CÁC GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) triển khai đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 46 - 49)

4.1.2 .Về lĩnh vực thanh toán, chuyển tiền

5.1. CÁC GIẢI PHÁP

Hiện tại Vietcombank Cần Thơ hoạt động chủ yếu dựa trên các sản phẩm truyền thống. Qua phân tích và nghiên cứu tác giả đưa ra một số giải pháp để phát triển dịch vụ ngân hàng tại Vietcombank Cần Thơ như sau:

5.1.1. Duy trì thế mạnh về dịch vụ thanh toán chuyển tiền, và kiều hối.

Hoạt động thanh tốn ln chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu dịch vụ của Vietcombank Cần Thơ. Tuy với thế mạnh về mạng lưới rộng, chất lượng dịch vụ tốt đem đến nguồn thu ổn định nhưng chi phí thanh tốn cịn chiếm tỷ trọng cao nên chưa đáp ứng về lợi nhuận ngoài lãi. Các dịch vụ thanh toán phi tiền mặt nên được chú trọng tăng cường. Như vậy, không những sẽ giải quyết được vấn đề thanh khoản, tiết kiệm chi phí mà cịn nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, góp phần hạn chế giao dịch tiền mặt khơng hợp pháp. Hóa đơn điện tử cũng là một sản phẩm dịch vụ cần sự hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức doanh nghiệp và ngân hàng. Dựa trên cơ sở dữ liệu khách hàng của nhà cung cấp, Ngân hàng sẽ thu hộ các hóa đơn điện tử thơng qua các hình thức thanh tốn tiền mặt và phi tiền mặt tại quầy giao dịch và cả trên dịch vụ internet banking. Cả khách hàng và nhà cung cấp đều nhận được lợi ích thiết thực từ giải pháp này. Đồng thời ngân hàng sẽ nhận được nguồn thu dịch vụ và nguồn vốn khơng kì hạn duy trì trên tài khoản của nhà cung cấp. Ngồi ra, cần duy trì các chương trình marketing và khuyến mãi chi kiểu hối để duy trì thế mạnh trong lĩnh vực này của ngân hàng.

5.1.2. Tăng cường bán chéo sản phẩm thẻ và ngân hàng điện tử.

Các sản phẩm thẻ và ngân hàng điện tử rất thích hợp để bán chéo cùng sản phẩm chính là tín dụng hoặc huy động vốn. Do đó để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các sản phẩm này cần đẩy mạnh công tác bán chéo sản phẩm dịch vụ. Khi bắt đầu tiếp cận khách hàng tiền vay hoặc tiền gửi mới yêu cầu cán bộ nhân viên phải thực hiện bán sản phẩm phụ đi kèm. Mục tiêu đề ra ở mỗi khách hàng giao dịch mới là phải ít nhất sử dụng một gói sản phẩm dịch vụ để tiết kiệm thời gian và nhân lực bán chéo sản phẩm. Có như vậy thì cùng với tốc độ tăng trưởng thu nhập lãi ngân

hàng cũng sẽ cải thiện được hiệu quả kinh doanh ngồi lãi mà khơng phải tốn q nhiều chi phí khai thác.

5.1.3. Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Dân số Việt Nam hiện nay ngày càng tăng và với 2/3 số dân trong độ tuổi lao động và thu nhập bình quân trên đầu người không ngừng được tăng lên, thì đây chính là thị trường đầy tiềm năng mà các ngân hàng hướng tới. Ngân hàng cần có chiến lược cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán lẻ theo hướng tích hợp. Tính tích hợp của dịch vụ bán lẻ thể hiện ở thị trường mục tiêu, danh mục dịch vụ cung cấp và các kênh phân phối phải đẩy mạnh phát triển các kênh phân phối mới, hiện đại, gia tăng tiện ích cho khách hàng. Các kênh phân phối bao gồm:

- Kênh phân phối Internet Banking.

- Kênh phân phối Call-center; Mobi-Banking. - Kênh phân phối ATM, POS, Kios banking. - Kênh phân phối trực tiếp.

Không chỉ giới hạn ở những dịch vụ truyền thống, ngân hàng thực hiện đa dạng dịch vụ để đáp ứng mọi nhu cầu tài chính cho khách hàng. Ngân hàng xây dựng lộ trình để có thể cung ứng các dịch vụ bán lẻ như sau:

Dịch vụ đầu tư: Tiền gửi thanh tốn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi đầu tư, các giao dịch về ngoại tệ, giao dịch kinh doanh trên thị trường tương lai....

