CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước
Đã có nhiều nghiên cứu về ứng dụng BSC trong đánh giá hiệu quả hoạt động cũng như quản lý ở khu vực tư nhân, trong khi rất ít nghiên cứu về việc ứng dụng
BSC trong khu vực công (Yeung & Connel, 2006; Greatbank & Tapp, 2007). Các nghiên cứu nước ngồi liên quan tiêu biểu có thể kể đến là:
Nghiên cứu của Maciej Zastempowski và cộng sự (2015) về thẻ điểm cân bằng trong khu vực công (The balanced scorecard in the public sector organization) trong cuốn Managing public organizations in theory and practice, Publisher: Wydawnictwo Uniwersytetu Warmińsko-Mazurskiego, Editors: Magdalena Raczyńska, Krzysztof Krukowski, Marek Siemiński, pp.53-64. Nghiên cứu chỉ ra rằng BSC là công cụ phù hợp để áp dụng trong q trình quản lý ở khu vực cơng. Các tác giả cũng đưa ra một số ví dụ vận dụng BSC thành cơng ở Mỹ để minh họa. Bằng việc sử dụng công cụ nghiên cứu là các Bảng hỏi khảo sát với
Nghiên cứu của Grace Leah Akinyi và cộng sự trên tạp chí American Journal of Information Systems, 2015, Vol. 3, No. 1, 1-14 về Áp dụng BSC trong đo lường hiệu suất dịch vụ Chính phủ điện tử ở Kenya. Nghiên cứu phân tích các chỉ số và số liệu được sử dụng để đo lường hiệu suất dịch vụ Chính phủ điện tử, từ đó cho thấy việc áp dụng BSC có hiệu quả như thế nào để đưa ra những khuyến nghị giúp chính phủ đầu tư vào Chính phủ điện tử trong thời gian tới.
Nghiên cứu của Ingrida Balaboniene và cộng sự về các khía cạnh của đo lường hiệu suất trong khu vực công (The Aspects of Performance Measurement in Public Sector Organization), tạp chí Procedia - Social and Behavioral Sciences 213 (2015), tr. 314 – 320. Các tác giả phân tích khả năng kết hợp các phương pháp đo lường hiệu suất khác nhau đang sử dụng phổ biến trong khu vực tư để áp dụng vào khu vực công là BCS, EFQM, MBNQA, vì sự kết hợp này sẽ giúp tổ chức trong khu vực công lập tập trung vào nhiệm vụ cốt lõi, tạo ra sự phát triển của các quy trình nội bộ, tăng động lực làm việc của nhân viên, cái tiến dịch vụ công.
Nghiên cứu của Anthoula và cộng sự trên tạp chí European Research Studies Volume XIV, Issue (2), 2011 về Thiết kế BSC cho đánh giá một tổ chức chính quyền địa phương (LAO) hay một tổ chức phi lợi nhuận. Nghiên cứu đã đưa ra các bước mô tả và thiết kế BSC sao cho phù hợp nhất nhằm đánh giá một LAO tại Hy Lạp.
Nghiên cứu của Arnaboldi và cộng sự về sử dụng BSC để quản lý hiệu suất trong các tổ chức khu vực công, các vấn đề và thách thức. Nghiên cứu đã đánh giá những lợi thế cũng như những yếu tố hỗ trợ, càn trở việc triển khai BSC để đánh giá hiệu suất trong hoạt động quản lý tại khu vực công trong bối cảnh tại New Zealand.
Nghiên cứu của Leif Skiftenes và cộng sự tại Agder University College về lý thuyết về các bên liên quan và BSC nhằm cải thiện chiến lược quản lý khu vực công. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc triển khai BSC trong khu vực công sẽ có khả năng thành công cao hơn nếu các tổ chức này có tầm nhìn chiến lược. Do vậy, nghiên cứu chỉ ra việc sử dụng lý thuyết về các bên liên quan có thể bổ sung nhằm hồn thiện BSC.
Nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Thanh Bình, luận văn Thạc sỹ tại University of Tampere (2012) về ứng dụng thẻ điểm cân bằng trong đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Tập đồn dầu khí PetroVietNam. Tác giả đã sử dụng lý thuyết về thẻ điểm cân bằng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, chủ yếu thông qua yếu tố tài chính và quản lý tài chính của tập đồn. Từ đó tác giả có những khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của tập đoàn trong thời gian tới.
