Kết quả hồi quy FMOLS và DOLS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế bằng chứng tại các quốc gia châu á có mức thu nhập trung bình (Trang 38 - 43)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Kết quả hồi quy FMOLS và DOLS

Sau khi thiết lập nghiệm đơn vị và đồng liên kết, bước tiếp theo là ước tính các tham số đồng liên kết dài hạn. Các kết quả ước tính của FMOLS và DOLS được trình bày trong Bảng 4.4. Kết quả cho thấy cả FMOLS và DOLS đều tạo ra kết quả tương tự cho từng biến về dấu, ý nghĩa và độ lớn. Kết quả cho thấy sự phát triển tài chính có tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê đến tăng trưởng kinh tế. Tín dụng cho khu vực tư nhân theo phần trăm GDP tăng 1% gây ra sự gia tăng 0,0012% đến 0,0015% của tổng sản phẩm quốc nội thực (tăng trưởng kinh tế thực) trong dài hạn. Phát hiện này tương tự như phát hiện của Khan và Senhadji (2000), King và Levine (1993a), King và Levine (1993b), Beck và cộng sự (2000), Levine và cộng sự (2000), Barsoulos và Tsionas (2004) và Bist (2018). Kết quả cũng cho thấy độ mở thương mại tác động tiêu cực lên tăng trưởng GDP thực. Tuy nhiên, độ mở thương mại dường như khơng có ý nghĩa thống kê đối với tăng trưởng ở các quốc gia châu Á có thu nhập trung bình.

Bảng 4.4

Kết quả hồi quy FMOLS và DOLS (biến phụ thuộc: LGDP).

Biến số FMOLS DOLS

Hệ số Thống kê t Hệ số Thống kê t

PRVT 0,0015*** 3,2200 0,0012** 2,3500

OPE –0,0003 –0,7582 –0,0001 –0,3668

LF –0,0211*** –4,7518 –0,0211*** –4,4981

CPI 0,0037*** 15,3522 0,0039*** 15,4926

R2 0,9931 0,9927

Ghi chú: Bảng này trình bày ước lượng dài hạn của FMOLS và DOLS. LGDP là logarite của GDP thực (cố định 2010US$), OPE là độ mở thương mại được định nghĩa là tỷ lệ phần trăm nhập khẩu cộng với xuất khẩu so với GDP, PRVT là tín dụng cho khu vực tư nhân theo phần trăm GDP, GFC là hình thành tổng vốn cố định theo phần trăm GDP, LF là lực lượng lao động được định nghĩa là tỷ lệ phần trăm dân số tham gia hoạt động kinh tế (từ 15 tuổi trở lên) trong tổng dân số, và

CPI là chỉ số giá tiêu dùng được sử dụng để đề cập lạm phát. **, *** là mức ý nghĩa

thống kê 5% và 1%.

Nguồn: Tính tốn của tác giả.

Bên cạnh đó, tác giả quan sát được tác động tích cực từ sự hình thành tổng vốn cố định lên tăng trưởng của các quốc gia trong mẫu quan sát. Theo đó, 1% gia tăng trong biến GFC gây ra sự gia tăng xấp xỉ 0,0042% của GDP thực. Tuy vậy, các kết quả thực nghiệm từ 2 kỹ thuật FMOLS và DOLS đều đồng thời xác nhận mối quan hệ nghịch chiều giữa lực lượng lao động và tăng trưởng kinh tế. Theo đó, 1% gia tăng lực lượng lao động lại kéo tăng trưởng kinh tế giảm 0,0211%; cả 2 hệ số dài hạn thu được đều có ý nghĩa tại mức 1%.

Bảng 4.5

Các kết quả hệ số dài hạn từ kỹ thuật FMOLS cho từng quốc gia (biến phụ thuộc: LGDP).