Dịch vụ cho vay: Cho vay mua nhà, ơtơ, tiêu dùng, chứng khốn....

Dịch vụ thanh toán: dịch vụ thanh toán trong nước, dịch vụ thanh toán nước ngoài...

Dịch vụ tư vấn: dịch vụ uỷ thác quản lý tài sản, tư vấn tài chính cá nhân, tư vấn chi tiêu...

Dịch vụ ngân quỹ: Thu chi hộ tiền mặt, quản lý tài sản, giấy tờ có giá...

Danh mục dịch vụ ngân hàng bảo hiểm: các sản phẩm bán chéo giữa dịch vụ cho vay và bảo hiểm, dịch vụ tiền gửi và bảo hiểm...

Dịch vụ thẻ: Trong những năm qua, dịch vụ thẻ của ngân hàng có tốc độ phát triển nhanh. Số lượng thẻ phát hành tăng cao chắc chắn hoạt động thẻ sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ hơn trong những năm sắp tới, góp phần tăng tỷ trọng thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong nền kinh tế, phục vụ ngày càng có hiệu quả

và tiện ích hơn cho đời sống xã hội. Do thị trường thẻ tại Việt Nam có tiềm năng to lớn nên hàng loạt tổ chức thẻ hàng đầu như VISA, Master Card, American Express... đang cùng các NHTM tại Việt Nam lao vào cuộc đua phát hành thẻ và chiếm lĩnh thị trường. Nhằm nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần thẻ tương ứng với tiềm năng của mình, ngay từ bây giờ, ngân hàng phải thực hiện các giải pháp:

Thứ nhất: thực hiện đa dạng hố các tiện ích của thẻ. Chức năng của thẻ

thanh tốn tại Việt Nam cịn sơ khai, chủ yếu dùng để rút tiền mặt, chưa phát huy tính tiện ích trong việc thanh tốn các dịch vụ khác. Ngân hàng nhanh chóng nghiên cứu và đưa dịch vụ thẻ thành dịch vụ đa năng bằng cách hợp tác với các công ty cung ứng dịch vụ để thanh toán tiền sử dụng dịch vụ, hợp tác với các điểm bán hàng như siêu thị, nhà hàng... nhằm mở rộng điểm chấp nhận thẻ của mình. Đồng thời kết nối thanh toán tiền sinh hoạt phí qua cơng ty VNPAY trên các kênh SMS, máy ATM...

Thứ hai: do phát triển số lượng thẻ thanh toán quá nhanh trong khi hạ tầng

công nghệ áp dụng tại ngân hàng chưa phát triển kịp nên đã ảnh hưởng đến tốc độ kết nối hoặc lỗi kết nối. Để thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, ngồi việc đa dạng hố các tiện ích của thẻ thanh tốn, ngân hàng cần phải xử lý triệt để tình trạng quá tải hoặc lỗi kết nối tại các máy ATM hoặc POS.

5.1.4. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ khác.

Trong các giải pháp đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cũng cần tính tốn đến các sản phẩm dịch vụ khác như: kinh doanh chứng khoán, tài trợ thương mại, phí hoa hồng mơi giới…. Với các tổ chức doanh nghiệp kinh doanh các lĩnh vực đặc thù bao gồm: bưu điện, hàng không, điện lực, cấp thoát nước, xăng dầu... Ngân hàng cần tiếp cận để cung cấp các giải pháp thanh toán cũng như thu hộ, chi hộ.

Hiện nay, dịch vụ bancassurance kết hợp giữa các công ty bảo hiểm với các ngân hàng phát triển rất mạnh mẽ dựa trên nhu cầu của thị trường. Do đó, Vietcombank Cần Thơ cũng cần xem xét phát triển lĩnh vực này. Như vậy, có thể tận dụng được cơ sở dữ liệu khách hàng của ngân hàng để khai thác bán chéo sản phẩm bảo hiểm, tăng nguồn thu phí dịch vụ cho ngân hàng, đồng thời duy trì nguồn tiền gửi từ cơng ty bảo hiểm. Đây là giải pháp hoàn thiện cho cả ba bên ngân hàng, khách hàng và công ty bảo hiểm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) triển khai đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)