Các nghiên cứu trong nước có thể kể đến là:
Nghiên cứu của Trần Thị Hải Vân (2017) về Hệ thống đo lường kết quả hoạt động trong khu vực cơng. Trong đó tác giả có nhắc đến BSC như một cơng cụ phổ biến được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Trong xu hướng tồn cầu hóa, việc áp dụng các hệ thống đo lường kết quả hoạt động là tất yếu mà các cơ quan thuộc khu vực công tại Việt Nam phải bắt đầu thay đổi.
Nghiên cứu của Đặng Thị Hương (2010) về Áp dụng BSC tại các doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam, Tác giả đánh giá việc các doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp dịch vụ tại Việt Nam nói riêng áp dụng BSC trong hoạt động của mình là rất khiêm tốn. Bằng việc sử dụng Bảng hỏi khảo sát, phân tích bằng phần mềm Excel và SPSS 17, tác giả đã chỉ ra những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp dịch vụ trong việc áp dụng BSC nhằm tạo ra những tiền đề cho
phát huy điểm mạnh, tháo gỡ những khó khăn, đẩy mạnh việc áp dụng BSC tại các doanh nghiệp Việt Nam.
Nghiên cứu của Đoàn Thanh Hải (2016) về Ứng dụng phương pháp BSC trong thực thi chiến lược tại Viễn thơng Ninh Bình. Tác giả tập trung nghiên cứu xây dựng BSC nhằm phục vụ triển khai chiến lược của Viễn thơng Ninh Bình, củng cố vị thế trên thị trường của doanh nghiệp đồng thời triển khai chiến lược kinh doanh một cách khoa học, xây dựng công cụ quản trị phù hợp. Bằng việc xác định KPIs, tần số đo lường, xác định tỷ trọng các KPOs, KPIs, chương trình hành động KPAs tác giả đã xây dựng bản đồ chiến lược cho VNPT Ninh Bình. Sau đó, ứng dụng các viễn cảnh tài chính, khách hàng, nội bộ và phát triển, đào tạo của thẻ điểm BSC đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của VNPT Ninh Bình trong Quý 1/2016.
Nghiên cứu của tác giả Trần Quốc Việt (2012) về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận mơ hình BSC trong quản trị chiến lược tại các doanh nghiệp Việt Nam. Trên cơ sở khảo sát 206 doanh nghiệp, tác giả đã rút ra 6 yếu tố tác động đến mức độ chấp nhận BSC trong quản trị chiến lược tại doanh nghiệp của Việt Nam gồm 2 yếu tố tác động tiêu cực, 4 yếu tố tác động tích cực. Từ đó tác giả đề xuất một số gợi ý nhằm ứng dụng hiệu của mơ hình BSC cho các doanh nghiệp.
Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hảng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” đã xuất bản cuốn Thẻ điểm cân bằng – Nội dung cơ bản và hướng dẫn áp dụng, NXB Hồng Đức. Cuốn sách giới thiệu về BSC như một công cụ quản lý chiến lược và hướng dẫn cách thức thiết lập BSC tại các doanh nghiệp trong khn khổ chương trình quốc gia về nâng cao năng suất và chất lượng.
Như vậy có thể thấy chưa có nhiều nghiên cứu về việc xây dựng và áp dụng Thẻ điểm cân bằng trong đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức nói chung, cịn trực tiếp nghiên cứu về xây dựng và áp dụng BSC của yếu dành cho các doanh nghiệp trong đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước tại Việt Nam là hoàn toàn thiếu vắng. Các nghiên cứu trước đó chỉ tập trung nghiên cứu
việc ứng dụng BSC trong đánh giá hiệu suất làm việc của các doanh nghiệp thuộc khu vực tư hay đơn vị sự nghiệp có thu, tự chủ tài chính. Có lẽ do quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu cho rằng BSC chỉ phù hợp khi đánh giá hiệu suất làm việc tại doanh nghiệp hoạt động vì mục đích lợi nhuận, với các tiêu chí rõ ràng thể hiện thông qua doanh thu và các chiến lược quản trị mà khó có thể áp dụng ở các cơ quan hành chính nhà nước thuộc khu vực cơng. Do vậy chưa có đề tài nào nghiên cứu về việc vận dụng BSC trong đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. Đây là hướng nghiên cứu rất mở rộng nhưng cũng đầy thách thức mà tác giả hướng tới để giải quyết trong luận văn, tập trung vào một số vấn đề mới như:
- Phân tích sự phù hợp, tương thích khi vận dụng BSC trong đánh giá hiệu quả hoạt động của một cơ quan hành chính nhà nước tiêu biểu, ở đây là UBND phường 4, quận 3.
