệu là đáng tin cậy. Ngoài ra
đây là các quốc gia nhận được lượng kiều hối tương đối lớn ở khu vực được khảo
2.3 Dữ liệu nghiên cứu:
Phần này sẽ diễn tả một cách chi tiết những dữ liệu được trình bày trong bài nghiên cứu. Toàn bộ dữ liệu của bài, bao gồm các chỉ số tài chính và con người ở
28 nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong giai đoạn từ 1994 – 2018, được khai thác ở nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, điển hình nhất là bộ dữ liệu lấy từ ngân hàng thế giới (WB) và quỹ tiền tệ thế giới (IMF) được trình bày ở phụ lục.
- Biến phụ thuộc là tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người thực. Biến
này được khai thác trực tiếp từ ngân hàng thế giới ở mục các chỉ số phát triển khu
vực Châu Á – Thái Bình Dương. Ở đây cịn sử dụng thêm biến GDP bình qn đầu người được tính bằng tổng sản phẩm trong nước chia cho dân số giữa năm. GDP là tổng giá trị gia tăng của tất cả các nhà sản xuất thường trú tại nền kinh tế cộng với thuế và trừ đi bất kỳ khoản trợ cấp khơng tính vào giá trị của sản phẩm. GDP khơng liên quan đến việc trích khấu hao tài sản hay cạn kiệt và suy thoái tài nguyên thiên nhiên. Dữ liệu tính theo đồng USD hiện tại.
Dữ liệu về kiều hối trên GDP được thu thập ở Ngân hàng thế giới: mục các
chỉ số phát triển. Dữ liệu là tổng của hai nguồn kiều hối được định nghĩa trong ấn
bản IMF’s Balance of Payments Manual 6 (IBPM6). Dữ liệu tính theo đồng USD
hiện tại. Ở đây, kiều hối được cấu thành từ các nguồn sau:
• Nguồn kiều hối thứ nhất là kiều hối của người lao động ở nước ngoài: Thu
nhập của người lao động ở biên giới, thu nhập theo mùa, hay người lao động ngắn hạn khác- những người đang làm việc trong nền kinh tế mà họ không
cư trú hay được thuê bởi các tổ chức nước ngồi.
• Nguồn kiều hối thứ hai là kiều hối được nhận từ các cá nhân: bao gồm các
hiện vật và tiền mặt được chuyển về quê hương bởi các hộ gia đình hay các
cá nhân thường trú hay khơng thường trú ở nước ngồi. Những người này đã
định cư hoặc đang được xem xét để định cư tại một quốc gia khác, và lượng
người gửi nhận thu nhập từ lao động, thu nhập từ kinh doanh hay tài sản, lợi ích xã hội, bất kỳ các loại chuyển tiền nào; hoặc chuyển nhượng tài sản). Mối quan hệ giữa người nhận và người gửi cũng không cần thiết phải thiết lập (cho dù các cá nhân, tổ chức đó có liên quan hay khơng liên quan đến
nhau).
- Biến động của kiều hối được tính tốn dựa trên độ lệch chuẩn của tỷ lệ lượng kiều hối nhận được trên GDP. Số liệu này được tính dựa trên tỷ lệ kiều hối nhận được của một quốc gia trên GDP.
Trong bài nghiên cứu có nhắc đến hai biến đại diện cho chỉ số tăng trưởng
tài chính là cung tiền mở rộng M2 trên GDP và tỉ lệ tín dụng của khu vực tư nhân trên GDP. Hai biến này đã được thống kê bởi Ngân hàng thế giới mục các chỉ số
phát triển. Ở đây cung tiền mở rộng M2 được đo lường bằng các khoản tiền gửi
không kỳ hạn của các ngân hàng tại ngân hàng quốc gia và tiền giấy cũng như tiền kim loại trong lưu hành, khoản tiền có thể dùng làm phương tiện thanh toán, các khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Tín dụng nội địa lại đo lường mức độ mà các tổ chức tài chính tài trợ vay đáp ứng các khoảng giao dịch thương mại đầu tư cho khu vực tư nhân.
