CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THANG ĐO
4.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo
Hệ số Cronbanch’s Anpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo để kiểm định sự liên kết giữa các biến đo lường. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến khơng phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Phân tích độ tin cậy cho hệ số Alpha là 0.871, vượt quá 0.7 là giới hạn dưới của độ tin cậy có thể chấp nhận được, từ đó cho thấy thang đo có độ tin cậy. Cụ thể ở Bảng 4.3 sau:
Bảng 4.3. Hệ số Cronbach’s Anpha về dữ liệu được thu thập
STT Nhóm biến Số biến quan sát Cronbanch’s Anpha
1 Quản lý tài chính 4 .897
2 Các bên liên quan 3 .830
3 Quy trình nội bộ 4 .836
4 Đào tạo 5 .857
5 Đo lường hiệu quả hoạt động của UBND
4 .575
Nguồn: Tác giả phân tích dữ liệu SPSS
Kết quả kiểm tra độ tin cậy thang đo ở Bảng 4.3 cho thấy, hệ số Cronbach Alpha tổng thể đều lớn hơn 0,6, như vậy, hệ thống thang đo được xây dựng gồm 5 thang đo đảm bảo chất lượng tốt với 20 biến quan sát đặc trưng.
4.3. Phân tích nhân tớ
Phân tích nhân tố là phương pháp thống kê được sử dụng để phân tích mối tương quan giữa một số lượng lớn các biến và để giải thích các biến theo ý nghĩa
phổ biến của các kích thước biến cơ bản. Bảng dữ liệu phân tích nhân tố thể hiện trong Bảng 4.4 dưới đây.
Bảng 4.4. Bảng dữ liệu xoay
Nhân tố
Giá trị Aigenvalues Chỉ sớ sau khi trích Chỉ sớ sau khi xoay
Tổng Phương sai trích % Tích lũy phương sai trích Tổng Phương sai trích % Tích lũy phương sai trích Tổng Phương sai trích % Tích lũy phương sai trích 1 4.942 30,889 30,889 4.942 30,889 30,889 199 19,997 19,997 2 2.619 16,371 47,260 2.619 16,371 47,260 3.137 19,606 39,602 3 2.094 13,090 60,350 2.094 13,090 60,350 2.713 16,958 56,560 4 1.672 10,447 70,798 1.672 10,447 70,798 2.278 14.237 70.798 5 .818 5,113 75,910
Nguồn: Tác giả phân tích dữ liệu SPSS
Theo Bảng 4.4, phương sai trích là 70,798%> 50% là đạt yêu cầu. Với phương pháp rút trích Principal components và phép quay Varimax, có 4 nhân tố được rút trích ra từ biến quan sát. Điều này cho thấy, 4 nhân tố rút trích ra thể hiện được khả năng giải thích được 70,798% sự thay đổi của biến phụ thuộc trong tổng thể. Bằng việc thực hiện phương pháp rút trích Principal components và phép quay Varimax, kết quả có 4 nhóm nhân tố với 20 biến quan sát giữ nguyên như lúc ban đầu và có tác động đến hiệu quả hoạt động của UBND phường 4. Cụ thể theo Bảng 4.5. sau:
Bảng 4.5. Ma trận xoay
Nội dung Component
1 2 3 4
Tăng nguồn thu từ dịch vụ công .860
Tăng nguồn thu từ xã hội hóa .897
Sử dụng ngân sách hiệu quả .815 Người dân hài lòng khi sử dụng dịch vụ
của UBND phường 4
.874
Mức độ khiếu nại của người dân với UBND phường 4
.794
Thực hiện đúng thủ tục, đúng quy định .869
Hiệu quả công việc được cải thiện .764
Ứng dụng CNTT trong công việc .841
Cơ sở vật chất được nâng cấp .810
Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của công chức
.809
Cán bộ, cơng chức có kỹ năng, chun mơn nghiệp vụ tốt
.846
Cán bộ, công chức được học tập, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn
.670
Cán bộ, công chức hài lịng với cơng việc và chế độ
.677
Văn hóa cơng sở đậm nét .859
Cán bộ, cơng chức có trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp
.823
Nguồn: Tác giả phân tích dữ liệu SPSS
Phân tích khám phá EFA cho biến phụ thuộc “Hiệu quả hoạt động của UBND phường 4” với 4 biến quan sát, kết quả phân tích cho thấy tất cả các điều kiện về phân tích nhân tố khám phá đều đáp ứng, hệ số KMO = 0,640> 0,5 ; Sig. = 0,000 < 0,05; hệ số tải nhân tố > 0,5 và tổng phương sai trích đạt khá cao là 70%.
