Phân tích nhân quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế bằng chứng tại các quốc gia châu á có mức thu nhập trung bình (Trang 43 - 46)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4. Phân tích nhân quả

Sau khi ước tính các tham số đồng liên kết dài hạn, tác giả thực hiện bước cuối cùng là phân tích hướng nhân quả giữa các biến. Xét thấy bảng dữ liệu của 11 quốc gia thu nhập trung bình và sự hiện diện của phụ thuộc chéo, nghiên cứu sử dụng kiểm định nhân quả bảng cặp (pairwise panel causality test) của Dumitrescu và Hurlin (2012) cho mục đích phân tích mối quan hệ nhân quả. Kiểm định này cung cấp số liệu thống kê bảng tiêu chuẩn nhất quán cho mẫu nhỏ, ngay cả khi có sự phụ thuộc chéo (xem: Dumitrescu và Hurlin, 2012). Cũng cần lưu ý rằng kiểm định này yêu cầu các biến phải dừng tại bậc gốc. Do đó, kiểm định được áp dụng cho chuỗi sai phân bậc nhất, và do đó, kết quả được coi là quan hệ nhân quả ngắn hạn. Các kết quả kiểm định nhân quả được trình bày tại Bảng 4.6. Kết quả chỉ ra quan hệ nhân quả ngắn hạn một chiều xuất phát từ GDP thực đến tín dụng tư nhân và độ mở thương mại tại các quốc gia thu nhập trung bình. Điều đó cho thấy, tăng trưởng thực tại các quốc gia này ln địi hỏi sự phát triển của tín dụng tư nhân và độ mở thương mại. Nghiên cứu cũng tìm thấy mối quan hệ nhân quả ngắn hạn hai chiều giữa GDP thực và lạm phát. Tuy nhiên, tác giả khơng tìm thấy bất kỳ mối quan hệ nhân quả ngắn hạn nào giữa hình thành tổng vốn cố định, lực lượng lao động đến tăng trưởng thực.

Bảng 4.6

Kết quả kiểm định nhân quả.

Gỉa thuyết không Thống kê

Zbar Xác suất

PRVT không tác động nhân quả đồng nhất lên LGDP –1,0031 0,3158

LGDP không tác động nhân quả đồng nhất lên PRVT 3,7516*** 0,0002

OPE không tác động nhân quả đồng nhất lên LGDP –0,2509 0,8019

LGDP không tác động nhân quả đồng nhất lên OPE 1,6572* 0,0975

GFC không tác động nhân quả đồng nhất lên LGDP –0,4664 0,6409

LF không tác động nhân quả đồng nhất lên LGDP –0,6067 0,5440

LGDP không tác động nhân quả đồng nhất lên LF –0,3192 0,7495

CPI không tác động nhân quả đồng nhất lên LGDP 2,7904*** 0,0053

LGDP không tác động nhân quả đồng nhất lên CPI 1,8680* 0,0618

Ghi chú: LGDP là logarite của GDP thực (cố định 2010US$), OPE là độ mở thương mại được định nghĩa là tỷ lệ phần trăm nhập khẩu cộng với xuất khẩu so với GDP, PRVT là tín dụng cho khu vực tư nhân theo phần trăm GDP, GFC là hình thành tổng vốn cố định theo phần trăm GDP, LF là lực lượng lao động được định nghĩa là tỷ lệ phần trăm dân số tham gia hoạt động kinh tế (từ 15 tuổi trở lên) trong tổng dân số, và

CPI là chỉ số giá tiêu dùng được sử dụng để đề cập lạm phát. *, **, *** lần lượt là mức ý

nghĩa thống kê 10%, 5% và 1%. Nguồn: Tính tốn của tác giả.

Tóm lại, các kết quả nghiên cứu chính của tác giả chỉ ra rằng tồn tại mối quan hệ cùng chiều có ý nghĩa giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế trong mẫu 11 quốc giá có mức thu nhập trung bình ở khu vực Châu Á. Nếu xét riêng từng quốc gia thì tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa hai biến nghiên cứu tại 4 quốc gia . Cịn đối với biến kiểm sốt hầu hết đều ảnh hưởng đến biến phụ thuộc và tồn tại mối quan hệ nhân quả 1 chiều từ tăng trưởng kinh tế đến phát triển tài chính. Kết quả này có thể trở thành gợi ý chính sách điều tiết thị trường tài chính và định chế tài chính trung gian nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Ý nghĩa chính sách quan trọng nhất của kết quả nghiên cứu này là các nhà hoạch định chính sách nên tập trung vào các chính sách dài hạn để tăng cường hiệu quả khu vực tài chính ở các nước thu nhập trung bình. Tác động tiêu cực của tín dụng tư nhân ở một số quốc gia ASEAN (Malaysia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam) càng làm tăng thêm sự cấp bách đối với các chính sách làm giảm các tài sản không tạo ra thu nhập (non-performing asset) và tăng cường bảo lãnh tín dụng (credit guarantee). Các nhà hoạch định chính sách cũng nên tập trung vào việc xây dựng các chính sách tạo mơi trường thuận lợi cho khu vực tư nhân phát triển. Dữ

liệu cho thấy dịng tín dụng vào khu vực tư nhân rất cao ở khu vực ASEAN, nhưng hiệu quả mang lại chưa đạt được như kỳ vọng. Ý nghĩa chính sách quan trọng kế tiếp từ các kết quả nghiên cứu thu được là các nhà hoạch định chính sách nên chú trọng hơn vào các hoạt động liên quan đến tăng trưởng hoặc chính sách tài khóa trong ngắn hạn vì giả thuyết theo sau nhu cầu đã được xác nhận. Tuy nhiên, cần tập trung hơn vào khu vực tài chính hoặc chính sách tiền tệ trong dài hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế bằng chứng tại các quốc gia châu á có mức thu nhập trung bình (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)