- Đưa ra mơ hình nghiên cứu phù hợp với đặc thù của cơ quan hành chính nhà nước.
- Đề xuất các giải pháp cụ thể khi ứng dụng BSC vào đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.
2.4. Khung phân tích và mô hình nghiên cứu đề xuất 2.4.1. Bối cảnh nghiên cứu
Cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 của nước ta đã dần đến đích, ba nhiệm vụ trọng tâm của cải cách hành chính thời điểm này là: xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức hành chính và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công, cải cách thể chế hành chính nhà nước. Các mục tiêu này đều hướng đến mục đích: nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước.
Tuy nhiên, cải cách hành chính đã được thực hiện trong một thời gian dài, nhưng cho tới nay, chưa có thang đo hay một tiêu chuẩn nào giúp đánh giá đúng hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. Vấn đề mấu chốt khi muốn đánh giá hiệu quả hoạt đông của cơ quan công vụ là chúng ta chưa xác định được chính xác thế nào là hiệu quả cũng như chưa thiết lập được hệ thống các tiêu chí để
đánh giá hiệu quả hoạt động của nền công vụ (Nguyễn Anh Tuấn, 2017). Hoạt động hành chính nhà nước địi hỏi phải được xem xét đến từ các góc độ kinh tế, góc độ xã hội với đầy đủ các yếu tố đầu vào, đầu ra, quá trình và kết quả. Nếu như hiệu quả kinh tế có thể xác định thơng qua chi phí cho một đơn vị sản phẩm trong một thời gian nhất định thì hiệu quả về mặt xã hội lại rất khó đo lường hay xác định bằng các phương pháp thơng thường, trong khi đó mục tiêu của quản lý nhà nước nói chung và nền hành chính nói riêng lại rất chú trọng đến các hiệu quả về mặt xã hội. Đây cũng là khó khăn cơ bản khiến cho chúng ta lúng túng trong việc đo lường tính hiệu quả của hoạt động quản lý.
Mặt khác, với cách thức đánh giá hoạt động như hiện nay chúng ta chưa thực sự gắn kết được công chức với công vụ, công vụ với trách nhiệm. Một lẽ tất yếu là nếu như hiệu quả của nền cơng vụ được đánh giá bởi những tiêu chí chung chung thì việc trách nhiệm của các cá nhân đối với công việc cũng được xác định một cách không rõ ràng. Xu hướng ở nhiều quốc gia phát triển hiện nay là xây dựng caccs chỉ số về hiệu suất (KPIs) kết hợp cùng các phương pháp đánh giá theo chuẩn (benchmarking), BSC để đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước (Nguyễn Thị Thu Vân, 2015). Đối với cơ quan hành chính nhà nước, dù hoạt động phi lợi nhuận thì cũng gắn liến với các mục tiêu tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ và học hỏi và phát triển, tuy góc nhìn khơng hồn tồn giống với một doanh nghiệp vì lợi nhuận. Chỉ có đánh giá đúng mới thúc đẩy được tiến trình cải cách cũng như sự thay đổi của bản thân cơng chức trong cơ quan hành chính Nhà nước. Chính vì vậy, u cầu xây dựng bộ cơng cụ tiêu chuẩn nhằm đánh giá hiệu quả làm việc tại khu vực công hiện nay ở nước ta đang được Chính phủ thúc đẩy xây dựng.
2.4.1. Khung phân tích
Dựa trên cơ sở lý thuyết của luận văn, cụ thể là lý thút và mơ hình Thẻ điểm cân bằng của Kaplan & Norton, lý thuyết đánh giá hiệu quả hoạt động khu vực cơng để xây dựng mơ hình nghiên cứu. Vì BSC đã được các công ty sản xuất và
trong việc vận dụng tại các cơ quan nhà nước, tổ chức phi lợi nhuận. Đặc trưng cũng là khó khăn trong việc xây dựng BSC là cơ quan nhà nước không hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, do đó hiệu quả tài chính khơng phải là chỉ số để đo lường chính (Kaplan & Norton, 2001B). Trên cơ sở mơ hình BSC truyền thống của Kaplan & Norton xây dựng, mơ hình vẫn vận dụng 4 tiêu chí của BSC để đánh giá là: Tài chính; Khách hàng; Quy trình nội bộ; Học hỏi và phát triển. Tuy nhiên, để phù hợp với việc đánh giá cơ quan hành chính cơng với những đặc thù riêng, các tiêu chí này cần được sửa đổi, nhất là khía cạnh tài chính.