- Biến tương tác giữa kiều hối và tăng trưởng tài chính bằng tích số giữa tỷ lệ kiều hối trên GDP và tỷ lệ tín dụng khu vực tư nhân trên GDP DC hoặc tỷ lệ kiều hối trên GDP và lượng cung tiền mở rộng M2;
- Biến tỷ lệ lạm phát được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm thay đổi của chỉ số
giá tiêu dùng, phản ánh sự thay đổi tỷ lệ phần trăm trong chi phí cho một rổ hàng hoá hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng phải bỏ ra;
- Biến độ mở thương mại được định nghĩa là tỷ lệ giữa tổng kim nghạch xuất khẩu và nhập khẩu trên GDP;
- Biến nhân lực, với đại diện là tỷ lệ nhập học tiểu học trên GDP của một quốc gia, đo lường bằng tỷ lệ giữa tổng số học sinh nhập học tiểu học, bất chấp tuổi và
- Chi tiêu của chính phủ một quốc gia bao gồm tất cả các khoản chi thường xuyên của chính phủ cho việc mua bán hàng hóa và dịch vụ (bao gồm tiền lương nhân viên). Nó cũng bao gồm hầu hết các khoản chi tiêu về quốc phòng và an ninh quốc gia, nhưng khơng bao gồm chi phí qn sự của chính phủ.
Tất cả các biến được liệt kê ở trên đều thống kê ở mục các chỉ số phát triển của Ngân hàng thế giới và dữ liệu của quỹ tiền tệ thế giới.
2.4 Phương pháp nghiên cứu:
Mục đích của bài nghiên cứu này là kiểm định tác động của biến kiều hối đến tăng trưởng kinh tế và chỉ ra được kiều hối có phải là kênh cung ứng tích cực
cho nền kinh tế các nước đang phát triển hay không. Phát triển hướng nghiên cứu
của Nyamongo, E. et al. (2012), bài này dựa vào mơ hình của nhóm tác giả và cũng
sử dụng ước lượng Pooled, Fixed và Random Effect được dùng cho phương pháp
OLS với dữ liệu bảng có mẫu dữ liệu gồm 28 nước Châu Á- Thái Bình Dương trong giai đoạn 1995 – 2018 với kỳ vọng kiều hối có tác động phi tuyến đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong mẫu. Tuy nhiên để đạt kết quả tốt hơn, độ tin cậy cao hơn và giải quyết vấn đề nội sinh giữa các biến, bài nghiên cứu sử dụng thêm
phương pháp hồi quy hai bước (TSLS) với biến công cụ là độ trễ của tỷ lệ kiều hối trên GDP.
Đầu tiên, tác giả sử kiểm định rằng liệu tỷ lệ kiều hối trên GDP có tác động đến tốc độ tăng trưởng GDP bình qn đầu người thực hay khơng. Ở phương trình
(1), biến biến động kiều hối và các chỉ số tài chính, biến tương tác vẫn chưa được sử dụng. Phương trình (1) có dạng:
YPCGi,t = (β1 – 1)YPCRi,t-1+ β2REMYi,t + β3GOVi,t + β4GIi,t + β5TRit + β6GERi,t + β7INFi,t + βt + µi + Ԑi,t (1)
Tiếp theo, hồi quy các phương trình (2) (3) sau khi lần lượt thêm biến biến
tính ảnh hưởng của biến động kiều hối và độ sâu tài chính của quốc gia tiếp nhận
kiều hối đến sự tăng trưởng kinh tế của các nước trong bảng dữ liệu:
YPCGi,t = (β1 – 1)YPCRi,t-1+ β2REMYi,t + β3GOVi,t + β4GIi,t + β5TRit + β6GERi,t + β7INFi,t + β8REMVi,t + βt + µi + Ԑi,t (2)
YPCGi,t = (β1 – 1)YPCRi,t-1+ β2REMYi,t + β3GOVi,t + β4GIi,t + β5TRit + β6GERi,t + β7INFi,t + β8FDi,t + β8(REMY.FD)i,t + βt + µi + Ԑi,t (3)
Trước tiên, bài nghiên cứu sẽ sử dụng lần lượt các phương pháp OLS với hồi quy gộp, hồi quy theo hiệu ứng cố định và hiệu ứng ngẫu nhiên mà không giải quyết các vấn đề nội sinh và các ước lượng bị chệch. Tuy nhiên nếu muốn sử dụng phương pháp OLS thì bộ dữ liệu phải thoả mãn các giả định sau:
• Mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập là tuyến tính. Biến độc
lập là cho trước và khơng ngẫu nhiên.