Bảng 4.6. Phân tích khám phá KMO Hệ số KMO .640 Mơ hình kiểm tra Bartlett Giá trị Chi-Square 1301.139 Bậc tự do 6
Sig (Giá trị P-value) .000
Nguồn: Tác giả phân tích dữ liệu SPSS
Phân tích hồi quy bội: Phương trình hồi quy tún tính biểu diễn mối quan hệ giữa 4 biến độc lập và biến phu thuộc có dạng như sau:
Y= A0 + a1*X1 + a2*X2 +a3*X3 +a4*X4
Trong đó: Y là hiệu quả hoạt động của UBND phường 4; X1 là đào tạo; X2 là Quản lý tài chính; X3 là quy trình nội bộ và X4 là các bên liên quan.
Bảng 4.7. Phương sai trích
Nhân tố Giá trị Eigenvalues Chỉ sớ sau khi trích
Tổng Phương sai trích Tích lũy phương sai trích Tổng Phương sai trích Tích lũy phương sai trích
Người dân hài lịng khi sử dụng dịch vụ của UBND phường 4
2.800 70,002 70,002 2.800 70,002 70,002
Các bộ phận chức năng phối hợp làm việc hiệu quả
.682 13,634 64,411
Cơng khai tài chính, sử dụng nguồn thu hiệu quả
.659 13,182 77,593
Tin tưởng lựa chọn UBND phường 4 khi sử dụng dịch vụ công
.631 12,629 90,222
Bảng 4.7 cho thấy, giá trị hệ số tương quan là 0,790 > 0,5. Do vậy, đây là mơ hình thích hợp để sử dụng đánh giá mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Ngoài ra, hệ số xác định của mơ hình hồi quy R2 hiệu chỉnh là 0,621. Nghĩa là mơ hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với dữ liệu 62,1%. Điều này cho biết khoảng 62,1% sự biến thiên về việc đánh giá hiệu quả hoạt động của UBND phường 4. Các phần còn lại là do sai sót của các yếu tố khác. Kiểm định Durbin Watson = 1,207 trong khoảng 1< D < 3 nên khơng có hiện tượng tự tương quan của các phần dư.
Bảng 4.8. Kiểm tra độ phù hợp của mơ hình
Mơ hình Hệ sớ R Hệ sớ R2 Hệ sớ R2- hiệu chỉnh Sai số chuẩn của ước lượng
Thống kê thay đổi
Hệ số Durbin- Watson Hệ số R2 sau khi đổi Hệ số F khi đổi Bậc tự do 1 Bậc tự do 2 1 .790a .624 .621 .61516 .624 189.229 4 456 1.207 a: Biến độc lập L, F, T, C b: Biến phụ thuộc Y
Nguồn: Tác giả phân tích dữ liệu SPSS
Từ thông số thống kê trong mơ hình hồi quy (Bảng 4.9), phương trình hồi quy tuyến tính đa biến của các yếu tố ảnh hưởng đến việc đo lường hiệu quả hoạt động của UBND phường 4 sẽ có dạng sau:
Y = - 0,003 + 0,135*X1 + 0,745*X2 + 0,073*X3 + 0,212*X4
Ở phương trình hồi quy, trong 4 nhân tố đều có tác động cùng chiều đến việc đo lường hiệu quả hoạt động của UBND phường 4 thì nhân tố Quản lý tài chính (X2) với Beta = 0,745 có tác động mạnh nhất; nhân tố Các bên liên quan ảnh hưởng mạnh thứ hai với hệ số Beta = 0,212 (X4); nhân tố Đào tạo mạnh thứ ba với hệ số Beta = 0,135 và tác động thấp nhất là nhân tố Quy trình nội bộ với hệ số Beta = 0,073.