Trong tiến trình cải cách hành chính ở nước ta hiện nay, các cơ quan nhà nước đang bắt đầu xây dựng chiến lược riêng, với màu sắc riêng và xuất hiện sự cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ công tới người dân. Tức là cơ quan nhà nước khơng cịn ở vị thế nhà cung cấp mà ở vị thế người phục vụ (Bộ nội vụ, 2016). Lúc này, hiệu quả tài chính khơng phải là chỉ số chính để đo lường, mà nâng cao chất lượng dịch vụ công và phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống người dân mới là mục tiêu mà cơ quan nhà nước hướng tới. Chính vì vậy, trong Thẻ điểm cân bằng được xây dựng, viễn cảnh khách hàng được đổi thành các bên liên quan, viễn cảnh tài chính được đổi thành viễn cảnh quản lý tài chính, viễn cảnh quy trình nội bộ được giữ nguyên; viễn cảnh học hỏi và phát triển được đổi thành viễn cảnh đào tạo, vì hướng tới việc phát triển, hồn thiện kỹ năng làm việc của cơng chức chứ không phải đổi mới sản phẩm dịch vụ.
Mơ hình nghiên cứu cũng vận dụng lý thút trong nghiên cứu của Tri Thanh Nguyen (2016) về đánh giá hiệu quả hoạt động khu vực cơng các nước Đơng Nam Á trong đó có Việt Nam cũng được sử dụng để xác định các tiêu chí cụ thể trong từng viễn cảnh. Tri Thanh Nguyen (2016) khẳng định khi được áp dụng mơ hình BSC,tùy vào chiến lược của mình mà mỗi cơ quan hành chính nhà nước sẽ xác định các viễn cảnh khác nhau nhưng khơng nằm ngồi 4 viễn cảnh: khách hàng, quy trình nội bộ, đào tạo và phát triển, tài chính. BSC của cơ quan hành chính nhà nước có thể được phát triển bằng cách xác định các mục tiêu chiến lược liên quan đến mỗi viễn cảnh. Ngược lại, mỗi mục tiêu sẽ có những thước đo thực hiện cụ thể phản
ánh quá trình đạt được những cải thiện trong việc thiết kế, đo lường hoạt động. Bốn viễn cảnh được điều chỉnh để phản ánh những nhân tố hoạt động có liên quan đến đơn vị. Cụ thể, mơ hình BSC trong các cơ quan nhà nước – là tổ chức phi lợi nhuận với mục đích hàng đầu là cung cấp dịch vụ công đáp ứng các nhu cầu xã hội. Xuất phát từ quan điểm này, mặc dù chi phí cũng đóng vai trị quan trọng nhưng cơ quan hành chính khơng đặt ́u tố tài chính lên hàng đầu. Thay vào đó, đơn vị tập trung vào việc thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của những người liên quan đó là người dân và cơ quan quản lý cấp trên trong việc thỏa mãn nhu cầu của người dân về các dịch vụ công, của cơ quan quản lý cấp trên trong sử dụng hợp lý các nguồn lực và thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của địa bàn nơi cơ quan hành chính hoạt động.
Mối quan hệ giữa các yếu tố của BSC được thể hiện thơng qua mơ hình 2.4 sau:
Hình 2.4. Mới quan hệ giữa các yếu tớ của BSC trong Khu vực công
Nguồn: Robert S. Kaplan, Strategic Performance Measurement and Management in Nonprofit Organization (2001), tr.361.
Quy trình thiết kế BSC để có mơ hình nghiên cứu là:
Bước 1: Định nghĩa các mục tiêu chiến lược của UBND phường 4 theo 4 yếu tố của BSC. 4 mục tiêu chiến lược được xác định là:
VIỄN CẢNH CÁC BÊN LIÊN QUAN
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
VIỄN CẢNH ĐÀO TẠO
Cán bộ, cơng chức
VIỄN CẢNH NỢI BỘ
- Hoạt động thực hiện chức năng quản lý nhà nước
- Hoạt động hành chính
VIỄN CẢNH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
a, Khoản thu nội bộ: phí, lệ phí b, Khoản thu ngồi: ngân sách NN