Dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế bằng chứng tại các quốc gia châu á có mức thu nhập trung bình (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Dữ liệu nghiên cứu

Không giống như những nghiên cứu khác thường gộp chung các quốc gia có phân hạng thu nhập khác nhau hoặc phân tích một mẫu nhỏ của từng quốc gia, nghiên cứu này tổng hợp dữ liệu một nhóm gồm 11 quốc gia thu nhập trung bình (gồm 3 quốc gia có thu nhập trên trung bình và 8 quốc gia có thu nhập dưới trung

bình), được phân loại bởi Ngân hàng Thế giới (World Bank)3.

Việc lựa chọn các quốc gia và thời gian nghiên cứu (theo năm trong giai đoạn 1995–2017) được giới hạn bởi tính khả dụng của dữ liệu. Các quốc gia được lựa chọn trong nghiên cứu này gồm Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Mông Cổ, Pakistan, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Tất cả dữ liệu đều được thu thập và tính tốn từ nguồn Ngân hàng Thế giới.

Bảng 3.1 trình bày thống kê mơ tả cho các biến số được sử dụng trong nghiên cứu này.

Bảng 3.1 Thống kê mô tả.

Quốc gia LGDP PRVT OPE GFC LF CPI

Bangladesh 10,971 32,148 25,522 35,497 86,083 56,959

Campuchia 9,919 26,076 17,755 114,904 81,489 82,007H

3 Các nền kinh tế được chia thành các nhóm thu nhập dựa vào tổng thu nhập quốc dân (GNI) bình quân đầu người năm 2018, được tính bằng phương pháp Atlas của Ngân hàng Thế giới. Các nhóm gồm: thu nhập thấp, $1,025 trở xuống; thu nhập dưới trung bình, $1,026–3,995; thu nhập trên trung bình, $3,996–12,375; và thu

Trung Quốc 12,600H 119,288 39,493H 45,494 93,930H 73,598 Ấn Độ 12,108 39,587 29,517 38,512 85,378 55,805 Indonesia 11,802 33,291 27,018 55,499 77,927L 66,260 Malaysia 11,331 122,039 26,260 177,926H 92,423 61,920 Mông Cổ 9,779L 30,463 29,485 109,666 80,615 59,642 Pakistan 11,182 22,399L 15,298L 32,305L 79,089 51,278L Philippines 11,227 36,886 21,267 83,907 84,297 62,186 Thái Lan 11,461 123,149H 26,170 120,577 90,357 72,499 Việt Nam 10,951 69,681 28,364 136,599 83,886 76,624 Trung bình 11,211 59,549 26,013 86,444 85,043 65,343 Độ lệch chuẩn 0,818 44,134 7,677 49,978 33,592 9,395

Ghi chú: Bảng này trình bày trung bình 23 năm của tất cả các biến được sử dụng trong nghiên cứu. LGDP là logarite của GDP thực (cố định 2010US$), OPE là độ mở thương mại được định nghĩa là tỷ lệ phần trăm nhập khẩu cộng với xuất khẩu so với GDP, PRVT là tín dụng cho khu vực tư nhân theo phần trăm GDP, GFC là hình thành tổng vốn cố định theo phần trăm GDP, LF là lực lượng lao động được định nghĩa là tỷ lệ phần trăm dân số tham gia hoạt động kinh tế (từ 15 tuổi trở lên) trong tổng dân số, và CPI là chỉ số giá tiêu dùng được sử dụng để đề cập lạm phát. L và H ký hiệu giá trị nhỏ nhất và cao nhất.

Theo quan sát, trong khi GDP thực trung bình của Mơng Cổ chỉ khoảng 9,779 thì GDP thực trung bình của Trung Quốc là 12,600. Điều đó cho thấy Trung Quốc có nền kinh tế lớn nhất trong số các quốc gia trong mẫu quan sát. Mặt khác, trong trường hợp phát triển của khu vực ngân hàng liên quan dịng vốn tín dụng cho khu vực tư nhân, Thái Lan đứng ở vị trí dẫn đầu. Dữ liệu cho thấy dịng tín dụng trung bình vào khu vực tư nhân đạt khoảng 123,149% GDP cho Thái Lan, tiếp theo là Malaysia với khoảng 122,039% GDP. Cũng cần lưu ý rằng, trong số 11 quốc gia châu Á có thu nhập trung bình được chọn, số quốc gia có tín dụng trung bình cho khu vực tư nhân thấp hơn mức trung bình mẫu là 7 (trên 50% tổng số mẫu). Các

quốc gia dưới mức trung bình là Ấn Độ (39,587%), Philippines (36,886%), Indonesia (33,291%), Bangladesh (32,148%), Mông Cổ (30,463%), Campuchia (26,076%), và Pakistan (22,399%). Đồng nghĩa với việc Pakistan có tín dụng trung bình cho khu vực tư nhân theo GDP thấp nhất trong mẫu quan sát với 22,399%. Số liệu chỉ ra sự cấp bách trong việc xây dựng các chính sách giúp tăng cường dịng tín dụng cho khu vực tư nhân. Trong trường hợp độ mở thương mại, dữ liệu cho thấy Trung Quốc và Pakistan là hai quốc gia lần lượt nắm giữ vị trí cao nhất và thấp nhất

khi lần lượt đạt 39,493%và 15,298% GDP. Cũng lưu ý rằng, Trung Quốc là quốc

gia có GDP thực cao nhất trong mẫu quan sát. Có thể thấy, thương mại quốc tế mang lại khơng ít lợi ích cho nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này. Tương tự, dữ liệu cho thấy tổng vốn cố định hình thành trung bình tính theo phần trăm GDP là thấp nhất đối với Pakistan (32,305%); trong khi đó, tổng vốn cố định hình thành cao nhất đối với Malaysia (177,926%). Lực lượng lao động, được xác định là tỷ lệ phần trăm dân số tham gia hoạt động kinh tế (từ 15 tuổi trở lên) trong tổng dân số, cao nhất đối với Trung Quốc. Trung bình, 93,930% tổng dân số Trung Quốc đang tích cực tham gia lực lượng lao động. Mặt khác, Indonesia có tỷ lệ dân số tham gia hoạt động kinh tế ít nhất (77,927%). Theo quan sát, trung bình, 85,043% tổng dân số đang tích cực tham gia các hoạt động kinh tế ở các quốc gia châu Á thu nhập trung bình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế bằng chứng tại các quốc gia châu á có mức thu nhập trung bình (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)