Quốc gia PRVT OPE GFC LF CPI C adj-R2

Bangladesh 0,0065*** 0,0001 0,0157*** 0,0001 0,0014*** 10,2237*** 0,9946 Campuchia 0,0015* 0,0026*** 0,0045 0,0127** 0,0047*** 8,0627*** 0,9881 Trung Quốc 0,0007* –0,0007 –0,0003 –0,0607*** 0,0045*** 16,6001*** 0,9976 Ấn Độ 0,0078*** –0,0023 0,0049** 0,0166*** 0,0040*** 10,4734*** 0,9936 Indonesia 0,0012*** –0,0011*** 0,0028** –0,0012 0,0029*** 11,5997*** 0,9932 Malaysia –0,0011*** 0,0001 0,0015 0,0023 0,0087*** 10,4678*** 0,9900 Mông Cổ 0,0030*** 0,0002 0,0014*** –0,0166** 0,0028*** 10,3841*** 0,9970 Pakistan 0,0104*** –0,0006 0,0037 0,0227 0,0030*** 9,5086*** 0,9476 Philippines –0,0003 0,0000 0,0091** –0,0108** 0,0057*** 11,2304*** 0,9924 Thái Lan –0,0009*** –0,0005 0,0056*** –0,0103*** 0,0070*** 11,6039*** 0,9827 Việt Nam –0,0009 0,0026*** 0,0113*** –0,0233 0,0037*** 11,8130*** 0,9864

Ghi chú: Bảng này trình bày ước lượng dài hạn cho từng quốc gia dựa vào kỹ thuật FMOLS. LGDP là logarite của GDP thực (cố định 2010US$), OPE là độ mở thương mại được định nghĩa là tỷ lệ phần trăm nhập khẩu cộng

với xuất khẩu so với GDP, PRVT là tín dụng cho khu vực tư nhân theo phần trăm GDP, GFC là hình thành tổng vốn cố định theo phần trăm GDP, LF là lực lượng lao động được định nghĩa là tỷ lệ phần trăm dân số tham gia hoạt động kinh tế (từ 15 tuổi trở lên) trong tổng dân số, và CPI là chỉ số giá tiêu dùng được sử dụng để đề cập

lạm phát. *, **, *** lần lượt là mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1%.

Một khi các hệ số bảng dài hạn được ước tính, nghiên cứu này, hồi quy thêm các ước tính dài hạn của quan hệ đồng liên kết cho từng quốc gia. Điều này rất quan trọng để hiểu tác động năng động của phát triển tài chính lên tăng trưởng giữa các quốc gia mẫu. Các hệ số dài hạn được ước tính bằng kỹ thuật FMOLS và kết quả được trình bày trong Bảng 4.5. Các kết quả chỉ ra, các ướng tính dài hạn của tín dụng tư nhân (PRVT) đa phần mang dấu dương. Các ước tính dài hạn của biến PRVT khám phá ra trong tổng số 11 quốc gia được chọn, tín dụng tư nhân ở 7 quốc gia (Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Mơng Cổ và Pakistan) có tác động cùng chiều và đáng kể lên tăng trưởng kinh tế. Những phát hiện trên cho thấy dịng tín dụng vào khu vực tư nhân ở 7 quốc gia này có liên quan đến tổng sản phẩm quốc nội thực cao hơn. Trong khi đó, với 2 quốc gia Philippines và Việt Nam, khơng có tác động đáng kể nào của tín dụng tư nhân lên tăng trưởng kinh tế. Khác với 2 quốc gia này, mặc dù dấu hệ số dài hạn của biến PRVT cùng mang dấu âm, nhưng vì có ý nghĩa thống kê tại mức 1%, nên tác giả tìm thấy bằng chứng về tác động ngược chiều giữa tín dụng tư nhân và tăng trưởng kinh tế thực ở Malaysia và Thái Lan. Phát hiện này tương tự với kết quả của Narayan và Narayan (2013), Ayadi và cộng sự (2015), Ductor và Grechyna (2015), Grassa và Gazdar (2014) và Mhadhbi (2014). Thú vị là, 4 quốc gia có hệ số PRVT âm đều nằm trong khu vực ASEAN. Kết quả cũng cho thấy sự hình thành tổng vốn cố định có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế ở phần lớn các quốc gia (Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Mông Cổ, Philippines, Thái Lan và Việt Nam). Điều đó chỉ ra rằng đầu tư công và tư nhân trong khu vực sản xuất là điều cần thiết cho sự tăng trưởng kinh tế. Trái ngược với kết quả từ hồi quy bảng (trình bày tại Bảng 4.4), tác giả vẫn tìm thấy rải rác một số quốc gia hưởng lợi từ độ mở thương mại gồm Campuchia và Việt Nam. Các hệ số dài hạn đều mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê. Trong khi đó, lực lượng lao động chỉ có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế thực tại Campuchia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế bằng chứng tại các quốc gia châu á có mức thu nhập trung bình (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)