Bảng 4.9. Bảng kết quả mơ hình hời quy
Mơ hình Hệ sớ chưa chuẩn hóa
Hệ sớ chuẩn
hóa
T Sig. Thớng kê đa cộng
tuyến
B Sai số
chuẩn
Beta Hệ số
Tolerance Hệ số VIF (Constant) -.003 .029 -.107 .915 1.000 1.000 L .135 .029 .135 4.689 .000 1.000 1.000 F .745 .029 .746 25.963 .000 1.000 1.000 T .073 .029 .073 2.528 .012 1.000 1.000 C .212 .029 .212 7.378 .000 1.000 1.000
Nguồn: Tác giả phân tích dữ liệu SPSS
4.4. Thảo luận kết quả
Thông qua kiểm định của các mơ hình nghiên cứu, có thể khẳng định các nhân tố ảnh hưởng đến đo lường hiệu quả hoạt động của UBND phường 4 theo thứ tự từ cao đến thấp thể hiện trong Bảng 4.10 như sau:
Bảng 4.10. Nhân tố ảnh hưởng đến đo lường hiệu quả hoạt động của UBND phường 4
Biến độc lập Giá trị tụt đới
Quản lý tài chính 0.745
Các bên liên quan 0,212
Đào tạo 0,135
Quy trình nội bộ 0,073
Tổng 1,165
Nguồn: Tác giả phân tích dữ liệu SPSS
Từ kết quả nghiên cứu, 3 chỉ tiêu quản lý tài chính, các bên liên quan và đào tạo là 3 khía cạnh được đánh giá là có tác động mạnh nhất đến hiệu quả hoạt động của UBND phường 4. Theo nhận định của tác giả, trong những chỉ tiêu này có những nội dung đã được nhắc đến nhiều như một tiêu chí đánh giá cơng tác trong
các báo cáo của UBND phường 4, tuy nhiên để coi như một chỉ tiêu quyết định thì chưa được quan tâm và sử dụng đúng mức. Các hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động trong BSC của UBND phường 4 có thể thấy là:
4.4.1. Yếu tố quản lý tài chính
Sau kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu, cả 4 chỉ tiêu được sử dụng để thực hiện phân tích nhân tố EFA. Kết quả cho thấy yếu tố sử dụng ngân sách hiệu quả được đánh giá thấp nhất. Việc tăng thêm nguồn thu vào quỹ ngân sách trong thời gian qua nhất là nguồn thu từ xã hội hóa được đánh giá cao nhất.
Cũng theo kết quả phỏng vấn, nguồn thu từ ngân sách nhà nước trước đây của UBND phường 4 tập trung vào một số nội dung như hoạt động chứng thực các giao dịch dân sự, chứng thực bản sao từ bản gốc. Đây cũng là những mảng hoạt động nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người dân do các thủ tục này được thực hiện ngay trong ngày, người dân không phải chờ đợi lâu. Chính nhờ tốc độ giải qút thủ tục hành chính cao, nên có nhiều người dân, cơ quan đơn vị ở các địa bàn khác cũng tìm đến sử dụng dịch vụ của UBND phường 4 thời gian qua, nên nguồn thu vào ngân sách tăng khá nhiều. Ngoài ra, các nguồn thu khác xuất phát từ việc tích cực của cơng chức như tun truyền với các hộ kinh doanh nhỏ lẻ việc đăng ký kinh doanh và kê khai thuê mơn bài; việc xử phạt các vi phạm hành chính liên quan đến lấn chiếm lòng, lề đường để kinh doanh … Các khoản thu từ xã hội hóa như việc huy động người dân đóng góp để xây dựng các cơng trình xã hội hóa, hiện đại hóa trường học, trạm y tế, hệ thống đường điện, dịch vụ địa chính rất hiệu quả do làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách tới người dân.
Những khoản thu tài chính của UBND phường 4 cũng thể hiện đặc thù của cơ quan nhà nước so với doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp cần đầu tư để có lợi nhuận kinh tế, thì với cơ quan nhà nước, bằng việc linh hoạt trong việc thực hiện các dịch vụ công, tăng uy tín của cơ quan với người dân và tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý kinh doanh, xã hội hóa phù hợp với lịng dân thì nguồn thu về ngân sách sẽ tăng đáng kể. Việc đưa các chỉ tiêu này vào BSC sẽ đánh giá được mục tiêu hoạt động, định hướng mang tính chiến lược của cơ quan trong
những thời gian tới. Khía cạnh Quản lý tài chính được thể hiện trong Bảng Phụ lục đính kèm.
Các khoản thu tài chính của UBND phường 4 dựa vào ngân sách và một phần ngoài ngân sách. Điều này thể hiện sự phụ thuộc nhưng cũng có sự tự chủ nhất định của UBND trong quản lý các khoản thu chi, chi phí, tối đa hóa khả năng sử dụng các nguồn quỹ có được cho hoạt động. ́u tố tài chính cũng được xem xét là một trong những yếu tố quan trọng có khả năng đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động. Nếu thiếu thơng tin về tài chính, tổ chức khơng thể thực hiện được nhiệm vụ cũng như đáp ứng được sự mong đợi của các bên liên quan (cơ quan quản lý cấp trên, người dân).
