Kiểm định nghiệm đơn vị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế bằng chứng tại các quốc gia châu á có mức thu nhập trung bình (Trang 33 - 37)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Kiểm định nghiệm đơn vị

Vì nghiên cứu tìm cách phân tích mối quan hệ đồng liên kết dài hạn giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế, điều quan trọng là phải xác minh rằng tất cả các biến được tích hợp ít nhất theo bậc nhất ở dữ liệu gốc. Đó là bởi hầu hết các kỹ thuật đồng liên kết trong dữ liệu bảng yêu cầu các biến được tích hợp ít nhất là bậc nhất, tức là I(1). Do đó, cần phải áp dụng kiểm định nghiệm đơn vị bảng cho các biến trước khi tiến hành các phân tích đằng sau. Các tài liệu cho thấy các kiểm định Levin-Lin-Chu (2002) và kiểm định Im-Pesaran-Shin (2003) là các kiểm định nghiệm đơn vị được sử dụng phổ biến trong tập hợp các bảng không đồng nhất. Tuy nhiên, các kiểm định này lại không giải quyết được vấn đề phụ thuộc chéo, mặc cho chúng cho phép quy trình nghiệm đơn vị riêng lẻ trong bảng dữ liệu (Pesaran, 2007). Vì vậy, điều quan trọng là phải kiểm tra sự phụ thuộc chéo trước khi thực hiện các kiểm định nghiệm đơn vị thế hệ đầu tiên như Levin-Lin-Chu (2002) và Im- Pesaran-Shin (2003). Thực tế, tồn tại một lượng lớn các kiểm định để phát hiện sự phụ thuộc chéo. Tác giả áp dụng một số cách được sử dụng thường xuyên nhất: Breusch-Pagan LM (1980), Pesaran tỷ lệ LM (2004), Pesaran (2004), và Baltagi, Feng, and Kao hiệu chỉnh thiên lệch tỷ lệ LM (2012). Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị thế hệ thứ hai, kiểm định IPS tăng cường chéo (CIPS), đề xuất bởi Pesaran (2007) để giải quyết vấn đề phụ thuộc chéo.

Các kết quả kiểm định phụ thuộc chéo và kiểm định nghiệm đơn vị được lần lượt trình bày tại Bảng 4.1 và Bảng 4.2. Kết quả chỉ ra, dựa theo kiểm định Pesaran CD, 4 trên tổng số 6 biến số sử dụng trong nghiên cứu này bác bỏ giả thuyết không của khơng có phụ thuộc chéo tại mức ý nghĩa 1% ngoại trừ biến GFC và LF. Mặc dù,

các kiểm định Breusch-Pagan LM, Pesaran tỷ lệ LM và Baltagi, Feng, and Kao hiệu chỉnh thiên lệch tỷ lệ LM đều bác bỏ giả thuyết không tại mức 1%, nhưng kiểm định Pesaran CD lại cho thấy 2 biến GFC và LF khơng có bất kỳ sự phụ thuộc chéo nào.

Với sự hiện diện của phụ thuộc chéo trong các biến số, bên cạnh các kiểm định nghiệm đơn vị thế hệ thứ nhất (LLC và IPS), tác giả cũng sử dụng thêm kiểm định nghiệm đơn vị thế hệ thứ hai, là kiểm định IPS tăng cường chéo (CIPS). Kết quả Bảng 4.2 cho thấy hầu hết các biến số đều chấp nhận giả thuyết khơng của tính khơng dừng đồng nhất (homogeneous non-stationary) tại bậc gốc, ngoại trừ biến OPE dường như dừng tại bậc gốc, khi kiểm định LLC bác bỏ giả thuyết không tại mức ý nghĩa 10%. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, biến LLC có tính chất phụ thuộc chéo, như đã chỉ ra trong Bảng 4.1; trong khi đó, các kiểm định IPS và CIPS đều không bác bỏ giả thuyết không tại mức ý nghĩa 10%. Bên cạnh đó, sau khi lấy sai phân bậc nhất, toàn bộ các biến đều dừng. Do đó, tác giả đủ cơ sở khẳng định, tồn bộ biến nghiên cứu trong bài là I(1).

Bảng 4.1

Kiểm định phụ thuộc chéo.

Kiểm định LGDP PRVT OPE GFC LF CPI

Breusch-Pagan LM 1238,646*** 460,476*** 383,903*** 258,549*** 278,027*** 1212,932***

Pesaran scaled LM 112,856*** 38,660*** 31,359*** 19,407*** 21,264*** 110,404***

Bias-corrected scaled LM 112,606*** 38,410*** 31,109*** 19,157*** 21,014*** 110,154***

Pesaran CD 35,193*** 5,921*** 4,941*** 0,943 –1,208 34,823***

Ghi chú: *** là mức ý nghĩa thống kê 1%. LGDP là logarite của GDP thực (cố định 2010US$), OPE là độ mở thương mại

được định nghĩa là tỷ lệ phần trăm nhập khẩu cộng với xuất khẩu so với GDP, PRVT là tín dụng cho khu vực tư nhân theo phần trăm GDP, GFC là hình thành tổng vốn cố định theo phần trăm GDP, LF là lực lượng lao động được định nghĩa là tỷ lệ phần trăm dân số tham gia hoạt động kinh tế (từ 15 tuổi trở lên) trong tổng dân số, và CPI là chỉ số giá tiêu dùng được sử dụng để đề cập lạm phát.

Nguồn: Tính tốn của tác giả.

Bảng 4.2

Kiểm định nghiệm đơn vị.

Bậc gốc Sai phân bậc nhất

LLC IPS CIPS LLC IPS CIPS

LGDP 1,893 1,478 –1,707 –5,204*** –5,884*** –2,897***

OPE –1,468* –0,387 –1,433 –4,980*** –7,278*** –4,279***

GFC –1,121 –1,257 –1,591 –7,668*** –5,998*** –3,796***

LF –1,013 0,853 –1,076 –4,182*** –3,947*** –2,945***

CPI 2,552 1,495 –2,061 –3,281*** –3,465*** –3,062***

Ghi chú: LLC là kiểm định Levin-Lin-Chu; IPS là kiểm định Im-Pesaran-Shin; và CIPS là kiểm định IPS tăng cường chéo. *,

*** là mức ý nghĩa thống kê 10% và 1%. LGDP là logarite của GDP thực (cố định 2010US$), OPE là độ mở thương mại được

định nghĩa là tỷ lệ phần trăm nhập khẩu cộng với xuất khẩu so với GDP, PRVT là tín dụng cho khu vực tư nhân theo phần trăm GDP, GFC là hình thành tổng vốn cố định theo phần trăm GDP, LF là lực lượng lao động được định nghĩa là tỷ lệ phần trăm dân số tham gia hoạt động kinh tế (từ 15 tuổi trở lên) trong tổng dân số, và CPI là chỉ số giá tiêu dùng được sử dụng để đề cập lạm phát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế bằng chứng tại các quốc gia châu á có mức thu nhập trung bình (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)