• Sai số là đại lượng ngẫu nhiên, có giá trị trung bình bằng 0 và phương sai khơng thay đổi
• Các biến độc lập trong mơ hình khơng tương quan với nhau. Nếu các biến
độc lập có mối tương quan với nhau sẽ dẫn đến hiện tượng đa cộng tuyến làm kết
quả hồi quy khơng cịn hiệu quả,
• Khơng có sự tương quan giữa các sai số ngẫu nhiên.
• Các biến độc lập trong mơ hình khơng tương quan với sai số ngẫu nhiên. Nếu vi phạm giả thiết này mơ hình sẽ bị hiện tượng nội sinh.
Tuy nhiên vấn đề nội sinh xảy ra dựa trên giả thuyết rằng kiều hối có thể tác
động tới tăng trưởng kinh tế ở nước tiếp nhận và do đó ảnh hưởng tới giá trị kiều
hối tương lai có thể nhận được. Vì vậy để giải quyết vấn đề này, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương hai bước bé nhât (TSLS) và cố gắng tìm các biến cơng cụ có tương quan cao với biến nội sinh, nhưng không liên quan đến biến sai số. Theo Nyamongoa, E. et al. (2012) biến công cụ có thể là giá trị độ trễ của biến
nội sinh. Cịn Chami et al., (2008) ơng cho rằng nên sử dụng chi phí giao dịch làm biến cơng cụ tìm năng. Tuy nhiên, biến chi phí giao dịch thì thường khơng có dữ liệu và khơng quan sát trực tiếp được. Do đó, phải tìm một biến mà có thể quan sát
được và có mối tương quan với kiều hối cũng như bao gồm sự thay đổi của chi phí
giao dịch. Theo Chami tuy cơng cụ này không loại bỏ được tất cả vấn đề nội sinh,
nhưng nó lại cải thiện đáng kể đối với biến trễ của biến nội sinh. Vì vậy biến cơng cụ để giải quyết vấn đề nội sinh trong bài nghiên cứu là tỷ lệ kiều hối trên GDP của các quốc gia còn lại trong mẫu nghiên cứu và độ trễ của biến nội sinh.
Sau khi xác định được biến nội sinh, bài nghiên cứu sẽ tiến hành kiểm tra
tính tương thích và tính phù hợp của biến công cụ. Biến nào thỏa mãn điều kiện
biến công cụ tức là có mối quan hệ với biến nội sinh và khơng có tương quan với sai số của mơ hình.
Sau đó, tác giả sẽ sử dụng hồi quy với phương pháp TSLS. Bước đầu, hồi
quy theo phương pháp OLS và TSLS với hồi quy gộp, hiệu ứng cố định và hiệu ứng ngẫu nhiên cho phương trình (1) v phương trình (2) để so sánh kết quả. Kế đến, bài nghiên dùng kiểm định F-test để khảo sát giá trị của mơ hình giữa mơ hình hiệu ứng cố định và mơ hình dạng gộp. Nếu bác bỏ giả thuyết H0 nghĩa là mơ hình tốt nhất
để kiểm định chỉ có thể là mơ hình hiệu ứng cố định hoặc mơ hình hiệu ứng ngẫu
nhiên. Sau đó để lựa chọn giữa hai mơ hình này thì nghiên cứu sẽ thực hiện bằng cách sử dụng kiểm định Hausman, nếu kết quả là chấp nhận H0 tức mơ hình hiệu ứng ngẫu nhiên sẽ hợp lý nhất. Mơ hình được chọn sẽ tiếp tục sử dụng phương pháp
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Xu hướng kiều hối ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương:
Theo Ngân hàng thế giới (2019) cho thấy có 3.5% dân số thế giới di cư quốc tế tương đương 266 triệu người, trong đó 90% di cư vì mục đích kinh tế. Và đặc
biệt là khu vực Châu Á - Thái Bình Dương chiếm 1/3 số lượng dân di cư trên thế giới. Các số liệu này góp phần làm rõ hơn giá trị mà kiều hối có thể đem lại cho
tăng trưởng kinh tế của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Hình 3. 1 Dịng chảy kiều hối và các nguồn vốn khác ở các nước thu nhập trung bình – thấp.
