Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của từng nhóm NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố rủi ro tài chính đến nguy cơ phá sản ngân hàng thương mại việt nam (Trang 43 - 45)

ĐVT: %

Nguồn: Tổng hợp số liệu BCTC các NHTM Giai đoạn 2009-2017, nhìn chung ROE trung bình ngành và các nhóm ngân hàng đều có xu hướng giảm. Nhóm 1 ROE trung bình biến động tương đối ít nhất so với trung bình ngành và các nhóm cịn lại. ROE trung bình nhóm 1 đều trên 10%, trong đó ngân hàng Agribank có ROE cao nhất năm 2009 lên đến 25,56% . Các ngân hàng nhóm 1 đều là các ngân hàng có nguồn vốn lớn, tài chính vững mạnh khơng chịu tác động nhiều của nền kinh tế thị trường, khách hàng đi vay thường là khách hàng có hồ sơ vay tốt nên đảm bảo lợi nhuận của ngân hàng.

Nhóm 2,3 và 4 ROE trung bình có xu hướng giảm đều qua từng năm đặc biệt là năm 2012 do các ngân hàng này chịu nhiều nhân tố tác động như: khủng hoảng tài chính tồn cầu, thực thi chính sách vĩ mơ mà Chính Phủ đề ra, tình trạng nợ xấu tăng cao, các ngân hàng có nợ xấu càng cao thì càng phải trích lập dự phịng, làm tăng chi phí và lợi nhuận ngân hàng giảm.ROE trung bình nhóm 4 giai đoạn năm

- 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 ROE trung bình nhóm 1 ROE trung bình nhóm 2 ROE trung bình nhóm 3 ROE trung bình nhóm 4 ROE trung bình ngành

2014-2017 lần lượt là 5%; 3,3%; 2,49%; 2,86%, tất cả đều dưới 5% dưới mức quy định của ngân hàng nhà nước.

3.2. Thực trạng rủi ro tài chính đến nguy cơ phá sản của các ngân hàng thương mại Việt Nam

3.2.1. Rủi ro tín dụng

Nợ xấu là một trong những chỉ tiêu để đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng và xử lý nợ xấu cũng là một trong những nhiệm vụ cần thiết và quang trọng nhất của mỗi quốc gia nói chung và NHNN Việt Nam nói riêng vì nó làm ảnh hưởng đến sự luân chuyển vốn trong nền kinh tế.

Nhìn vào viểu đồ 3.7, tỷ lệ nợ xấu trung bình cao nhất hầu hết các nhóm vào năm 2012 là do nước ta chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính, các doanh nghiệp kinh doanh khó khăn dẫn đến tỷ lệ nợ xấu các ngân hàng cao. Tỷ lệ nợ xấu trung bình ngành lên đến 4,08%, nhóm 1: 3,08% , nhóm 2: 2,86%, nhóm 3: 2,77%, nhóm 4: 3,78%.

Nhóm 4 có tỷ lệ nợ xấu cao và biến động nhất do các ngân hàng nhỏ thường chú trọng vào lợi nhuận, thường cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà các doanh nghiệp này thường chịu biến động bởi nền kinh tế vĩ mô nên khả năng thu hồi nợ khó, các ngân hàng cần có biện pháp khắc phục để tránh gặp rủi ro tín dụng để tránh rủi ro phá sản ngân hàng

Từ giai đoạn 2013 – 2017 tỉ lệ nợ xấu có xu hướng giảm dần do nhà nước ta đề ra nhiều biện pháp để khắc phục tình trạng nợ xấu. Thông qua nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về xử lý nợ xấu càng chứng tỏ hoạt động xử lý nợ xấu mạnh mẽ nhất của nước ta. Trong giai đoạn này, năm 2017 tỷ lệ nợ xấu trung bình ngành chỉ cịn 1,99%, nhóm 1: 1,34%, nhóm 2: 2,02%, nhóm 3: 1,46%, nhóm 4: 2,11%, đây là năm có tỷ lệ nợ xấu trung bình thấp nhất. Các ngân hàng tự xử lý hoặc thông qua VAMC để thu hẹp tỷ lệ nợ xấu vì đây là xu hướng bắt buộc và cấp thiết của hệ thống tính dụng Việt Nam trong thời gian tới. Tỷ lệ nợ xấu giảm thì lợi nhuận ngân hàng mới cao, ngân hàng hoạt động tốt, cạnh tranh lành mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố rủi ro tài chính đến nguy cơ phá sản ngân hàng thương mại việt nam (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)