Qua nghiên cứu báo cáo công tác hàng năm và phỏng vấn chuyên gia cho thấy, tại UBND phường 4 ngân sách sử dụng chưa thực sự hợp lý. Việc sử dụng đầu tư quá nhiều vào cơ sở vật chất khiến cho tình trạng ngân sách năm sau phải bù vào ngân sách năm trước khiến nguồn NSNN cấp trong năm chưa đảm bảo cho các hoạt động của UBND phường một cách kịp thời. Thường một số quỹ từ xã hội hóa sẽ được ưu tiên sử dụng trước, nhưng nguồn này UBND cũng chỉ được trích lại một phần cịn lại nộp về NSNN nên nguồn tài chính khá eo hẹp. Tuy đã tích cực đa dạng hóa nguồn thu nhưng chủ yếu vẫn có lợi nhuận từ cung cấp dịch vụ công như công chứng, chứng thực, địa chính mà hoạt động này đang có sự cạnh tranh từ các tổ chức tư nhân.
4.4.2. Khía cạnh các bên liên quan
Nghiên cứu đã kiểm tra các yếu tố các bên liên quan trong cấu thành của BSC để đánh giá hiệu quả hoạt động của UBND phường 4. Chỉ tiêu này được hệ thống bởi 2 tiêu chí liên quan đến sự hài lịng của người dân với dịch vụ cơng do UBND phường 4 cung cấp và 1 tiêu chí do đánh giá của cơ quan cấp trên về hoạt động đúng quy định, quy trình. Kết quả cho thấy quan điểm của các bên liên quan nhất là người dân có hiệu quả trong việc đo lường hiệu quả hoạt động của UBND phường 4. Trong đó người dân có sự hài lịng cao trong việc đáp ứng nhu cầu dịch vụ của UBND phường 4, như tính chuyên nghiệp, lịch sự, nhanh nhẹn của công
chức thụ lý vụ việc. Họ cũng được tham gia khảo sát và đánh giá chất lượng hoạt động.
Báo cáo hàng năm cũng cho thấy, UBND phường đã đặt mục tiêu nâng cao chất lượng phục vụ người dân và sự hài lịng của người dân làm tiêu chí hướng tới. Trong đó, người dân hài lịng khi sử dụng dịch vụ và giải quyết công việc tại UBND phường 4. Công chức thực hiện đúng thủ tục, quy trình và nhanh chóng. Việc sử dụng chỉ tiêu sự hài lòng của người dân và cơ quan cấp trên làm thước đo hiệu quả làm việc của UBND là phù hợp. Nhất là với quan điểm của người dân sử dụng dịch vụ sẽ là chìa khóa cho việc đo lường hiệu quả hoạt động. Đánh giá việc đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan như sau:
- Với người dân và doanh nghiệp: đã tối đa hóa, tạo sự thuận lợi trong quy trình giải quyết thủ tục hành chính, đáp ứng được nhu cầu của người dân và DN. Chất lượng dịch vụ được đánh giá tốt. Tuy nhiên, người dân và DN vẫn mong muốn cải thiện hơn nữa như làm ngoài giờ, kéo dài thêm thời gian giải quyết thủ tục hành chính mỗi ngày 30 phút do họ cịn bận cơng việc khơng thể đi làm thủ tục vào giờ hành chính; nhận và trả kết quả qua bưu điện hoặc dịch vụ điện tử. Chi phí khơng phải vấn đề họ quá quan tâm nếu được tạo điều kiện thuận lợi.
- Với UBND quận 3: là cơ quan quản lý trực tiếp toàn diện hoạt động của UBND phường 4, về cơ bản lãnh đạo UBND quận 3 đánh giá UBND phường 4 đã đạt được những chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra trong kế hoạch công tác năm. Yêu cầu của UBND quận là báo cáo kịp thời những vấn đề phát sinh và giải quyết ngay khi nhận được văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên.
4.4.3. Khía cạnh Quy trình nội bộ
Với chỉ tiêu Quy trình nội bộ, luận văn xây dựng 4 tiêu chí để khảo sát, trong đó các biến đều được đề xuất từ kết quả phỏng vấn sâu là hiệu quả công việc được cải thiện; ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc; nâng cấp cơ sở vật chất và chức năng, nhiệm vụ của công chức được xác định rõ ràng. Các chỉ tiêu này đều được các nhà quản lý đánh giá là phù hợp và có ý nghĩa. Điều này cho thấy sự hiện
diện của quy trình làm việc cũng như các yếu tố vật chất phục vụ công việc được thiết kế tốt và có ý nghĩa trong đánh giá hiệu quả hoạt động của UBND phường 4.