Nguồn: Đòn bẩy kinh tế từ sự di dân World Bank (9/2019)
Nhìn chung trong giai đoạn gần đây thì nguồn kiều hối bắt đầu mạnh hơn các khoản hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và ổn định hơn so với dòng vốn tư nhân nhưng vẫn là nguồn cung ngoại tệ lớn thứ hai sau FDI. Từ năm 1996, giá trị kiều hối đã vượt qua giá trị viện trợ phát triển chính thức và trở thành nguồn thứ hai
quan trọng của ngoại hối, chỉ đứng sau nguồn FDI. Sự ổn định của kiều hối là một lợi thế so với các nguồn vốn khác. Mặc dù FDI chiếm tỷ trọnglớn nhất trong các nguồn vốn từ nước ngoài nhưng lại chịu sự biến động qua thời gian. Chính nhờ tính chất ổn định của kiều hối đã làm giảm bớt sự biến động đến từ FDI giúp tăng trưởng kinh tế ổn định hơn.
Bảng 3. 1 Ước tính và dự phóng dịng chảy kiều hối đến các nước có thu nhập trung bình – thấp.
Nguồn: Bản tóm tắt về di cư và kiều hối số 31 theo World Bank (2019)
Tỷ lệ tăng trưởng của kiều hối gửi về cho các nước đang phát triển được ước tính tăng từ 7.6% từ năm 2017 lên 10,6 % trong năm 2018. Đây là mức tăng trưởng trở lại kể từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008-2009. Sự suy thoái trong sự tăng trưởng này phần lớn là do sự suy yếu về mặt kinh tế ở các nước gửi
tiền chính. Bên cạnh đó lượng kiều hối gửi về các nước đang phát triển dự kiến sẽ
tăng khoảng 4% mỗi năm trong giai đoạn kế tiếp. Tuy nhiên rủi ro cho dự báo này là tiềm năng giảm lượng kiều hối ra nước ngoài từ các nước thuộc Hội đồng hợp tác vùng vịnh do sự tiếp tục yếu kém trong giá dầu. Ngoài ra, việc tiếp tay cho thị trường chợ đen và việc áp dụng các biện pháp kiểm sốt vốn có thể làm hạn chế
dịng chảy kiều hối chính thức ở một số nước. Triển vọng giá dầu là một nguy cơ
giảm đáng kể cho lượng kiều hối dự báo. Dự báo gần đây nhất cho thấy sự phục hồi trong giá dầu, dẫn đến mức giảm trung bình 8.5% trong năm 2016 (vì giá hiện tại thấp hơn đáng kể so với mức trung bình của năm 2015), và tiếp theo là tăng 7.2% vào năm 2017. Hơn nữa việc dự đốn giá dầu có thể làm giảm lượng kiều hối từ
Nga sang các nước châu Âu và Trung Á. Một sự suy giảm trong giá dầu, hoặc ngay cả niềm tin ngày càng tăng rằng giá sẽ không tăng trong dài hạn, có thể khuyến khích các nhà chức trách điều chỉnh để giảm giá dầu. Kết quả sẽ làm giảm thu nhập
đối với người di cư ở các nước này, và có lẽ là các bước để hạn chế việc thuê hoặc
thậm chí hồi hương của cơng nhân nước ngồi, hay làm giảm đáng kể lượng kiều hối gửi về khu vực Nam Á, Đơng Á và Thái Bình Dương.
Nếu xét theo khu vực địa lý, khu vực Châu Âu và Trung Á đạt được tỷ lệ
tăng trưởng nhanh nhất về kiều hối, ước tính khoảng 20% vào năm 2018, nhờ sự
phục hồi kinh tế ở Nga. Lượng kiều hối ở khu vực Đơng Á và Thái Bình Dương được dự đoán sẽ tăng 6,6%. Khu vực Châu Mỹ Latinh và Caribbean ước tính mức
tăng trưởng là 9,3%, dẫn đầu là các nước Mexico và Trung Mỹ. Kiều hối ở Nam Á sẽ tăng khoảng 13,5% trong khi lượng kiều hối của cả Ấn Độ và Bangladesh tăng
lên gấp đôi. Tốc độ tăng trưởng của kiều hối ở Trung Đơng và Bắc Phi được ước
tính là 9,1%, dẫn đầu là Ai Cập. Kiều hối ở khu vự châu Phi cận Sahara dự kiến sẽ