Các giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố rủi ro tài chính đến nguy cơ phá sản ngân hàng thương mại việt nam (Trang 71 - 73)

CHƯƠNG 4 : PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5.2. Các giải pháp

5.2.1. Giải pháp đối với thanh khoản ngân hàng

Kết quả phân tích , kiểm định các nhân tố cụ thể và thực trạng hiệu quả kinh doanh ta thấy rằng tỷ lệ sở hữu tài sản có tính thanh khoản cao của ngân hàng rất thấp. Điều đó có nghĩa là ngân hàng phụ thuộc vào nguồn vốn vay mượn trên thị

trường liên ngân hàng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản kinh doanh trong hoạt động . Vì vậy, ngân hàng cần cân đối tỷ trọng tài sản Có và tài sản Nợ cho phù hợp nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản xuống mức thấp nhất.

Thứ nhất, các ngân hàng cần tăng tỷ lệ đầu tư đối với các tài sản có tính

thanh khoản cao. Ngân hàng cần xem xét đầu tư vào khoản mục tiền gửi tại các TCTD khác nhằm tạo nguồn thanh khoản ổn định cho ngân hàng, đồng thời giúp ngân hàng có thể thuận tiện trong giao dịch thanh toán với các ngân hàng khác. Chứng khốn thanh khoản có tính thanh khoản cao hay khả năng chuyển đổi thành tiền mặt nhanh sẽ giúp cho ngân hàng có lượng tiền mặt ổn định đáp ứng nhu cầu cấp thiết khi ngân hàng gặp phải các tình huống xấu bất ngờ.

Thứ hai, các ngân hàng nên cân đối giữa huy động và cho vay. Ngân hàng cần giảm bớt tỷ trọng trong tín dụng thy vào đó là đầu tư vào các tài sản có tính thanh khoản cao hơn. Bên cạnh đó, các ngân hàng cần huy động vốn bằng cách phát hành giấy tờ có giá ra thị trường nhằm đảm bảo nguồn vốn ổn định vì các loại giấy tờ có giá thường khơng biến động nhiều như tiền gửi thông thường. Đồng thời, ngân hàng cần đa dạng hóa khách hàng cho vay, hạn chế các món vay tập trung vào một khách hàng hay một ngành nghề nhất định nhằm hạn chế rủi ro trong danh mục cho vay.

Thứ ba, các khoản vay mượn trên thị trường tiền tệ cần được hạn chế.

Nguồn vốn vay trên thị trường tiền tệ thường được các NHTM sử dụng trong trường hợp họ cần đáp ứng nhu cầu thanh khoản ngay lập tức. Tuy nhiên, các ngân hàng sẽ bị phụ thuộc vào thị trường do sự biến động lãi suất, áp lực trả nợ và lãi khi đến hạn. Mặt khác, khi ngân hàng vay mượn quá nhiều sẽ làm giảm uy tín của ngân hàng, giảm sự tin cậy của khách hàng từ đó khách hàng có thể đến rút tiền hàng loạt hoặc các ngân hàng khác sẽ từ chối tài trợ vay vốn khiến cho ngân hàng không đủ khả năng đáp ứng các nhu cầu thanh khoản.

Thứ tư, kết hợp đánh giá rủi ro thanh khoản với các loại rủi ro thị trường trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh doanh cụ thể cũng như chưa thực hiện quản trị rủi ro theo một phương pháp hợp lý và hiệu quả. Các chuyên viên thuộc bộ phận quản trị rủi ro thnh khoản cần phải nghiên cứu, phân tích, đánh giá giữa rủi ro thanh khoản và các loại rủi ro khác mà ngân hàng có thể gặp phải để phát hiện sớm rủi ro. Đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại do sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các rủi ro tín dụng, rủi to lãi suất, rủi ro tỷ giá gây ra.

5.2.2. Giải pháp quản trị an toàn vốn

Ngân hàng Việt nam đang từng bước phát triển, hội nhập nó cũng góp phần khơng ít cho sự phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó thì cũng cần rất nhiều khó khăn cần khắc phục trong đó vấn đề vốn chủ sở hữu là vơ cùng quan trọng, cơ cấu vốn là nguồn hoạt động chính, là mạch máu cũng mỗi ngân hàng. Chính vì vậy Nhà nước ta nên có những biện pháp trong quản lý vốn chủ sở hữu từ phía Nhà Nước nói chung và NHTM nói riêng.

+ Các ngân hàng cần xây dựng chính sách tạo sự cân đối trong việc chi trả cổ tức cổ đông và lợi nhuận giữ lại bổ sung vào vốn chủ sở hữu nhằm nâng cao quy mô về vốn. Việc tăng vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu sẽ giúp ngân hàng tái đầu tư kiếm thêm nguồn lợi nhuận, gánh nặng tài chính của cổ đơng sẽ giảm hay giúp ngân hàng hạn chế được rủi ro thanh khoản và rủi ro dẫn đến nguy cơ phá sản ngân hàng.

+ Các chủ sở hữu nắm giữ cổ phần tại ngân hàng cần chấp nhận việc pha loãng tỷ lệ nắm giữ cổ phần vì nếu muốn ngân hàng có được các khoản đầu tư lớn từ nhiều ngn thì phải mở rộng cổ đơng. Việc pha lỗng tỷ lệ nắm giữ cổ phần cũng có thể giúp ngân hàng tránh được những rủi ro khơng mong đợi khi nhóm cổ đơng nhỏ sở hữu vốn cổ phần lớn muốn thâu tóm quyền lực ảnh hưởng việc kinh doanh của ngân hàng hay tình hình tình chính của ngân hàng sẽ bất ổn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố rủi ro tài chính đến nguy cơ phá sản ngân hàng thương mại việt nam (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)